Tag

Làm gì để giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm với đời sống?

Phóng sự 11/12/2018 11:16
aa
TTTĐ - Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam có khoảng 100.000 người bán dâm, trong đó, người bán dâm là nữ hiện khoảng 75.000 người. Các hình thức hoạt động mại dâm chủ yếu gồm: Gái gọi, du lịch tình dục, mại dâm nam, mại dâm đồng tính… Đối tượng bán dâm thuộc nhiều lứa tuổi, thành phần khác nhau, thường là không có nghề nghiệp ổn định, có hoàn cảnh gia đình éo le và chủ yếu đến từ những vùng quê nghèo khó.

Làm gì để giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm với đời sống?

Để giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp (Ảnh: Minh Anh)

Bài liên quan

Tình nguyện “nắm tay” người lầm lỡ vượt qua ngã rẽ

Lạng Sơn: Số vụ, đối tượng liên quan đến mại dâm giảm

Câu lạc bộ B93 phường Trung Phụng: Tận tâm, giúp đỡ nhiều người sau cai tái hòa nhập cộng đồng

Trong những năm gần đây, một thực tế đáng lo ngại là tình trạng người mại dâm sử dụng ma túy có xu hướng gia tăng. Vì thế, nguy cơ người bán dâm mắc HIV/AIDS cũng tăng lên.

Bạn mại dâm đã và đang gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Đầu tiên phải kể đến là nguy cơ lây lan các bệnh xã hội, HIV/AIDS qua đường tình dục do quan hệ tình dục không an toàn. Bên cạnh đó, người hoạt động mại dâm thường bị bạo lực, bóc lột tình dục, bị kỳ thị, xa lánh… nên rất khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội...

Ngay cả khi có sử dụng các biện pháp an toàn tình dục thì khả năng mắc bệnh hoa liễu khi mua bán dâm vẫn rất cao. Ngay cả khi có sử dụng bao cao su thì cũng chưa phải đã hết nguy cơ lây nhiễm. Bên cạnh đó, nhiều bệnh như Chlamydia, viêm gan, nấm, sùi mào gà… lây nhiễm rất phức tạp qua cả đường miệng, quần áo, khăn tắm, ga đệm… Đặc biệt là tệ nạn mại dâm còn gây ra những tác hại lớn về xã hội đó các tệ nạn như buôn bán ma túy, cướp giật, buôn người; làm ảnh hưởng đến đạo đức văn hóa, đe dọa hạnh phúc gia đình, tương lai của giới trẻ…

Anh Nguyễn Thế Anh (Đông Anh, Hà Nội) kể: “Trong một lần đi hát karaoke cùng đám bạn, tôi đã quan hệ với gái bán dâm. Tuy có dung bao cao su nhưng ngày hôm sau tôi vẫn mắc bệnh da liễu và phải tới bệnh viện điều trị”.

Ngoài ra, từ thực tế những năm gần đây cho thấy, tệ nạn mại dâm cũng làm gia tăng các băng nhóm, tổ chức tội phạm mua bán ma túy, mua bán người, bảo kê hoạt động mại dâm ở một số địa phương. Điều này dẫn tới việc hình thành những đường dây mua bán người vì mục đích mại dâm; đường dây cũng cấp gái bán dâm là người mẫu, hay thâm chi hoa hậu…

Để giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm với đời sống xã hội, các cơ quan chức năng cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng một lúc. Trước hết, các cơ quan xây dựng luật cần bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về phòng, chống mại dâm để lấy ý kiến các chuyên gia, người dân trước khi ban hành.

Các cơ quan chức năng cần có những nghiên cứu sâu về tội phạm mua bán người, tội phạm tổ chức mua bán dâm… để có giải pháp xử lý. Việc liên kết, trao đổi thông tin giữa các địa phương trong nước và giữa nước ta với các nước khác cũng rất cần thiết. Sở dĩ như vậy là vì trong thời điểm hiện nay, mại dâm xuyên quốc gia đã xuất hiện và tội phạm mua bán người có cả những mạng lưới tầm cỡ thế giới. Khi chúng ta có thông tin, có sự hỗ trợ thì mới có thể giải cứu an toàn các nạn nhân và hỗ trợ họ hòa nhập cộng đồng một cách bền vững.

Trong những năm qua, Chính phủ, các tỉnh, thành phố cũng đã có nhiều giải pháp giúp những người từng hoạt động mại dâm hòa nhập cộng đồng như: Hỗ trợ vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm… nhưng số lượng người được hỗ trợ còn hạn chế; một số địa phương còn chưa vào cuộc quyết liệt… Vì vậy, thời gian tới, Chính phủ cần tăng cường kinh phí của Nhà nước để thực hiện các hoạt động trọng điểm, ưu tiên. Ngoài ra, công tác xã hội hóa, khuyến khích sự tham gia, đóng góp nguồn lực của các doanh nghiệp cho các hoạt động phòng, chống tệ nạn mại dâm cũng cần thực hiện. Đặc biệt, công tác dạy nghề, tạo việc làm và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm nếu có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn nhiều.

Chị Trần Thu Thủy (Giao Thủy, Nam Định) chia sẻ: “Tôi từng là gái bán dâm từ năm 2010. Năm 2016, tôi quyết tâm bỏ nghề về quê sinh sống. Không có vốn trong tay, tôi cũng chưa biết phải làm gì để nuôi con. May mắn là khi đó, Hội Phụ nữ đã đứng ra giúp tôi được vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo Quyết định số 29/2014/QĐ – TTg về cho vay vốn đối với người bán dâm hoàn lương. Nhờ số vốn đó, tôi mở hiệu may và giờ đã phát triển thành xưởng may với 15 công nhân. Thu nhập của xưởng khoảng 30 triệu đồng/tháng sau khi trừ tất cả chi phí”.

Muốn giảm thiểu thiệt hại của hoạt động mại dâm với đời sống xã hội cũng rất cần quan tâm tới công tác tuyên truyền, giáo dục. Về công tác tuyên truyền, chúng ta cần huy động sự tham gia của các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục về hành vi tình dục an toàn, lối sống chung thủy, lành mạnh cho các nhóm dân cư. Phối hợp hoạt động tuyên truyền về phòng, chống mại dâm, phòng chống HIV/AIDS và phòng, chống tội phạm mua bán người nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi tình dục an toàn, hạn chế nguy cơ bị mua bán, bị ép buộc làm mại dâm của người lao động khi di cư, tìm kiếm việc làm.

Tổ chức Đoàn Thanh niên từ Trung ương tới cơ sở cũng cần quan tâm giáo dục đoàn viên thanh niên về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Đặc biệt, trong việc giáo dục thanh thiếu niên cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường, gia đình mới mang lại hiệu quả bền vững.

“Đây là bài tuyên truyền về phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ người cai nghiện ma túy, người bán dâm và nạn nhân bị mua bán” của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm