Tag

Ký ức thời thanh xuân rực lửa

Bình luận 30/04/2019 06:36
aa
TTTĐ - 44 năm đã trôi qua, nhưng cứ mỗi dịp cả nước tưng bừng chào mừng ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, những người cựu chiến binh trên khắp mọi miền tổ quốc lại bồi hồi nhớ lại những ký ức của một thời tuổi trẻ nơi chiến trường ác liệt. Các cuộc hành quân gian khổ, giây phút cuối ngày của mỗi trận chiến, tình người trong gian lao… như những thước phim quay chậm được chiếu lại trong tâm tưởng những người lính già.

Ký ức thời thanh xuân rực lửa

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Thao

Bài liên quan

Tuổi trẻ Thủ đô luôn hướng về biển đảo quê hương

Đồng chí Lê Đức Anh - Vị tướng tài ba, nhà lãnh đạo xuất sắc

Hành trình tháng Ba biên giới của tuổi trẻ Hoàng Mai

Xây dựng "thế trận lòng dân" ở khu vực biên giới Hà Giang

Những mái ấm nghĩa tình quân dân nơi biên cương xứ Lạng

Chuyện về người lính quân hàm xanh trên trận tuyến chống ma túy

Đau thương làm nên chiến thắng

Một chiều hè oi ả tháng 4, tôi tìm đến gặp ông Nguyễn Văn Thao (cựu chiến binh quận Đống Đa). Người lính năm xưa nay tóc đã bạc trắng, đi lại không còn nhanh nhẹn nhưng khi được hỏi về những năm tháng chiến đấu thời trai trẻ, ông vẫn kể bằng một tinh thần, khí thế hừng hực của tuổi thanh xuân.

Ông Thao vốn làm công nhân lái máy cày cho Xí nghiệp cơ khí trực thuộc Bộ Nông nghiệp. Năm 1962, khi chuyển về công tác tại đội máy kéo số 2 Thường Tín, ông được giác ngộ Cách mạng và xung phong vào quân ngũ, trở thành lính phòng không không quân ở tuổi đôi mươi. Ông kể, lúc ấy đi là đi, cũng không hình dung được chiến trường sẽ ác liệt như thế nào. Những thanh niên thế hệ của ông đều một lòng hướng chiến trường, không tiếc xương máu vì non sông đất nước.

Nhớ về những ký ức năm xưa, người lính già bật khóc nức nở. Đất nước đã hòa bình, những vết thương trên cơ thể mỗi người lính đã lành nhưng có những đau thương, mất mát trong tâm hồn họ không gì xóa hết. Ông vẫn nhớ như in trận chiến của những năm 1966 - 1967, khi ông là chính trị viên của Đại đội Chỉ huy, Trung đoàn 220, Sư đoàn Phòng không 367. Đơn vị ông nhận nhiệm vụ bảo vệ Đại đội pháo 100 nằm ở phía Nam Hà Nội trước sự tập trung đánh phá ác liệt của quân Pháp. Dù đã được quân dân tiếp viện nhiều, đã bắn rơi được 2 máy bay nhưng cuối cùng, đơn vị ông đã chẳng thể bảo vệ Đại đội pháo 100. Thương vong ấy, mất mát ấy đến nay vẫn là nỗi đau trong lòng người lính già mỗi khi ông nhớ lại.

Nhưng lịch sử là vậy, có những mất mát, hi sinh mới có những chiến công oanh liệt. Nhắc về chiến dịch Hồ Chí Minh, giọng nói của ông bỗng trở nên hào sảng. Trong chiến dịch đó, đơn vị ông được huy động bảo vệ tuyến giao thông Bắc Nam, đảm bảo cho xe quân đội ta tiến vào Nam an toàn trước sự tấn công của quân đội Mỹ. Đơn vị tập trung bảo vệ tại các bến phà, bến cầu, vừa đánh vừa di chuyển.

“Ngày ấy anh em không còn nghĩ gì đến sự sống còn. Đang hành quân mà có lệnh là triển khai chiến đấu luôn. Khi nhận được lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, đơn vị hành quân thần tốc với khí thế cao ngất, chia làm 2 tuyến, một tuyến đánh từ Buôn Mê Thuột xuống và 1 tuyến đánh thẳng vào sân bay Phú Lợi” – ông Thao kể.

Như đang sống lại những năm tháng hào hùng, ông Thảo kể tiếp: “Trận đánh ở Bình Dương, chúng tôi đã có kế hoạch là xe tăng đi trước, pháo cao xạ theo sau, rồi mới đến lực lượng bộ binh. Theo kế hoạch, khi Chỉ huy trưởng chỉ lên cờ của quân địch tại Bình Dương thì pháo bắn lên trước rồi tất cả xung phong. Kế hoạch chưa kịp thực hiện thì đã nhận được tin tỉnh trưởng Bình Dương đã thắt cổ tự tử. Bình Dương giải phóng nhờ lực lượng hùng hậu, kết hợp địch vận tốt”.

Cũng giống cựu chiến binh Nguyễn Văn Thao, vừa tròn 18 tuổi, ông Dương Thành Quân (Trung Liệt, Đống Đa), xung phong tham gia nhập ngũ. Ông đầu quân cho Sư đoàn 320B chuyên huấn luyện quân cho Sư đoàn 320 A trong Nam, đóng quân ở huyện Hoàng Long (Ninh Bình). Từ năm 1971 tới năm 1973, ông Quân tham gia chiến đấu tại Lào.

Ông Quân kể, ký ức của người lính không chỉ có những năm tháng chiến đấu quên mình, kí ức ấy còn có không ít những hi sinh, mất mát, đau thương để từ đó thêm “lửa” trong mỗi trận đánh.

“Có những trận đánh kéo dài một tuần lễ, lúc đánh không nghĩ gì, nhưng khi giải phóng xong một cứ điểm, địch rút đi, anh nuôi gùi cơm lên tiếp viện, cầm nắm cơm đi qua các cửa hầm gọi chỉ có 1-2 người giơ tay nhận, còn lại hi sinh hết. Sau bao năm, tôi vẫn nhớ như in hình ảnh anh nuôi cầm nắm cơm đứng khóc” – ông Quân nhớ lại.

Khí chất người lính

17 tuổi, chàng thanh niên Đinh Minh Giới tình nguyện lên đường nhập ngũ, tình nguyện vào chiến trường Miền Nam chiến đấu. Thời thanh xuân ông Giới có vóc người nhỏ bé, chỉ nặng có 35 cân. Vác lên vai chiếc ba lô nặng đúng bằng số cân của mình mang đầy gạo, hành lý tư trang, ông cùng đồng đội hành quân qua các địa hình rừng núi, sông suối, đi xuyên đêm suốt 2 tháng trời để vào chiến đấu tại chiến trường Quảng Nam.

Kể về những ngày tháng ấy, ông bảo, không một lời văn nào có thể diễn tả được hết những vất vả của lính bộ binh. Sau những đêm đi xuyên rừng đối mặt với vắt, muỗi; những chiều hành quân giữa cơn mưa rừng, bơi qua sống suối… mà lương thực không còn, nhiều đồng đội của ông đã “ngủ” lại nơi rừng thiêng nước độc bởi những cơn sốt rét rừng, bởi đuối sức khi bơi qua sông. “Ngày ấy, một đọt khoai ven đường, một con cua bắt được nơi khe suối cũng là bữa ăn xa xỉ đối với anh em. Một bát gạo có thể nấu thành cháo loãng ấm lòng cho cả tiểu đội” – ông Giới kể.

Giờ đây, nhiều lúc nghĩ lại, người lính già cũng không hiểu nổi động lực nào khi ấy đã tạo nên sức mạnh phi thường đến vậy, có lẽ bởi trong lòng mỗi người lính đều có lòng quyết tâm sẽ đánh thắng giặc Mỹ để đất nước thống nhất, nhà nhà được sum vầy.

Sau khi hành quân vào đến Hiệp Đức, ngay sáng hôm sau, ông và đồng đội đã phải ra trận ngay. Chàng lính bộ binh trẻ khi ấy tiếp tục gùi lên vai 10 quả B40, mang theo 1 quả B40 đã gài trong súng cùng đồng đội tham gia đánh Cao điểm 238 ở Quế Sơn, Quảng Nam. Lần đầu tham gia chiến đấu nhưng trong người lính trẻ tràn ngập một quyết tâm đánh thắng giặc. “Trận chiến ấy, tôi bắn đến quả pháo thứ 2 thì trúng lô cốt địch, đồng thời bị thương luôn. Giữa làn pháo bom dội xuống dồn dập, tôi xé vội quần áo tự băng bó cho mình rồi tiếp tục chiến đấu” – Ông Giới kể.

Ngoài trận đấu “ban đầu” ấy, trận đấu khiến ông nhớ mãi là khi đánh lên Cao điểm không tên, cả Tiểu đội chỉ có 3 người, ông là đội trưởng. Sau nhiều giờ giằng co với quân địch, Tiểu đội của ông mới lên đến Cao điểm, vừa lên tới nơi pháo địch đã bắn đồng đội ông rơi một mắt, còn hai người bị địch vây kín đồi. Để đánh lạc hướng, khiến địch hoang mang về quân số, ông cùng đồng đội nhặt lựu đạn ném từ nhiều phía. Kiên cường cầm cự, tới 11 giờ trưa, ông cùng đồng đội mới được thay ca.

Rồi khi đánh cao điểm Nông Sơn, cạnh sông Thu Bồn, ông cùng đồng đội bỏ đầy bao cát lăn ngược đồi để vây lấn lên giữa làn đạn dày đặc của địch, làm chủ cao điểm trước sự ngỡ ngàng của địch. “Ngày đó, địch tuyên bố, nếu Cộng sản lấy được cao điểm thì nước sông Thu Bồn chảy ngược lại nhưng quân ta vẫn làm chủ cao điểm, bởi có chiến thuật, xác định được địch, hướng tấn công, mục tiêu tấn công… Cao điểm này có 8 hàng rào nhưng khi trinh sát báo về chỉ có 7 hàng rào. Khi phá 7 hàng rào còn 1 hàng rào đơn, khi đó đồng chí đại đội trưởng bế từng đồng chí “tung” qua hàng rào. Khi vào tới nơi, địch đang ngồi run cầm cập” – ông Giới kể.

Trải qua những năm tháng vào sinh ra tử, với những người chiến sĩ năm xưa, tình cảm đồng chí, đồng đội là thứ quý giá chẳng gì so sánh được. Bởi vậy khi nghỉ hưu, tham gia và giữ chức Chủ tịch Hội cựu chiến binh quận Đống Đa, ông Giới luôn quan tâm bảo vệ quyền lợi cho anh em hội viên; thường xuyên giúp đỡ những cựu chiến binh năm xưa đảm bảo cuộc sống.

Những ngày này, họ thường ngồi lại với nhau để hồi tưởng lại ký ức nơi chiến trường, như nhớ về những năm tháng gian khổ mà tươi đẹp nhất của cuộc đời…

Tin liên quan

Đọc thêm

Cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô Bình luận

Cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô

TTTĐ - Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) cho rằng, cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm...
Việc đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là bước đột phá quan trọng Bình luận

Việc đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là bước đột phá quan trọng

TTTĐ - Các ý kiến cho rằng, việc đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền TP Hà Nội trong quy định một số nội dung thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, biên chế... là bước đột phá quan trọng.
Cơ chế vượt trội để Hà Nội thu hút, trọng dụng nhân tài Bình luận

Cơ chế vượt trội để Hà Nội thu hút, trọng dụng nhân tài

TTTĐ - Nhiều ý kiến cho rằng, quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần thể hiện tinh thần của các chính sách, định hướng đề ra đồng thời tạo được cơ sở pháp lý rõ ràng để thu hút nhân tài...
Cơ sở để Hà Nội trở thành động lực dẫn dắt cho cả vùng Bình luận

Cơ sở để Hà Nội trở thành động lực dẫn dắt cho cả vùng

TTTĐ - Nhiều ý kiến đều cho rằng, việc sửa Luật Thủ đô sẽ giúp Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Xây dựng Luật Thủ đô để “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước” Bình luận

Xây dựng Luật Thủ đô để “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) có tầm quan trọng đặc biệt vì Hà Nội là một đô thị đặc biệt, là Thủ đô của cả nước.
Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội Bình luận

Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội

TTTĐ - Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính khả thi và có cơ chế kiểm soát quyền lực...
Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) Bình luận

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Chiều 10/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày trước Quốc hội tờ trình về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Căn cốt để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh với quan điểm sai trái Bình luận

Căn cốt để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh với quan điểm sai trái

TTTĐ - Mới đây, PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân đã nêu một vài luận điểm về mấy vấn đề cần quan tâm trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái thù địch.
Cơ hội đánh giá "chữ tín" của các Bộ trưởng, trưởng ngành Bình luận

Cơ hội đánh giá "chữ tín" của các Bộ trưởng, trưởng ngành

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn là cơ hội để đánh giá toàn diện về nỗ lực của các Bộ trưởng, trưởng ngành cũng như việc thực hiện lời hứa, cam kết trong lĩnh vực phụ trách...
Không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo Bình luận

Không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo; ai cũng mong muốn thoát nghèo.
Xem thêm