Tag

Làm giàu từ… rác

Khởi nghiệp sáng tạo 08/04/2016 01:43
aa
(TTTĐ) Khởi nghiệp không phải cứ bắt đầu từ những ý tưởng “đao to búa lớn” mới có thể thành công, đôi khi họ thành công chỉ từ ý tưởng về…rác.

Làm giàu từ… rác

(TTTĐ) Khởi nghiệp không phải cứ bắt đầu từ những ý tưởng “đao to búa lớn” mới có thể thành công, đôi khi họ thành công chỉ từ ý tưởng về…rác.

Từ chế phẩm nông nghiệp,đến ....


Thấy bà con nông dân sau mỗi vụ mùa lại vứt bừa bãi các phế phẩm nông nghiệp như: vỏ trấu, mùn cưa, vỏ lạc… vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa lãng phí, Nguyễn Hữu Dũng (SN 1987, Lương Tài, Bắc Ninh) nảy ra ý tưởng sẽ kinh doanh từ chính những sản phẩm bỏ đi này.

Làm giàu từ… rác

Nguyễn Hữu Dũng trở thành tỉ phú từ rác


Anh lên mạng tìm hiểu công nghệ và ngạc nhiên khi biết một số địa phương phía Nam đã sản xuất thành công củi đốt công nghiệp bằng vỏ trấu. Dũng lặn lội vào các xưởng sản xuất để học hỏi kinh nghiệm và quy trình sản xuất. Anh dày công nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp. Đầu năm 2013, anh thành lập nhà xưởng chế biến chất đốt từ vỏ trấu với tổng số vốn gần 300 triệu đồng.


Thời gian đầu, ít nhân công, Dũng phải đi khắp các thôn xóm để thu mua vỏ trấu, mùn cưa làm nguyên liệu. Dũng kể, khi mới đi vào hoạt động, máy liên tục gặp trục trặc, sản phẩm làm ra bị lỗi quá nửa, không dùng được. Sau khi nghiên cứu, cậu phát hiện các nguyên liệu đầu vào không tương thích khiến máy vận hành khó. Vỏ trấu ở miền Nam dài và mỏng, trong khi ở miền Bắc lại dày và tròn hơn nên độ kết dính không được như ý. Dũng đã cùng với một số thợ cơ khí nghiên cứu, mày mò để tự tìm cách cải tiến, khắc phục cho phù hợp.


Khi sản phẩm đã đạt chuẩn, Dũng lại tìm thị trường. Mỗi ngày Dũng vượt hàng trăm cây số đến Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang, Hưng Yên… . thuyết phục các doanh nghiệp dùng thử nghiệm. Khi ấy, khái niệm “than vỏ trấu” còn rất xa lạ. Nhiều công ty thẳng thừng từ chối dù Dũng đưa ra mức giá thấp và cam kết chịu mọi phí tổn. Anh quyết định thay đổi chiến thuật kinh doanh, nhắm đến các hộ sản xuất nhỏ, lẻ. Dũng đến từng ngõ ngách để chào hàng, sẵn sàng cho bà con dùng thử sản phẩm miễn phí.


Với giá bán chỉ 1.500 đồng/1 kg than vỏ trấu, thời gian giữ nhiệt lại khá lâu. Nếu so với các loại chất đốt trên thị trường như: than, củi, dầu… thì tiết kiệm được khoảng 30% chi phí. Đặc biệt than vỏ trấu lại thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm. Tro của than vỏ trấu, có thể tận dụng làm phân bón trong nông nghiệp.


Chính vì hiệu quả kinh tế cao mà nhiều hộ gia đình đã bắt đầu thử nghiệm. Họ truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và chỉ trong thời gian ngắn, sản phẩm của Dũng phủ khắp các thôn xóm trong huyện. Đến lúc này, một số xí nghiệp trước kia từ chối thì nay quay lại gõ cửa, yêu cầu được dùng thử sản phẩm.


Tháng đầu tiên anh cho ra thị trường 40 – 50 tấn than và sản lượng này tăng liên tục tăng trong các tháng tiếp theo. Có thời điểm, cơ sở của Dũng sản xuất được 10 tấn/ngày. Đơn đặt hàng từ khắp mọi nơi tới tấp đổ về, Dũng đã phải từ chối bớt vì không đáp ứng kịp nhu cầu.


Dũng thẳng thắn bật mí, giá nguyên liệu từ vỏ trấu khá rẻ nên trừ các chi phí sản xuất, mỗi tháng cơ sở kinh doanh của anh cũng mang lại lợi nhuận từ 200 – 300 triệu đồng. Chính vì hiệu quả kinh tế cao, sau 6 tháng sản xuất, Dũng quyết định nhập thêm máy ép và mở rộng thêm quy mô sản xuất.


Biến rác thành nghệ thuật


Cùng chung ý tưởng tái chế rác với Dũng, nhưng ý tưởng của Quân khác biệt hẳn. Anh biến chúng thành những sản phẩm nghệ thuật. Chàng sinh viên năm cuối Viện Đại học Mở Hà Nội, Nguyễn Đình Quân, sinh năm 1986, đã hóa phép biến vỏ trứng, mùn cưa, rơm rạ, xơ dừa…trở thành những bức tranh lạ, sống động. Những bức tranh về phố cổ Hà Nội với chất liệu xơ dừa, bèo tây và mùn cưa, những bức tranh phong cảnh miền núi mang vẻ đẹp hoang sơ được làm từ rơm, cỏ khô và cành cây khô hay những bức tranh con công lộng lẫy được làm từ mùn cưa… là những tác phẩm độc đáo của chàng thanh niên này.


Tranh của Quân phong phú về thể loại, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, gồm tranh trẻ em, phong cảnh (phố cổ, miền núi, thôn quê), tranh trừu tượng.


Ý tưởng làm tranh từ chất liệu thiên nhiên của Quân xuất phát từ môn học Tranh phối chất. Lúc đó, Quân đang học năm cuối Viện Đại học Mở Hà Nội. Từ những điều thú vị của môn học, Quân nung nấu ý định phải sáng tạo ra sản phẩm độc đáo, tạo thương hiệu cho riêng mình. Tuy nhiên, khi đưa ra ý tưởng này, Quân gặp phải sự phản đối quyết liệt từ gia đình và bạn bè bởi nó quá lạ. Không ít người cho rằng Quân "đi trên mây", phi thực tế.


Bức tranh đầu tay có tên “Khi yêu” làm từ vỏ trứng, mùn cưa và củ hoa lay ơn được cô giáo cho điểm 10, bán với giá 2 triệu đồng. Có động lực, Quân rủ thêm hai người bạn và quyết định khởi nghiệp bằng dòng tranh này. Những ngày đầu, nhóm của Quân gặp nhiều khó khăn, luôn "cháy túi", nhịn ăn, mất ngủ.


Túng quá cả nhóm mang hai chiếc xe máy đi cầm cố. Bằng số tiền vay từ bạn bè, giữa năm 2009, Quân đã khai trương được cửa hàng tranh đầu tiên tại phố Đốc Ngữ (Ba Đình, Hà Nội) mang tên Ourway. Dự án tranh từ chất liệu tự nhiên của Quân đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp. Nhiều cá nhân và tổ chức tìm đến Quân ngỏ ý mua bản quyền sản phẩm.


Hiện tranh của Quân đã có mặt khắp các cửa hàng nội thất ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Thanh Hóa… Nhiều phụ huynh đã tìm đến phòng tranh của Quân ở phố Đức Giang (Long Biên, Hà Nội) để cho con học nghề. Ngoài việc nhận dạy tại phòng tranh, Quân đến một số trường học tại Hà Nội để truyền lửa đam mê cho các em nhỏ.


Cần có niềm tin vào ý tưởng đến cùng


Không chỉ riêng hai chàng thanh niên này, hiện người dân thôn Lưu Thượng (Phú Túc, Phú Xuyên, Hà Nội) và các vùng lân cận cũng đang tận dụng các cọng bèo tây đan thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, mang lại nguồn thu nhập lớn.


Kinh doanh các sản phẩm từ rác gặp nhiều khó khăn hơn các sản phẩm khác. Bởi, trong suy nghĩ của nhiều người tiêu dùng, rác chỉ là rác, làm sao có thể làm ra sản phẩm tốt từ rác. Vì vậy, để có thể thành công từ việc kinh doanh những sản phẩm này, họ đã phải có những chiến lược riêng.


Dũng chia sẻ rằng, môi trường kinh doanh giờ rất phức tạp, việc cạnh tranh giữa các dòng sản phẩm trở nên khốc liệt. Nhiều đối thủ không từ mọi thủ đoạn để “hạ bệ” đối phương từ việc làm giả, làm nhái sản phẩm đến việc bán “phá giá” làm nhiễu loạn thị trường. Để đứng vững và tồn tại phải tạo dựng được niềm tin cho khách hàng và có những chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn.


Quan niệm của Dũng là việc kinh doanh phải xuất phát từ tâm, trong kinh doanh lợi nhuận là điều quan trọng nhưng nếu chỉ chăm chăm đặt điều này lên đầu thì thất bại sẽ chỉ là sớm hay muộn. Chất lượng, niềm tin và thái độ làm việc chuyên nghiệp mới là điều cần để tạo nên một môi trường kinh doanh bền vững, hiệu quả.


Chính vì những thành công và đóng góp của mình cho xã hội, năm 2014 Nguyễn Hữu Dũng được trao tặng giải thưởng Lương Định Của và Sáng tạo trẻ. Trong tương lai, Dũng dự định mở rộng sản xuất kinh doanh, chú trọng phát triển các dòng sản phẩm xuất khẩu đi nước ngoài.


Thành công của những bạn trẻ này khác biệt ở chỗ, họ nhìn thấy những giá trị to lớn từ những thứ mà người khác bỏ đi. Họ làm giàu từ những ý tưởng “điên rồ” và kiên trì thực hiện ý tưởng đó đến cùng bằng niềm tin và khả năng dự đoán thị trường tuyệt vời.


Diệu Linh


Tin liên quan

Đọc thêm

Visa khơi dậy làn sóng đổi mới trong cộng đồng startup Khởi nghiệp sáng tạo

Visa khơi dậy làn sóng đổi mới trong cộng đồng startup

TTTĐ - Visa, công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, chính thức vận động các công ty khởi nghiệp tại châu Á – Thái Bình Dương đăng ký Chương trình Tăng tốc khởi nghiệp (Visa Accelerator Program) 2024.
Sắp ra mắt trung tâm học tập, sáng tạo lớn nhất Nghệ An Khởi nghiệp sáng tạo

Sắp ra mắt trung tâm học tập, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

TTTĐ - Phân khu The Campus tại đại công viên xanh Eco Central Park được phát triển để trở thành trung tâm học tập, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An với các tiện ích như: trường học tiêu chuẩn quốc tế, trung tâm ngoại ngữ, tư vấn du học, phát triển kĩ năng sống, năng khiếu nghệ thuật…
Tuổi trẻ Ninh Thuận khát vọng làm giàu trên vùng đất khó Khởi nghiệp sáng tạo

Tuổi trẻ Ninh Thuận khát vọng làm giàu trên vùng đất khó

TTTĐ - Trong năm 2023, đã có 164 thanh niên trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận khởi nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp do thanh niên làm chủ lên 724, với tổng vốn đăng ký 11.454,2 tỷ đồng.
CEO 8X hai năm liền được vinh danh doanh nhân tiêu biểu Khởi nghiệp sáng tạo

CEO 8X hai năm liền được vinh danh doanh nhân tiêu biểu

TTTĐ - Hai năm liên tiếp, CEO Lê Dung - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo và phát triển nhân lực DGROUP được vinh danh doanh nhân Thăng Long tiêu biểu vì những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.
Chuyện khởi nghiệp 0 đồng của anh Toàn “inox” Khởi nghiệp sáng tạo

Chuyện khởi nghiệp 0 đồng của anh Toàn “inox”

TTTĐ - Toàn “inox” là nickname trìu mến mà bạn bè, đối tác thân quen thường dùng để gọi anh Bùi Mạnh Toàn - Giám đốc Công ty Cổ phần Vietnox. Anh vừa được UBND TP Hà Nội trao tặng bằng khen tại Lễ tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long 2023 vì những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước trong năm 2023.
Thúc đẩy các dự án năng lượng Mặt trời Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy các dự án năng lượng Mặt trời

TTTĐ - Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế (ISA) đã khởi động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp SolarX trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại COP28, qua đó thể hiện cam kết hỗ trợ các nhà khởi nghiệp, đồng thời thúc đẩy các dự án năng lượng Mặt trời trong khu vực.
Phiên chợ thanh niên đưa sản phẩm vùng cao đến tay người tiêu dùng Kinh tế

Phiên chợ thanh niên đưa sản phẩm vùng cao đến tay người tiêu dùng

TTTĐ - Phiên chợ thanh niên Quảng Ngãi góp phần đẩy mạnh tiêu thụ các đặc sản địa phương, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, góp phần đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến gần hơn với người tiêu dùng.
Hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số Khởi nghiệp sáng tạo

Hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số

TTTĐ - Tỉnh đoàn Thừa Thiên - Huế kết nối giữa doanh nghiệp và thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về khởi nghiệp, lập nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Quảng Nam: Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

Quảng Nam: Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Năm khởi nghiệp - Quảng Nam 2023 là sự kiện khoa học - kinh tế - xã hội tiêu biểu, có quy mô quốc gia và tầm quốc tế nhằm thực hiện các mục tiêu đề án lan tỏa khát vọng khởi nghiệp của Chính phủ và định hướng của tỉnh Quảng Nam.
Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp cho thanh niên đồng bào dân tộc Khởi nghiệp sáng tạo

Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp cho thanh niên đồng bào dân tộc

TTTĐ - Tỉnh đoàn Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Khởi nghiệp cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” và cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2023.
Xem thêm