Tag

Lùi xa để thấy yêu thêm Hà Nội

Văn hóa 17/09/2019 07:15
aa
TTTĐ- Đã bao giờ bạn đi đâu khỏi Hà Nội một thời gian? Đi công tác, đi chơi, đi học, hay chuyển hẳn đến sinh sống ở nơi khác? Còn tôi, dù chỉ là trong tưởng tượng, tôi cũng thấy mình nhớ Hà Nội vô bờ. Có những lúc như thế mới thấy, đôi khi mình cần phải lùi xa hơn để thấy thêm yêu Hà Nội bằng tình yêu mà khi ở gần mình không cảm nhận được.

Lùi xa để thấy yêu thêm Hà Nội

Hồ Gươm, biểu tượng thân thương của Hà Nội

Bài liên quan

Thêm hai phim ngắn về Hà Nội được phát sóng trên kênh CNN

Nhiều hoạt động Trung thu giúp các em nhỏ hiểu rõ về văn hóa truyền thống

Bài 3: Thay đổi trong văn hóa ứng xử nơi công sở là xu thế tất yếu

Người dân và du khách quốc tế hào hứng với "Ngày hội vì hòa bình"

Tôi vẫn nhớ, lần vào Đà Lạt, đi trong cái lạnh se se, lại chợt thấy thèm một mùi đặc trưng của phố phường Hà Nội lúc chớm thu. Dường như nét tương đồng về thời tiết của Đà Lạt và Hà Nội để “hai đầu nỗi nhớ” trở nên da diết hơn.

Chả thế mà, dù ở “xứ sở ngàn thông”, nơi có rất nhiều quán cà phê đẹp như tranh, tôi lại thèm vị cà phê Hà Nội. Nhớ càphê thơm nồng nàn và ấm sực lan tỏa quanh phố Lê Văn Hưu nơi cà phê Mai hàng sáng vẫn hào phóng tỏa thứ mùi hương quyến rũ này để khơi gợi bao nhiêu kí ức trong những người trót đi xa Hà Nội.

Mỗi người gắn bó với cà phê Hà Nội bằng một góc nhớ quen thuộc. Hẳn nhiên góc nhớ ấy sẽ gợi cho chúng ta bạn bè, đồng nghiệp, người thương hay một chỗ để suy tư, một nơi để lưu dấu về những kỉ niệm đẹp và không đẹp. Chỗ uống cà phê thú vị nhất với tôi chỉ là khi được ngồi ở cái quán cà phê ven hồ Gươm.

Đã nhiều năm nay, cứ lúc nào thời tiết mát mẻ, hay buổi sớm mai sương còn lững lờ buông trùm tàng cây sấu ven hồ, tôi lại tìm đến đây chọn một chiếc ghế có thể nhìn ra hồ, càng sát hồ càng tốt, gọi một li cà phê đen. Uống cà phê ở đây chỉ như một cái cớ, chứ khó mà khen cà phê ở đây ngon.

Hồ Gươm nhìn từ quán cà phê bên hồ
Hồ Gươm nhìn từ quán cà phê bên hồ

Hà Nội có nhiều quán cà phê nhưng không quán cà phê nào có được một vị trí đắc địa như ở hồ Gươm, thành thử nhiều người vẫn chọn hồ Gươm làm chốn để ngồi. Ngồi đó, uống chỉ là phụ. Ngắm hồ Gươm trôi đi trong từng khoảnh khắc và thu nhận vào đó những câu chuyện, những phận người bám lấy hồ Gươm để mưu sinh lại là một trải nghiệm.

Cô bạn tôi nhiều đời sinh sống ở Mễ Trì, theo tiếng gọi trái tim, cô hiện sống ở TP Hồ Chí Minh với gia đình nhỏ của mình nhưng mỗi lần về Hà Nội cũng thường hẹn tôi ra ngồi cà phê ven hồ Gươm. Dường như, nếu về Hà Nội mà không đến với hồ Gươm, với tháp rùa, nhìn nhịp sống chậm trôi dưới chiếc đồng hồ ở Bưu điện Hà Nội thì chưa phải là về với thành phố cố hương của mình.

Đó là thói quen của những người con đã xa Hà Nội. Cô bảo, có lẽ đó là thói quen khó bỏ nhất.

Có người khi ngồi ở quán này còn thắc mắc, sao ở đây người ta không chế ra một loại cà phê, đặt tên riêng là “cà phê hồ Gươm”? Hẳn hoi như vậy, có khi lại trở thành một thương hiệu nổi tiếng. Tôi nghĩ, rồi thế nào cũng có người làm như thế.

Bún ốc, một món ngon trong góc nhớ của Hà Nội
Bún ốc, một món ngon trong góc nhớ của Hà Nội

Xa Hà Nội, mỗi người sẽ có một nỗi nhớ rất riêng. Có sáng ở Cần Thơ, tôi thấy thèm và nhớ đến da diết một bát... bún. Nhiều người đi xa thường nhớ phở Hà Nội, tôi thấy phở đã và đang bị biến dạng đi nhiều, nhiều thương hiệu phở nổi tiếng của Hà Nội xưa đã không còn hoặc bị mạo nhận, thành thử đã lâu rồi tôi không thích ăn phở nữa.

Tôi nghĩ bún mới là món “rất Hà Nội”. Từ bún, người ta chế ra nào bún ngan, bún thang, bún riêu; nào bún ốc, bún chả, bún móng giò; rồi bún đậu chấm mắm tôm, bún dọc mùng… Buổi sáng tôi thường ăn bát bún sườn ở một ngách nhỏ đầu phố Trần Hưng Đạo, đoạn gần góc cắt với phố Phan Huy Chú.

Trong ngõ này có hai, ba hàng bán quà sáng. Hút sâu trong ngõ là một lớp học nho nhỏ của các em tuổi mẫu giáo. Ăn bún ở đây tôi thường gọi thêm một cốc chè xanh. Bà bán nước quãng gần tuổi 70, sáng nào cũng đun một nồi chè xanh thật lớn, ủ nóng.

Nhìn hình ảnh này những người ở xa Hà Nội chỉ muốn ùa về thành phố yêu thương của mình với một nỗi nhớ rất dịu ngọt
Nhìn hình ảnh này những người ở xa Hà Nội chỉ muốn ùa về thành phố yêu thương của mình với một nỗi nhớ rất dịu ngọt

Nếu là mùa hè, khách yêu cầu thì bà cho thêm cục đá, còn mùa đông hay mùa thu như bây giờ, khách cầm cốc chè xanh lên tay và nhấp cái vị chan chát ấy, rồi cả cốc nước hết lúc nào không hay. Đó là một hương vị xưa còn sót lại, không nhiều, trong thói quen của một bộ phận người sống ở Hà Nội hôm nay.

Dù đã giữa thu, thời tiết Hà Nội vẫn đang ở mức nắng nóng rát da. Những cơn gió khô hanh càng làm cho người có việc phải đi ngoài đường cảm thấy khát nước hơn. Đó là lúc những bình sấu ngâm để dành phát huy tác dụng.

Những trái sấu quắt queo lại vì đã trút ra hết thứ nước chua dịu đặc trưng của mình. Mùi nước sấu hẳn không còn tươi ngon như thứ sấu đúng mùa nhưng bù lại sẽ đậm vị gừng hơn. Đó lại chính là cái hay của nước sấu Hà Nội.

Bởi lẽ, vị gừng ấy sẽ khiến người uống không bị lạnh bụng nếu như vì quá háo mà cho nhiều đá lạnh. Nếu uống vào buổi tối mùa thu, vị gừng cũng làm ta ấm bụng và bảo vệ ta trước những cơn gió buổi đêm đã dịu hơn rất nhiều.

Một lần ở Phú Quốc, uống chai nước sâm dứa, tôi lại nhớ vị nước sấu Hà Nội đến nao lòng. “Hình như trong máu của người Hà Nội cũng có một chút vị sấu”, ai đó nói như vậy quả không ngoa. Bao nhiêu thứ nước uống trên đời đều khó có ấn tượng như nước sấu.

Trong các quán ăn của Hà Nội bây giờ có rất nhiều loại nước uống của miền Nam, của các nơi trên thế giới. Nước sấu không còn chiếm vị trí như xưa nhưng có lùi xa Hà Nội như tôi ở Phú Quốc hôm ấy mới thấy, cái gì đã thành “gia vị của kí ức” rồi thì sẽ chẳng bao giờ thấy cái gì thân thương, gần gũi đến như thế.

Nhắc tới những hương vị xưa cũ khi xa Hà Nội, về mùa thu, nhiều người nhớ tới cốm. Đúng, cốm Vòng đã vào thơ vào nhạc vào những trang văn lấp lánh khiến cốm trở thành thứ để người ta nhớ về mùa thu Hà Nội, và muốn nếm thử cùng chuối trứng cuốc.

Cốm- thứ quà gói ghém cả mùa thu Hà Nội trong từng hạt nhỏ
Cốm- thứ quà gói ghém cả mùa thu Hà Nội trong từng hạt nhỏ

Có một thời cốm Hà Nội khiến người ta khiếp sợ và kinh hãi bởi… xanh lè màu hóa chất. Cứ tưởng, cứ ngỡ, cứ buồn… Vậy mà sau cú sốc tinh thần ấy, đúng là “lửa thử vàng”, cốm được chú trọng, bảo tồn, giữ gìn hình ảnh hơn để bây giờ, cốm Vòng, cốm Mễ Trì phát triển hơn bao giờ hết.

Làng cốm rộn ràng nhịp sản xuất. Người bán buôn trên mạng cũng gặp dịp được thời chuyển cốm đi khắp trong Nam ngoài Bắc, thậm chí hút chân không đóng gói gửi cả ra nước ngoài. Người chuộng cốm còn để ngăn đá tủ lạnh tích trữ để thưởng thức quanh năm.

Tôi đã từng được nếm vị cốm Hà Nội ở tận đất mũi Cà Mau, quả là một cảm giác xúc động, thiêng liêng chưa từng thấy. Gặp lại hương vị Hà Nội ở nơi cuối cùng bản đồ Việt Nam, rưng rưng, bồi hồi thôi chưa đủ, mà gần như chảy nước mắt nghẹn ngào. Thấy cả một bầu trời thu Hà Nội, thấy cả vị lá sen già ủ kín lòng bàn tay, thấy cả những đường phố dài xao xác hơi may, chạy thẳng vào tim mình một nỗi nhớ rất dịu ngọt.

Trong tôi, có những phố ngập tràn hương vị mà mỗi khi xa Hà Nội, tôi thường da diết nhớ. Đó là phố Thuốc Bắc và Lãn Ông. Tôi chưa bao giờ tới đây bốc thuốc, nhưng con phố này thường khiến tôi thấy thèm được nhiều lần dạo bước.

Vì ở đó, chỉ cần bước vào đầu phố, bất kể lúc nào, đều thấy mùi hương thoang thoảng của các vị thuốc tỏa ra. Tôi thích đi bộ ở đây vào tầm 9 giờ khuya, hay sớm mai tinh khiết. Khi đó, các cửa hàng đã đóng cửa, hoặc chỉ còn hé ra chút ít. Lúc ấy, những cô những chị bán hàng không ngồi chễm chệ trên hè phố lia xia mời mọc cùng la liệt những bọc những bịch nilon.

Lúc ấy, bạn sẽ thấy Hà Nội thật đáng yêu, vì mùi vị, vì những bảng hiệu cũ kỹ, đượm màu thời gian của phố cũ Hà Nội. Và đôi khi, người ta có thể yêu hơn Hà Nội vì những điều tưởng như giản dị ấy.

Đọc thêm

Văn Mai Hương, Hứa Kim Tuyền cùng nhận Giải cống hiến 2024 Điện ảnh - Âm nhạc

Văn Mai Hương, Hứa Kim Tuyền cùng nhận Giải cống hiến 2024

TTTĐ - Giải thưởng Album của năm thuộc về album Minh tinh của Văn Mai Hương với sự đồng hành của Hứa Kim Tuyền.
Á hậu Trang Viên ra mắt tập thơ "Ru tình" Văn học

Á hậu Trang Viên ra mắt tập thơ "Ru tình"

TTTĐ - Sau thành công của tập thơ đầu tay “Đêm mặn” với gần 5.000 cuốn, Á hậu Trang Viên tiếp tục gửi đến độc giả tác phẩm mới nhất mang tên "Ru tình".
Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam Văn hóa

Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

TTTĐ - Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ Điện ảnh - Âm nhạc

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam" Điện ảnh - Âm nhạc

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam"

TTTĐ - Đầu tháng tư tới, nhóm nữ họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm chung lần thứ 10 tại Hà Nội mang tên "Sắc màu Bắc Trung Nam". Mỗi người một cá tính, con đường sáng tạo nhưng họ đều muốn mang đến những đóa hoa tươi thắm cho đời.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Xem thêm