Tag

Lợi nhuận 4 tháng của 10 hãng dược lớn hơn chi phí vắc-xin Covid-19 cho một nửa dân số nghèo nhất thế giới

Xã hội 14/05/2020 21:18
aa
TTTĐ - Ngày 14/5, tổ chức Oxfam cho biết, chi phí vắc-xin cho một nửa dân số nghèo nhất thế giới để ngừa virus Corona có thể ít hơn lợi nhuận của 10 hãng dược lớn nhất trong vòng 4 tháng. Trước thềm Kỳ họp Đại Hội đồng Y tế thế giới tuần tới, Oxfam hối thúc các Chính phủ và hãng dược đảm bảo vắc-xin, bộ xét nghiệm và điều trị sẽ không được bảo hộ độc quyền sáng chế và cung cấp công bằng đến tất cả các quốc gia, người dân.

Lợi nhuận 4 tháng của 10 hãng dược lớn hơn chi phí vắc-xin Covid-19 cho một nửa dân số nghèo nhất thế giới

Nhiều tập đoàn dược lớn trên thế giới đang nghiên cứu vắc-xin ngừa Covid-19 (Ảnh minh họa)

Bài liên quan

Điều gì xảy ra nếu không có vắc-xin ngừa Covid-19?

Việt Nam thử nghiệm vắc-xin phòng bệnh Covid-19

Viện Pasteur của Pháp vừa thử nghiệm vắc-xin chống Covid-19 trên chuột

Bộ Y tế và WHO hướng dẫn khi nào nên tiêm chủng trong dịch Covid-19?

Tập đoàn British American Tobacco (Mỹ) đang phát triển vắc-xin tiềm năng ngăn ngừa Covid-19

Kỳ họp trực tuyến sẽ diễn ra vào thứ Hai, ngày 18/5 với sự tham dự của đại diện Bộ Y tế từ 194 nước. Quỹ Gates ước tính chi phí mua sắm và chuyển giao vắc-xin an toàn và hiệu quả cho những người nghèo nhất thế giới vào khoảng 25 tỷ USD. Năm ngoái, 10 hãng dược lớn nhất có lợi nhuận là 89 tỷ USD, trung bình gần 30 tỷ USD chỉ trong 4 tháng.

Oxfam cảnh báo rằng, các nước giàu và các hãng dược lớn vì lợi ích riêng của mình có thể khiến nhóm người dân yếu thế không thể hoặc chậm được tiếp cận vắc-xin Covid-19, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Trong dự thảo Nghị quyết gửi Kỳ họp Đại Hội đồng Y tế thế giới, Liên minh Châu Âu đã đề xuất kêu gọi đồng sáng chế mang tính tự nguyện cho vắc-xin ngừa Covid-19, bộ xét nghiệm và thuốc điều trị. Nếu đề xuất này trở thành bắt buộc và được áp dụng toàn cầu thì tất cả các nước sẽ có thể sản xuất hoặc nhập khẩu vắc-xin, bộ xét nghiệm và thuốc điều trị với chi phí thấp.

Tuy nhiên, các tài liệu rò rỉ cho thấy đang có những nỗ lực nhằm loại bỏ các đề xuất về đồng sáng chế và nhấn mạnh việc tôn trọng độc quyền sáng chế của các công ty dược. Điều đó sẽ giúp các công ty này có thể độc quyền sản xuất và định giá bất kỳ loại vắc-xin, phương pháp điều trị và bộ xét nghiệm - mặc dù có thể tiền thuế do người dân đóng góp đang được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển của các công ty dược.

Ông Jose Maria Vera, quyền Giám đốc Điều hành của tổ chức Oxfam quốc tế cho rằng: "Chi phí cung cấp vắc-xin cho 3,7 tỷ người còn thấp hơn lợi nhuận trong 4 tháng của 10 hãng dược lớn nhất. Không đảm bảo được quyền tiếp cận vắc-xin miễn phí cho mọi người là điều đáng xấu hổ".

Vắc-xin, bộ xét nghiệm và thuốc điều trị nên được cung cấp theo nhu cầu, chứ không phải qua đấu giá. Chúng ta cần vắc-xin, bộ xét nghiệm, thuốc điều trị an toàn và không bảo hộ độc quyền được sản xuất đồng loạt trên toàn cầu, kèm theo một kế hoạch phân bổ công bằng và minh bạch. Một khi vắc-xin và thuốc điều trị được sản xuất sẽ xảy ra nguy cơ cao là các nước giàu có và hùng mạnh sẽ thắng thầu, các nước nghèo sẽ phải đợi, như họ đã làm trong cuộc cạnh tranh các thiết bị y tế thiết yếu khác như đồ bảo hộ và máy thở ô-xy.

Thế giới đang mong chờ nghiên cứu và sản xuất thành công vắc-xin Covid19 (Ảnh minh họa)
Thế giới đang mong chờ nghiên cứu và sản xuất thành công vắc-xin Covid19 (Ảnh minh họa)

Tháng 3 vừa qua, hãng dược Gilead đã chuyển hướng mở rộng độc quyền đối với một loại thuốc điều trị Covid-19 tiềm năng và chỉ từ bỏ sau khi vấp phải sự phản đối của công chúng. Gilead đã viện trợ phần lớn nguồn cung cấp thuốc remdesivir cho Chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, các báo cáo tin tức cho rằng công ty này có thể kiếm lợi đáng kể từ việc sản xuất thuốc tiếp theo. Các nhà phân tích phố Wall cho rằng, Gilead tính chi phí điều trị với giá cao hơn 4.000 USD cho mỗi bệnh nhân, mặc dù giá thành sản xuất thuốc chỉ vào khoảng 9 đô la Mỹ cho mỗi người.

Rất nhiều nước nghèo không thể tiếp cận được các vắc-xin và thuốc điều trị, do các quy định về bằng sáng chế cho phép các hãng dược độc quyền và có quyền định giá cao hơn khả năng chi trả của người bệnh.

Bệnh viêm phổi là sát thủ nguy hiểm nhất đối với trẻ em dưới 5 tuổi, cướp đi 2.000 mạng sống mỗi ngày. Trong hơn một thập kỷ, hàng triệu trẻ em không được tiêm vắc-xin do hãng dược Pfizer và GlaxoSmithKline định giá quá cao. Sau nhiều năm đấu tranh của Tổ chức Thầy thuốc không biên giới, cả hai hãng đã giảm giá bán vào năm 2016, tuy nhiên chỉ giảm cho những nước nghèo nhất, khiến hàng triệu trẻ em vẫn không thể tiếp cận được vắc-xin.

Oxfam đề xuất một kế hoạch toàn cầu gồm 4 điểm chính, trong đó kêu gọi: Bắt buộc chia sẻ toàn bộ mọi tri thức, dữ liệu và sở hữu trí tuệ về Covid-19 và cam kết các khoản đầu tư công cho hoạt động nghiên cứu thuốc điều trị hoặc vắc-xin sẽ bao gồm điều kiện không cấp bằng sáng chế độc quyền và tất cả mọi người đều có thể tiếp cận.

Cam kết tăng cường khả năng sản xuất và phân phối vắc xin bổ sung trên phạm vi toàn cầu với sự tài trợ từ các nước giàu. Điều này bao gồm việc xây dựng các nhà máy tại các quốc gia sẵn sàng chia sẻ và đầu tư ngay từ bây giờ để bổ sung hàng triệu nhân viên y tế tham gia phòng chống, chữa trị và chăm sóc các bệnh nhân trong hiện tại và tương lai.

Thống nhất một kế hoạch phân phối công bằng trên toàn cầu. Đảm bảo vắc-xin với mức giá thấp có lợi cho các nước nghèo và được phân phối dựa trên nhu cầu mà không phụ thuộc vào khả năng chi trả. Vắc-xin, thuốc điều trị và bộ xét nghiệm cần được sản xuất và chuyển giao tới Chính phủ tất cả các nước, lý tưởng với giá không quá 2 USD một liều vắc-xin. Tại các điểm điều trị, tất cả mọi người có nhu cầu đều có thể tiếp cận miễn phí.

Cam kết cải tổ hệ thống nghiên cứu và phát triển thuốc điều trị mới. Hệ thống hiện nay đặt lợi nhuận của các hãng dược phẩm lên trên sức khỏe người dân bởi rất nhiều loại thuốc lợi nhuận thấp không bao giờ được sản xuất, trong khi nhiều loại thuốc điều trị khác có giá vượt quá khả năng chi trả của những nước nghèo.

Ông Vera nhấn mạnh: "Cung cấp vắc xin với giá cả phải chăng cho tất cả mọi người sẽ cần tới sự hợp tác toàn cầu chưa từng có tiền lệ. Các Chính phủ cần dỡ bỏ những quy định không phù hợp và đặt ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người lên trên việc bảo hộ độc quyền sáng chế và lợi nhuận của các tập đoàn dược. Các Chính phủ phải đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau".

Đọc thêm

Tăng cường kiểm tra, xử lý ô nhiễm nước sông Cầu Bây Môi trường

Tăng cường kiểm tra, xử lý ô nhiễm nước sông Cầu Bây

TTTĐ - Thành phố Hà Nội kiên quyết không cấp phép đầu tư, cấp phép môi trường, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án, cơ sở không có biện pháp xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi xả ra sông Cầu Bây.
Ông Nguyễn Văn Minh giữ chức Tổng Biên tập Báo Công Thương Xã hội

Ông Nguyễn Văn Minh giữ chức Tổng Biên tập Báo Công Thương

TTTĐ - Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô hỗ trợ gia đình nam sinh bị đánh chấn thương sọ não Muôn mặt cuộc sống

Báo Tuổi trẻ Thủ đô hỗ trợ gia đình nam sinh bị đánh chấn thương sọ não

TTTĐ - Cảm thương với hoàn cảnh nam sinh lớp 8 bị đánh chết não, Báo Tuổi trẻ Thủ đô và bạn đọc đã chung tay giúp đỡ, ủng hộ gia đình nạn nhân 50 triệu đồng.
Một công dân được Giám đốc Công an TP Đà Nẵng tặng Giấy khen Muôn mặt cuộc sống

Một công dân được Giám đốc Công an TP Đà Nẵng tặng Giấy khen

TTTĐ - Một nam thanh niên tại TP Đà Nẵng vừa được Công an TP khen thưởng do có thành tích phối hợp bắt giữ đối tượng "Chống thi hành công vụ".
Thừa Thiên - Huế: Chuẩn bị đấu giá mỏ đất hơn 7,8 triệu m3 Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Chuẩn bị đấu giá mỏ đất hơn 7,8 triệu m3

TTTĐ - Mỏ đất tại núi Cảnh Dương, xã Lộc Thủy và xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc) có trữ lượng phê duyệt hơn 7,8 triệu m3 cùng 130,6 ngàn m3 đá tảng.
Sẵn sàng giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Muôn mặt cuộc sống

Sẵn sàng giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới

TTTĐ - Trong 2 ngày 26 - 27/3, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Đại tá Dương Thế Võ, Phó Tham mưu trưởng BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, rà soát công tác chuẩn bị các hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Tô thắm sắc xanh biên cương Muôn mặt cuộc sống

Tô thắm sắc xanh biên cương

TTTĐ - TTTĐ - Đồn Biên phòng Bắc Sơn là đơn vị tiên phong tại Quảng Ninh tổ chức phát động trồng tre bảo vệ biên giới. Phong trào này được đơn vị duy trì liên tục gần 20 năm qua.
Giải quyết dứt điểm các vướng mắc về pháp lý cho chuyển đổi xanh Môi trường

Giải quyết dứt điểm các vướng mắc về pháp lý cho chuyển đổi xanh

TTTĐ - Ngày 27/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp bà Mary L.Schapiro, Phó Chủ tịch Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (GFANZ).
Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi Môi trường

Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 27/3, khu vực Nam Bộ đã có nắng nóng với nhiệt độ lúc 13 giờ phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C.
Cao Bằng: Mưa to, gió lốc làm tốc mái hàng trăm ngôi nhà Muôn mặt cuộc sống

Cao Bằng: Mưa to, gió lốc làm tốc mái hàng trăm ngôi nhà

TTTĐ - Ngày 27/3, do ảnh hưởng của hội tụ gió, địa bàn huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, đã xảy ra mưa to, gió lốc nhiều giờ liên tục, làm tốc mái nhiều nhà ở của nhân dân.
Xem thêm