Tag

Lò gạch hoạt động không phép: Chính quyền bất lực?

Bạn đọc 05/03/2019 18:55
aa
TTTĐ – Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc xóa bỏ các loại lò gạch nung (trong đó có lò vòng) gây ô nhiễm môi trường, thời gian qua UBND TP Hà Nội, huyện Sóc Sơn đã có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện lộ trình chấm dứt hoạt động của các lò gạch đất sét nung, trong đó có lò gạch ở thôn Xuân Lễ, xã Tân Dân nhưng đến nay lò gạch này vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp các văn bản chỉ đạo của thành phố và huyện Sóc Sơn (?!).

Lò gạch hoạt động không phép: Chính quyền bất lực?

Bất chấp nhiều văn bản chỉ đạo phá dỡ của thành phố và UBND huyện Sóc Sơn, lò gạch ở Xuân Lễ, xã Tân Dân vẫn hoạt động

Lò gạch gây ô nhiễm tồn tại 19 năm?

Thời gian qua, báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về lò gạch của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Xuân Sơn (HTX Xuân Sơn) tại xứ đồng Quýt, thôn Xuân Lễ, xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội hoạt động từ rất nhiều năm, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân trên địa bàn.

Điều đáng nói dù thành phố Hà Nội và UBND huyện Sóc Sơn đã có hiều văn bản chỉ đạo UBND xã Tân Dân tuyên truyền vận động, HTX Xuân Sơn tự tháo dỡ nhưng đến nay lò gạch này vẫn tồn tại và hoạt động rầm rộ như chưa hề có văn bản nào từ phía các cơ quan chức năng?

Những đống than được tập kết bên cạnh lò gạch để cho mẻ mới ra lò
Những đống than được tập kết bên cạnh lò gạch để cho mẻ mới ra lò

Từ thông tin phản ánh, một ngày cuối tháng 2/2019, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tìm đến thôn Xuân Lễ, xã Tân Dân để xác minh thông tin bạn đọc phản ánh. Ghi nhận thực tế tại đây, lò vẫn đang được hoạt động, một số công nhân đang tiếp tục sản xuất, nhiều gạch đang chờ để được nung và nhiều gạch thành phẩm đã ra lò.

Theo một số người dân nơi đây cho biết, lò gạch này là của hợp HTX Xuân Sơn do ông Nguyễn Văn Bình làm giám đốc. Từ năm 2000, nơi đây đã có lò gạch nung theo hình thức sản xuất thủ công, đến năm 2012 được xây lại theo công nghệ Đức Trung.

Được biết, ngày 20/8/2018, UBND huyện Sóc Sơn đã có văn bản số 1638/UBND-QLĐT về việc thông báo về lộ trình xử lý cơ sở sản xuất gạch nung không đủ điều kiện hoạt động trên địa bàn xã Tân Dân. Theo đó yêu cầu UBND xã Tân Dân hoàn thiện hồ sơ, xây dựng kế hoạch cưỡng chế, nếu quá thời hạn chủ cơ sở không tự tháo dỡ.

Ngày 31/1/2019 UBND huyện Sóc Sơn tiếp tục có văn bản số 252/UBND-QLĐT về việc xử lý cơ sở sản xuất gạch nung không đủ điều kiện hoạt động trên địa bàn xã Tân Dân. Nội dung văn bản chỉ rõ “UBND huyện phê bình Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn về việc không nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, UBND thành phố, UBND huyện về việc dỡ bỏ lò gạch nung không đủ điều kiện hoạt động”; Đồng thời yêu cầu UBND xã Tân Dân hoàn thiện hồ sơ, xây dựng kế hoạch cưỡng chế và thực hiện cưỡng chế phá dỡ trước ngày 25/2/2019, kết quả thực hiện báo cáo về UBND huyện trước ngày 28/2/2019.

Dù văn bản chỉ đạo rõ, nhưng theo ghi nhận của phóng viên, đến thời điểm hiện tại lò gạch của HTX Xuân Sơn vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”, thách thức các cơ quan chức năng.

Lò gạch hoạt động không phép: Chính quyền bất lực?
Hàng nghìn m2 đất ruộng được quây bạt để xếp gạch mộc
Hàng nghìn m2 đất ruộng được quây bạt để xếp gạch mộc

Lãnh đạo xã Tân Dân nói gì?

Để làm rõ sự việc này, ngày 1/3, PV báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có buổi làm việc với ông Ngô Thanh Bình – Phó Chủ tịch UBND xã Tân Dân.

Theo ông Bình, lò gạch đã có từ lâu đời, trước đây là do HTX Xuân Sơn làm chủ 8 lò gạch trên địa bàn xã, 8 lò gạch này đốt theo hình thức thủ công. Đến năm 2012, thành phố có chủ trương xóa bỏ lò gạch cũ trên địa bàn thành phố, trong đó có lò gạch ở địa bàn xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn nên xã cũng đã thực hiện theo quy định của Thành phố.

Sau khi UBND xã vận động, HTX Xuân Sơn đã tự phá bỏ 8 lò gạch thủ công này. Do không chỉ trên địa bàn xã mà trên địa bàn huyện Sóc Sơn còn rất nhiều xã có lò gạch thủ công nên UBND thành phố Hà Nội cũng đã có hướng dẫn chuyển đổi lò gạch thủ công sang lò gạch mới ít gây hại đến môi trường, cụ thể đó là lò gạch xây theo công nghệ Đức Trung.

Ông Bình cũng cho biết thêm, riêng đối với lò gạch thuộc địa bàn xã Tân Dân, sau khi HTX phá bỏ lò gạch cũ cũng đã chuyển sang xây dựng lò nung gạch mới theo công nghệ Đức Trung ít gây hại đến môi trường hơn tuy nhiên lò gạch của này vẫn chưa được UBND thành phố Hà Nội cấp phép.

“Lò gạch này sau khi xây dựng xong cũng đã làm các hồ sợ, thủ tục để xin cấp phép nhưng theo quy hoạch chung của thành phố sau này thì trên địa bàn xã không được phép có lò gạch”, ông Bình cho hay.

Những đống gạch võ được đổ ra lối vào lò gạch để chống lún cho xe tải đi qua
Những đống gạch võ được đổ ra lối vào lò gạch để chống lún cho xe tải đi qua

Lý giải về việc lò gạch chưa được cấp phép nhưng vẫn hoạt động rầm rộ trên địa bàn bấy lâu nay, vị Phó Chủ tịch UBND xã cho hay: “Các HTX trên địa bàn huyện đã họp rất nhiều lần với UBND huyện để đề xuất với thành phố về việc đầu tư xây dựng lò gạch mới tốn rất nhiều kinh phí mà chưa thu hồi được vốn. Việc tổ chức nung gạch cũng tạo công ăn việc làm cho bà con nhân dân, đồng thời cung cấp nguyên vật liệu xây dựng cho các hộ trên địa bàn, nên đã đề xuất cho gia hạn các lò gạch này, UBND thành phố đã đồng ý gia hạn đến cuối năm 2018 các lò gạch phải tháo dỡ”.

Trả lời về việc đã qua thời hạn phá dỡ lò gạch mà UBND huyện yêu cầu nhưng lò gạch của HTX Xuân Sơn vẫn tồn tại, ông Bình cho biết : “Hiện tại UBND xã đã hoàn thiện hồ sơ và gửi lên UBND huyện để chờ quyết định cưỡng chế phá dỡ lò gạch vì thẩm quyền cưỡng chế phá dỡ là thuộc UBND huyện”.

Hiện lò gạch của HTX Xuân Sơn vẫn đang hoạt động sản xuất, bất chấp các văn bản chỉ đạo của cơ quan chức năng, gây bức xúc trong dư luận. Để bảo đảm môi trường sống cho cả cộng đồng, đề nghị cơ UBND huyện Sóc Sơn chỉ đạo xã Tân Dân cần nghiêm túc thực hiện chủ trương của Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội về việc dỡ bỏ lò gạch nung không đủ điều kiện nói trên.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin sự việc này.

Đọc thêm

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng

TTTĐ - Năm 2023, ngành chức năng phát hiện Công ty Cổ phần Nông dược HAI có sản phẩm vi phạm về chất lượng nhưng vừa qua lại bất ngờ đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.
Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm Đường dây nóng

Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm

TTTĐ - Qua kiểm tra 27 thửa đất theo đơn phản ánh của công dân, Đoàn thanh tra huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) phát hiện xã Thiện Tân chỉ có 3 trường hợp sử dụng đất đúng mục đích, còn lại 24 thửa đất sử dụng sai mục đích; qua kiểm tra chuyên đề phát hiện 36/36 thửa đất sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất.
Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo? Đường dây nóng

Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo?

TTTĐ - Vụ tranh chấp đất ở Long An đang được dư luận quan tâm khi người mua thực hiện đúng pháp luật nhưng bị giả mạo lấy đất cất nhà; kiện ra tòa thì bị TAND huyện Đức Hòa xử sơ thẩm bác đơn.
Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất Đường dây nóng

Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất

TTTĐ - Hàng chục người dân phường Bách Quang (thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) bất ngờ khi nhận được thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án Khu dân cư Bách Quang. Họ cho rằng, quá trình lập dự án không được biết thông tin, không được tham gia ý kiến - dù là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp.
Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc Đường dây nóng

Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc

TTTĐ - Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hồi (Công ty lâm nghiệp Ngọc Hồi) được Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum giao quản lý, bảo vệ hơn 23.000ha rừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số cánh rừng tự nhiên đã bị người dân chặt phá, đốt cháy để xâm lấn canh tác nhưng không bị phát hiện, ngăn chặn.
An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh An Giang vừa lập biên bản tạm giữ để tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật đối với 65 tấn phân bón vi phạm nhãn của Công ty TNHH MTV TM XNK Chính Ph.
Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn? Bảo vệ người tiêu dùng

Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn?

TTTĐ - Bằng nhiều tên gọi khác nhau, các app fintech đang quảng cáo các gói tích lũy cùng mức lãi suất hấp dẫn, thậm chí cao hơn cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế việc các nhà đầu tư gửi tiền vào các app này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khung pháp lý cũng chưa rõ ràng.
Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép Đường dây nóng

Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép

TTTĐ - Tại xã Hoa Động (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng), 7 công trình 3 tầng được xây dựng từ năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa có giấy phép xây dựng. Hơn 1 năm trôi qua, vi phạm này vẫn chưa bị xử lý do chính quyền địa phương còn đang loay hoay… tìm chủ công trình.
Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ Đường dây nóng

Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ

TTTĐ - Các vụ kiện của ông Phạm Thế Hiển lắng xuống, gia tộc được yên ổn mấy năm để đoàn kết tôn tạo mộ phần, làm đường và dựng nhà tạm trên phần đất còn trống, góp phần làm đẹp quê hương. Tuy nhiên, bình yên chưa được bao lâu thì lại xảy ra vụ kiện tranh chấp đất khi có thêm người cháu sinh sống ở Mỹ đứng đơn.
Gia tộc ở Cà Mau lục đục vì tranh chấp đất khu mộ Đường dây nóng

Gia tộc ở Cà Mau lục đục vì tranh chấp đất khu mộ

TTTĐ - Khu mộ khá rộng, được tạo lập từ đầu thế kỷ XX giữa vùng đất hoang sơ, nay thuộc Phường 9, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã sầm uất dân cư. Ban đầu, khu đất chỉ có hai vợ chồng sinh sống từ cuối thế kỷ XIX, có 11 người con. Sau này, gia đình đông cháu chắt, sinh sống ở nhiều địa phương trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hơn chục năm nay, nhiều cháu trong dòng họ đã quay về kiện cáo tranh chấp khu đất mộ...
Xem thêm