Tag

Làm sao để cao tốc Bắc - Nam bảo đảm tiến độ và chất lượng?

Văn hóa giao thông 12/12/2020 06:00
aa
TTTĐ - Bộ Giao thông Vận tải vừa đồng loạt khởi công 3 dự án quan trọng kết nối cao tốc Bắc – Nam là Mai Sơn – quốc lộ 45 (Ninh Bình – Thanh Hóa), Vĩnh Hảo – Phan Thiết (Bình Thuận) và Phan Thiết – Dầu Giây (Bình Thuận – Đồng Nai). Đây là một tín hiệu tích cực để đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện cao tốc Bắc – Nam. Tuy nhiên, làm sao để cao tốc không bị chậm chạp vì những trở ngại tiêu cực, lại là câu chuyện khác!
Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam Chi 5.000 tỷ đồng xây cầu Mỹ Thuận 2 Báo cáo Thủ tướng tiến độ triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam
Dự án cao tốc Bắc – Nam
Dự án cao tốc Bắc – Nam

Theo kế hoạch, 3 dự án cao tốc Mai Sơn – quốc lộ 45 (Ninh Bình – Thanh Hóa), Vĩnh Hảo – Phan Thiết (Bình Thuận) và Phan Thiết – Dầu Giây (Bình Thuận – Đồng Nai) sẽ hoàn thành vào tháng 12/2022, đáp ứng sự mong đợi từ lâu của người dân cả nước. Bộ Giao thông Vận tải đánh giá: Tuyến đường cao tốc Bắc – Nam hình thành sẽ giải quyết được toàn bộ những hạn chế của quốc lộ 1 hiện nay. Bởi vì đường cao tốc song hành với quốc lộ 1 từ Bắc vào Nam có tốc độ thiết kế từ 80km/h đến 120km/h và không có giao cắt cùng mức, không có dòng xe máy, xe thô sơ đi trộn lẫn ôtô nên năng lực lưu thông sẽ tăng lên.Với sự khác biệt như vậy, đường cao tốc sẽ phát huy hiệu quả đầu tư, mang lại lợi ích rút ngắn thời gian đi lại, tăng năng lực lưu thông hàng hóa.

Tuy nhiên, chiến lược phát triển cao tốc tại nước ta đang vấp phải không ít trở ngại từ những khuất tất và tiêu cực. Ngoài cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải – Đinh La Thăng và cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải – Nguyễn Hồng Trường đã bị xử lý sai phạm liên quan đến các dự án cao tốc, thì nhiều quan chức khác cũng đang vướng vòng tù tội vì những biểu hiện gian dối trong quá trình thi công cao tốc.

Ngày 5/10 vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ- Trương Hòa Bình đã có ý kiến về kết quả điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VECvà một số kiến nghị, đề xuất.

Ông Trương Hòa Bình giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ ngành khẩn trương rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác đấu thầu, thi công, giám sát, thanh quyết toán để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, trong đó có các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Xây dựng nhằm khắc phục những sơ hở, thiếu sót, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam.

Đặc biệt, là quy định ràng buộc trách nhiệm, tăng tính độc lập, giám sát chuyên môn của nhà thầu thiết kế, giám sát, thi công trong suốt quá trình triển khai thực hiện cho đến khi hoàn thành dự án; rà soát các dự án đang, sắp triển khai, đảm bảo không để xảy ra các sai phạm tương tự như tại Dự án cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi.

Ngoài ra, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuân thủ đúng quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, đảm bảo hoàn thành các dự án đúng tiến độ và chất lượng yêu cầu.

Vì sao Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ phải nhấn mạnh đến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xây dựng cao tốc? Vì đây là lĩnh vực mới mẻ và nhạy cảm, nhưng có sức cám dỗ cho những hành vi gian lận và tham nhũng. Kết quả điều tra của Bộ Công an xác định quá trình thi công cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Tổng công ty VEC, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát và các đơn vị liên quan đã không tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng công trình, không bảo đảm tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế dự án được duyệt, dẫn đến công trình hư hỏng khi vận hành khai thác.

Đánh giá của Phân viện Khoa học công nghệ Giao thông vận tải phía Nam cũng khẳng định, chất lượng xây dựng 65 km đường cao tốc, đoạn thành phố Đà Nẵng – thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) mặt đường không bảo đảm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế dự án nên khi gặp thời tiết nắng nóng kéo dài, mưa nắng đột ngột, kết hợp tác động của tải trọng, lưu lượng xe trên tuyến dễ bị hư hỏng.

Dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đã chọn được các nhà thầu nước ngoài có năng lực như: Công ty OHL (Tây Ban Nha) thi công gói thầu số 7; Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) thi công gói thầu A1 và A4; liên danh Tập đoàn Sơn Đông – Giang Tô (Trung Quốc) thi công gói thầu A2, A3; Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) thi công gói thầu A5.

Tuy nhiên, sau khi trúng thầu, ký hợp đồng xây lắp, chủ đầu tư theo đệ trình của các nhà thầu đã cho rất nhiều đơn vị thầu phụ là các doanh nghiệp xây dựng trong nước tham gia mà không phải thông qua công tác đấu thầu. Các nhà thầu này được giao thi công các hạng mục chính, quan trọng của dự án thay cho nhà thầu chính.Các gói thầu bị chia nhỏ cho nhiều đơn vị thực hiện. Thậm chí, có nhà thầu chỉ thực hiện 0,4km (Công ty Anh Cường tại gói thầu A3, từ km101+800 đến Km102+400).

Ngoài ra, cùng một lý trình nhưng các hạng mục do các nhà thầu khác nhau thực hiện. Tại lý trình từ km 101+800 đến km 102+240 thuộc gói thầu A3, Công ty Anh Cường thi công lớp vật liệu đất nền, Tập đoàn Giang Tô thi công lớp vật liệu phối đá dăm, Công ty Wiecovina thi công lớp vật liệu đá dăm gia cố nhựa, Công ty Tranimexco thi công lớp bê tông nhựa.

Cần phải giám sát chặt chẽ các nhà thầu
Cần phải giám sát chặt chẽ các nhà thầu

Việc chia nhỏ gói thầu nhưng không có cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá năng lực thầu phụ, thầu thứ cấp, dẫn đến mất khả năng kiểm soát chất lượng công trình xây dựng. Liên danh nhà thầu Trung Quốc cũng tự giải thể khi dự án còn nhiều công đoạn chưa thực hiện, công trình chưa được bàn giao chính thức. Trong khi đó, theo thỏa thuận hợp đồng giữa VEC và đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị này có thẩm quyền cấp chứng chỉ hoàn thành công trình để phục vụ việc bàn giao, thanh quyết toán công trình xây dựng.

Địa hình Việt Nam đặc thù trải dài từ Bắc đến Nam, tuyến đường Quốc lộ 1 dù đã mở rộng và nâng cấp nhiều lần vẫn đang ở tình trạng quá tải, so với sự phát triển vượt bậc của số lượng phương tiện giao thông cũng như nhu cầu đi lại, du lịch và thương mại. Đường cao tốc là sự chọn lựa tất yếu, nhưng tốc độ xây dựng cao tốc Bắc Nam mấy năm qua rất chậm chạp. Đặc biệt, hệ thống đường cao tốc nối đô thị trung tâm phía Nam là TPHCM với các tỉnh miền Tây Nam Bộ gần như giậm chân tại chỗ.

Hiện tại, tuyến cao tốc TPHCM – Trung Lương đã bắt đầu xuống cấp và tạm ngừng thu phí, còn tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận vẫn chưa thể hoàn công để có thể tiếp tục triển khai tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ. Hiện tại, quốc lộ 1 từ Trung Lương đến Cần Thơ luôn xảy ra kẹt xe nghiêm trọng, các loại phương tiện đều tốn nhiều giờ đồng hồ mới có thể vượt qua đoạn đường khoảng 100 km giữa hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang.

Để đối phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Chính phủ đã tích cực mở rộng đầu tư công. Vì vậy, những công trình giao thông không có lý do gì để tiếp tục trì hoãn. Thúc đẩy dự án cao tốc Bắc – Nam không chỉ tạo tiền đề cho tương lai, mà còn góp phần kích hoạt nền kinh tế. Bởi lẽ, thị trường hậu Covid-19 đang báo động đỏ về tỷ lệ thất nghiệp. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm 2020 đến nay đã có 24.402 doanh nghiệp giải thể, đồng thời nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ cũng có nguy cơ biến mất. Các đơn vị trong ngành tài chính và bất động sản đều đang loay hoay tìm giải pháp tồn tại.

Trong bối cảnh ấy, Bộ Giao thông Vận tải khởi công thêm dự án cao tốc Bắc – Nam và các dự án cầu đường khác, là một tín hiệu đáng mừng. Ngoài việc hấp thu một lượng lớn lao động, thì dự án cao tốc Bắc – Nam cũng kích hoạt nhiều lĩnh vực dịch vụ và sản xuất liên quan, giúp ổn định đời sống xã hội.

Đọc thêm

Ứng dụng chuyển đổi số vào tuyên truyền văn hóa giao thông Văn hóa giao thông

Ứng dụng chuyển đổi số vào tuyên truyền văn hóa giao thông

TTTĐ - Với mong muốn nâng cao nhận thức về lái xe an toàn và văn hóa giao thông trong cộng đồng, Toyota Việt Nam đồng hành cùng Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông năm 2024 với chủ đề “Ứng dụng chuyển đổi số vào tuyên truyền văn hóa giao thông”.
Hải Phòng: Nhiều trường hợp điều khiển mô tô lạng lách, đánh võng Văn hóa giao thông

Hải Phòng: Nhiều trường hợp điều khiển mô tô lạng lách, đánh võng

TTTĐ - Trong đêm 21/2, Phòng Cảnh sát cơ động, Công an quận Hồng Bàng, Công an huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đã triển khai lực lượng tuần tra vũ trang trên 1 số tuyến, địa bàn trọng điểm.
Kon Tum: Tài xế "quan tài bay" bị tước bằng lái 2 tháng Văn hóa giao thông

Kon Tum: Tài xế "quan tài bay" bị tước bằng lái 2 tháng

TTTĐ – Tài xế điều khiển xe 16 chỗ “đua tốc độ” đã bị Phòng CSGT - Công an tỉnh Kon Tum xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “vận chuyển hành khách theo tuyến cố định không có lệnh vận chuyển”.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân TNGT trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn Văn hóa giao thông

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân TNGT trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 14/CĐ-TTg ngày 18/2/2024 chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hải Phòng: Hai thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng Văn hóa giao thông

Hải Phòng: Hai thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng

TTTĐ - Công an quận Hồng Bàng (Hải Phòng) vừa tạm giữ phương tiện của 2 trường hợp điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng
Tuần Tết, TP HCM xử phạt hơn 2.600 người vi phạm nồng độ cồn Văn hóa giao thông

Tuần Tết, TP HCM xử phạt hơn 2.600 người vi phạm nồng độ cồn

TTTĐ - Ngày 16/2, Công an TP HCM đã thông tin về tình hình an toàn trật tự thành phố trong 7 ngày Tết Giáp Thìn 2024, theo đó đã xử phạt hơn 2.600 trường hợp người vi phạm nồng độ cồn.
Cao Bằng: 25 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội" Văn hóa giao thông

Cao Bằng: 25 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội"

TTTĐ - Thông qua hệ thống camera giám sát giao thông, Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện 25 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định.
Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Văn hóa giao thông

Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 29/1/2024 về tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024.
"Ứng xử nghiêm khắc hơn" với các vi phạm về giao thông Văn hóa giao thông

"Ứng xử nghiêm khắc hơn" với các vi phạm về giao thông

TTTĐ - Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia diễn ra sáng 9/1 tại Hà Nội.
Giữ ổn định "sắc màu" cho "bức tranh" giao thông cuối năm Văn hóa giao thông

Giữ ổn định "sắc màu" cho "bức tranh" giao thông cuối năm

TTTĐ - Văn hóa giao thông đang được đặt làm một trong những điểm nhấn quan trọng trong Quy tắc ứng xử tại Hà Nội nhằm duy trì ý thức và xây dựng hình ảnh văn minh, thanh lịch cho cư dân Thủ đô. "Bức tranh" về tình hình di chuyển của người dân Hà Nội dịp cuối năm khá nhiều "màu sắc" vì thế chúng ta cần ý thức cao hơn nữa để đón Tết an toàn và hạnh phúc.
Xem thêm