Tag

Lớp doanh nhân đi trước nói gì về Bà Nà?

Du lịch 18/06/2019 15:16
aa
TTTĐ - Không ít doanh nhân hơn một thập kỷ trước đã “bươn chải” trên đỉnh núi Chúa của Đà Nẵng nhưng chưa tìm thấy thành công. Cũng nhiều người ôm hoài bão đánh thức vùng đất thiên đường đó, nhưng đành từ bỏ bởi nhiều khó khăn không vượt qua nổi. Sau 10 năm lặng lẽ đứng sau sự vươn mình bừng tỉnh của Bà Nà, họ- những người Bà Nà xưa cũ ấy – lại thầm lặng mừng vui cho vùng đất mình đau đáu yêu thương.

Lớp doanh nhân đi trước nói gì về Bà Nà?

Ông Đặng Văn Mười – Chủ khách sạn Lệ Nim trên đỉnh Bà Nà

Bài liên quan

Ra mắt show nghệ thuật đẳng cấp quốc tế "Vũ hội Ánh dương" tại Bà Nà Hills

Chỉ cần nhìn ekip sáng tạo này là đủ thấy “Vũ hội Ánh Dương” sẽ hoành tráng cỡ nào

Giám đốc Bà Nà Hills bật mí kế hoạch táo bạo của “Khu du lịch hàng đầu Việt Nam”

Chủ tịch HĐQT Sun Group hé lộ “nước cờ hay”

Cựu tay vợt số 1 thế giới từng giành giải 18 Grand Slam trải nghiệm Bà Nà Hills

10 năm Bà Nà và ký ức của người mở lối xây cáp treo

Rót tâm huyết cho vùng núi Chúa

Ngồi bên cạnh chúng tôi trong một quán cafe tĩnh lặng giữa Đà thành nhộn nhịp, ông Đặng Văn Mười – Chủ khách sạn Lệ Nim trên đỉnh Bà Nà, cũng là một trong những doanh nhân đầu tiên mạnh dạn đầu tư lên Bà Nà 20 năm trước bảo: Tới tận lúc này, ông vẫn nuối tiếc tiềm năng to lớn của vùng đất ấy.

“Nét cố kính trên vẻ điêu tàn ghi hằn dấu ấn thời gian của những ngôi biệt thự xây dựng từ thời Pháp, những bìa rừng nguyên sơ như cả trăm năm vẫn vậy; hay đơn giản chỉ là những cái khẽ rùng mình khi sương lạnh len qua áo khoác. Khí hậu ôn hòa, cảnh từ Núi Chúa nhìn về Đà Nẵng đẹp như một bài thơ…”, nét mặt ông Mười như trẻ lại hàng chục tuổi khi nhắc về Bà Nà xưa, về một thời đam mê.

Ông Nguyễn Vọng – một doanh nhân khác cũng từng bị hút hồn bởi vẻ đẹp và tiềm năng quá lớn của mảnh bình nguyên trên đỉnh núi Chúa mà chấp nhận đổ tiền của, công sức, với mong muốn đánh thức Bà Nà.

Lớp doanh nhân đi trước nói gì về Bà Nà?

“Điểm hấp dẫn của Bà Nà khi ấy là sự hoang sơ đến thuần khiết. Không khí trong trẻo, cảnh quan thì quá đẹp khi có những biệt thự cổ kính nằm nép bên những đồi thông cổ thụ. Bốn bề chim thú và hoa rừng tạo nên một thế giới khác biệt hẳn với thành phố ồn ào,” ông Vọng nhớ lại.

Và một trong những lý do không kém phần quan trọng để hai doanh nhân này quyết định “xuống tiền” tái thiết lại thời kỳ hoàng kim cho Bà Nà là vị trí địa lý vô cùng đắc địa của nó cũng như những động thái tích cực từ phía “thành phố sông Hàn”.

Nhìn trên địa đồ, Bà Nà chỉ cách trung tâm Đà Nẵng 40 cây số, một khoảng cách không quá xa để đi du lịch trong ngày. Thêm vào đó, trong quyết tâm hồi sinh khu nghỉ mát xưa, lãnh đạo Đà Nẵng bấy giờ đã phê duyệt một quỹ đất lớn trên đỉnh, một mặt kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư; mặt khác cũng xây dựng hẳn một tuyến đường ô tô từ quốc lộ 1 lên chân núi và khôi phục con đường từ An Lợi lên đỉnh núi Chúa. Tính tới năm 2003, tuyến đường mòn lên đỉnh núi đã được mở rộng thêm gần 1m với 28 điểm cua và các hành lang an toàn.

Tiềm năng du lịch lớn cộng với điều kiện hạ tầng đang từng bước được cải thiện là những yếu tố khiến cho những nhà đầu tư như ông Vọng và ông Mười tin tưởng vào tương lai sáng lạn trên bình nguyên Bà Nà.

Lớp doanh nhân đi trước nói gì về Bà Nà?

“Ban đầu tôi cũng xác định, mình làm ở đây trước là vì đam mê, tâm huyết, muốn giữ cái đẹp nơi này. Về sau, nhu cầu của khách du lịch tăng lên thì chúng tôi mới đầu tư lớn hơn,” ông Mười chia sẻ.

Cũng với lý do tương tự, ông Nguyễn Vọng đã xây dựng nhiều nhà nghỉ, khu thể thao, khu dã ngoại để phục vụ du khách.

Tính tổng thể trong giai đoạn 1997-2007, tại khu vực đỉnh đã có 3 điểm lưu trú, nghỉ dưỡng quy mô vài chục phòng. Một doanh nghiệp nhà nước là Công ty du lịch Danatour khi đó cũng đã đầu tư cáp treo loại nhỏ dài 1,5km qua lại từ đồi Vọng Nguyệt đến đỉnh Bà Nà từ năm 1999.

Những tưởng với sự đầu tư này, Bà Nà sẽ vươn mình trở thành một “Đà Lạt miền Trung” thu hút du khách cả trong và ngoài nước. Nhưng thực tế chẳng như lòng người mong đợi...

Lực cản từ… giao thông

Đối với những người làm du lịch tại Bà Nà thời điểm ấy, con đường dẫn lên khu du lịch mặc dù đã được đầu tư chỉnh trang nhưng vẫn là một nỗi ám ảnh kinh hoàng.

Ông Nguyễn Vọng vẫn còn nhớ như in những khúc cua tay áo gấp đến nghẹt thở trên từng đoạn đèo: “Đường xá rất nguy hiểm ngay cả với những tay lái cứng nhất.”

Còn ông Mười thậm chí gọi cung di chuyển này bằng cái tên cũ rích hơn 100 năm về trước: Đường phu kiệu. “Ngày xưa, để lên Bà Nà, các bà đầm của quan chức Pháp vẫn được phu kiệu An Nam khênh lên núi. Thời điểm đầu những năm 2.000 mặc dù không còn cảnh này nhưng để ngồi ôtô vượt những khúc cua cũng cần phải có lòng can đảm rất lớn,” vị doanh nhân kể lại.

Cũng vì giao thông quá khó khăn, ông Mười đã phải mất đúng 8 năm ròng để hoàn tất việc xây dựng các công trình của mình. Toàn bộ việc vận chuyển nguyên vật liệu lên núi đều phải được thực hiện thủ công bằng sức người.

Lớp doanh nhân đi trước nói gì về Bà Nà?

Cũng vì con đường quá khủng khiếp ấy nên lượng khách đến với Bà Nà trong 10 năm này rất khiêm tốn. Trong hồi ức của mình, nguyên Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng Dương Thị Thơ đã viết những dòng rất thật: “Dù cố gắng đến đâu, lượng khách đến Bà Nà cả năm cũng chỉ đạt mốc 20.000 bởi vì con đường quanh co khiến du khách lo sợ. Vào mùa đông hầu như chỉ có nhân viên canh giữ.”

Thêm nữa, việc chỉ khai thác được du lịch vào 3 tháng hè khiến cho tình trạng của các doanh nghiệp càng trở nên… bi đát.

“Thời gian ấy, chúng tôi cung cấp đủ các dịch vụ từ lưu trú, dã ngoại, café, khu vui chơi thể thao nhưng lượng khách vẫn rất ít. Cả 3 đơn vị khác như Dana tour, Lệ Nim và Ba Na By Night cũng trong tình cảnh tương tự. Vấn đề giao thông trở thành lực cản rất lớn với tất cả các doanh nghiệp đầu tư tại đỉnh núi này,” ông Nguyễn Vọng giải thích.

“Bà Nà cần một cú hích và chúng tôi ủng hộ”

Khi Đà Nẵng kêu gọi Sun Group đầu tư xây dựng lại Bà Nà, niềm vui xen lẫn nỗi buồn với những người đau đáu cho sự phát triển của nơi họ yêu như máu thịt của mình. Ông Mười kể: “Buồn lắm chứ, đó là tâm huyết của mình mà. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng rất vui vì lúc này thực sự Bà Nà đang cần có một cú hích, một tập đoàn có năng lực tài chính mạnh để nó phát triển được đúng tầm, từ đó kéo cả ngành du lịch của thành phố lên mức độ tương xứng”.

“Còn tôi, trước năm 2007, cũng đã nghĩ đến và có đề xuất với thành phố cần xem xét để xây dựng một tuyến cáp treo từ chân núi lên đỉnh Bà Nà, đồng thời đầu tư con đường từ Hòa Khánh lên Hòa Ninh. Có như thế Bà Nà mới phát triển được. Vì vậy, khi biết chủ đầu tư mới sẽ đầu tư cáp treo vượt lên núi, tôi rất vui và hy vọng dự án sẽ thành công”, ông Nguyễn Vọng thẳng thắn.

10 năm sau khi dừng kinh doanh ở Bà Nà, ông Vọng và ông Mười trở lại thăm núi Cấm. Những người Bà Nà xưa ấy đã thấy miền đất họ đau đáu một thời thay đổi rực rỡ, trong một hình hài mang tầm quốc tế. Họ nhẹ lòng, bởi tâm huyết của mình năm nào, giờ đã được một doanh nghiệp có tiềm năng tiếp bước, phát triển.

Đọc thêm

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam" Điện ảnh - Âm nhạc

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam"

TTTĐ - Đầu tháng tư tới, nhóm nữ họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm chung lần thứ 10 tại Hà Nội mang tên "Sắc màu Bắc Trung Nam". Mỗi người một cá tính, con đường sáng tạo nhưng họ đều muốn mang đến những đóa hoa tươi thắm cho đời.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê Văn học

Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Tưởng tượng" của tác giả Bùi Thị Thu Lê.
Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai" Văn học

Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai"

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Một vòng trần ai" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội Văn hóa

Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội

TTTĐ - Bằng cách ứng dụng công nghệ, những lễ hội trên địa bàn Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của công chúng Thủ đô và nhiều du khách. Đây được cho là dấu hiệu khởi sắc trong tiến trình các quận, huyện của thành phố Hà Nội triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”.
Phong cách năng động, trẻ trung của Hoa hậu Thu Hoài Văn hóa

Phong cách năng động, trẻ trung của Hoa hậu Thu Hoài

TTTĐ - Dù công việc khá bận rộn, song doanh nhân kiêm hoa hậu Thu Hoài vẫn duy trì tập luyện các bộ môn thể thao cô yêu thích như: Gym, Yoga, Pilates… Gần đây, bà mẹ 3 con còn gây chú ý khi chơi lại bộ môn golf.
Xem thêm