Tag

Lùm xùm vụ cấp tín dụng cho dự án Bệnh viện Ngọc Tâm: Sacombank nói gì?

Đường dây nóng 05/04/2022 14:00
aa
TTTĐ - Được Nhà nước giao 2,9ha đất để xây bệnh viện, nhưng Công ty CP Bệnh viện Ngọc Tâm không triển khai thực hiện mà đem đi góp vốn, sang nhượng, rồi thế chấp Sacombank để vay hàng trăm tỷ đồng cho mục đích khác.
Ngành thuế “sờ gáy” Sacombank-SBS Vụ mua nhà thông qua Sacombank 4 năm chưa được sang tên: Quy trình xử lý hồ sơ vay có “vấn đề”? Mua nhà thông qua Sacombank, 4 năm chưa được sang tên? Sacombank vay 5.000 tỷ đồng trái phiếu

Xin xong chuyển nhượng dự án

Năm 2006, UBND TP HCM có Quyết định số 1694/QĐ-UBND giao Công ty CP Đầu tư và Thương mại Đặng Trần (Công ty Đặng Trần) 32.396m² đất tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2 (nay là TP Thủ Đức) để đầu tư xây dựng bệnh viện với thời hạn 50 năm.

Ngày 10/8/2007, Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TNMT) TP HCM cấp Giấy CNQSDĐ cho Công ty Đặng Trần với diện tích 29.070m² (giảm hơn 3.000m² do trừ lộ giới đường), mục đích sử dụng đất là để xây dựng bệnh viện.

Khu đất dự án Bệnh viện Ngọc Tâm hiện nay
Khu đất dự án Bệnh viện Ngọc Tâm hiện nay

Do đây là dự án đầu tư xã hội hoá trong lĩnh vực y tế theo Nghị định 198 năm 2004 của Chính phủ nên cơ quan chức năng TP HCM cho Công ty Đặng Trần chỉ đóng tiền giá trị đất bằng với giá tiền bồi thường giải phóng mặt bằng là 22,2 tỷ đồng; Còn tiền sử dụng đất được miễn đóng.

Tuy nhiên, khi cấp Giấy CNQSQDĐ cho Công ty Đặng Trần, Phòng Quản lý sử dụng đất (nay là Phòng Quản lý đất đai, Sở TNMT) đã tham mưu để ông Trần Thế Ngọc - thời điểm đó là Giám đốc Sở TNMT TP HCM ký cấp Giấy chứng nhận số AI 334094 ngày 10/8/2007 cho Công ty Đặng Trần chỉ thể hiện “giao đất có thu tiền sử dụng đất”, trong khi đúng ra phải là “giao đất có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn”. Điều này là không thực hiện đúng ý kiến của UBND TP HCM.

Sau khi được cấp Giấy CNQSDĐ, Công ty Đặng Trần đã đổi tên thành Công ty CP Đầu tư và Thương mại Việt Tín (Công ty Việt Tín). Tháng 7/2008, Sở TNMT cũng đã cập nhật biến động sang tên trên giấy chứng nhận cho người sử dụng đất là công ty này.

Đến tháng 2/2009, UBND TP HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Việt Tín để đầu tư dự án Bệnh viện Ngọc Tâm. Theo giấy chứng nhận đầu tư thì bệnh viện chính thức hoạt động kể từ tháng 10/2010; Trong trường hợp nếu sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận mà dự án không triển khai hoặc triển khai chậm tiến độ quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện thì có thể bị thu hồi và chấm dứt hoạt động dự án.

Quy định là vậy nhưng khi vừa mới thi công xong phần ép cọc (khởi công từ tháng 5/2009 đến tháng 10/2009), doanh nghiệp này ngưng triển khai và “đắp chiếu” cho đến nay.

Không những thế, ngay từ thời điểm tháng 4/2009, Công ty Việt Tín đã lập hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất của chính khu đất trên với Công ty CP Bệnh viện Ngọc Tâm (Công ty Ngọc Tâm - công ty gia đình của “đại gia” Đặng Phước Dừa), với trị giá góp vốn là 105 tỷ đồng.

Đến tháng 7/2012, Công ty Việt Tín chuyển nhượng hẳn dự án trên cho chính Công ty Ngọc Tâm với giá “0 đồng”. Đến tháng 3/2013, Công ty Việt Tín bán luôn khu đất trên cho Công ty Ngọc Tâm với giá 65 tỷ đồng.

Thanh tra, giám sát ngân hàng chỉ ra nhiều vi phạm

Không chỉ mang dự án đi góp vốn, chuyển nhượng, ông Đặng Phước Dừa và con gái cũng nhiều lần mang đi thế chấp ngân hàng để vay hàng trăm tỷ đồng cho mục đích khác.

Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2014 - 2016, ông Đặng Phước Dừa và con gái Đặng Phước Thủy Tiên với tư cách là đại diện Công ty Ngọc Tâm đã dùng chính sổ đỏ khu đất dự án Bệnh viện Ngọc Tâm để 3 lần đem thế chấp Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Bình Thạnh (Sacombank - CN Bình Thạnh) vay tổng số tiền 273 tỷ đồng.

Thời gian qua, lại xuất hiện thông tin về việc chuyển nhượng dự án Bệnh viện Ngọc Tâm dù đã có chỉ đạo thu hồi
Thời gian qua, lại xuất hiện thông tin về việc chuyển nhượng dự án Bệnh viện Ngọc Tâm dù đã có chỉ đạo thu hồi dự án

Đáng nói, việc cho vay thế chấp này đã được Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng TP HCM chỉ ra nhiều thiếu sót như: Quá trình nhận thế chấp và cho vay của Sacombank - CN Bình Thạnh chưa căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của đơn vị góp vốn cho cả 3 lần vay thế chấp dù dự án có hiệu quả hay không; Sacombank - CN Bình Thạnh không thu thập báo cáo tài chính, thẩm định tình hình tài chính của bên vay mà chỉ căn cứ vào hợp đồng hợp tác kinh doanh hưởng lợi tức để xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng không có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; Thời điểm Sacombank - CN Bình Thạnh thẩm định cho Công ty Ngọc Tâm vay vốn theo phương án “góp vốn đầu tư dự án” trong khi giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty Ngọc Tâm không đăng ký hoạt động góp vốn đầu tư dự án.

Bên cạnh đó, Sacombank - CN Bình Thạnh thẩm định nguồn trả nợ căn cứ lợi tức và hoàn trả vốn góp được thỏa thuận tại hợp đồng hợp tác nhưng việc đánh giá chưa căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của đơn vị góp vốn và chưa căn cứ vào hiệu quả hoạt động cụ thể của phương án hợp tác là chưa chặt chẽ, chưa đầy đủ theo Khoản 2 Điều 15 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

Đặc biệt, Sacombank - CN Bình Thạnh có kiểm tra, giám sát vốn vay định kỳ đối với các khoản vay của Công ty CP Bệnh viện Ngọc Tâm nhưng việc kiểm tra chỉ nhằm hợp thức hóa công tác kiểm tra là chưa thực hiện đúng khoản 4, Điều 94 Luật các Tổ chức Tín dụng 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010...

Tuy nhiên, mọi thông tin liên quan đến việc xử lý sai phạm trong vụ việc sau đó đều rơi vào im lặng. Dư luận cho rằng Sacombank đã có những mập mờ và ưu ái riêng cho Công ty Ngọc Tâm khi cấp vốn.

Sacombank nói gì?

Liên quan đến vấn đề cấp tín dụng trên, ngày 15/3, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có buổi làm việc với đại diện Sacombank.

Ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng giám đốc Sacombank cho biết: Về hồ sơ cho vay, Sacombank khẳng định là đúng quy trình, thủ tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Sacombank. Ngân hàng khi giải quyết hồ sơ cho vay là hoàn toàn khách quan và khách hàng này (Công ty Ngọc Tâm) hay khách hàng khác đều phải thực hiện những quy trình, thẩm định tín dụng và cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. “Mình đúng thì mình mới làm”, ông Tuệ khẳng định.

Ông Tuệ cũng cho biết, trước đó Thanh tra giám sát ngân hàng có làm việc với Sacombank, nhưng các vấn đề liên quan đến việc kiến nghị xử lý là không có. “Khi Thanh tra họ vào, họ có phân tích, đưa ra những ý kiến, những nhận định. Tuy nhiên, hồ sơ này trong kết luận của Thanh tra không có hình thức xử lý. Vì nếu có sai phạm thì cơ quan Thanh tra đã đề nghị xử phạt hành chính hoặc cao hơn thì đề nghị cơ quan chức năng khác xem xét”, ông Tuệ nói.

Ghi nhận của pv: Trụ sở chính của Công ty CP Bệnh viện Ngọc Tâm hiện đang đóng cửa (mặc dù biển hiệu vẫn để tên cty). Khi hỏi những người dân xung quanh thì được biết, căn nhà này đã đóng cửa bỏ trống từ lâu.
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện trụ sở chính của Công ty CP Bệnh viện Ngọc Tâm đang đóng cửa (mặc dù vẫn để biển hiệu công ty). Người dân xung quanh cho biết, căn nhà này đã đóng cửa bỏ trống từ lâu. Trong khi đó, địa chỉ chi nhánh công ty tại 320 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10 lại là một công trình nhà ở riêng lẻ đang thi công

Về việc cho vay thế chấp lần 3 với số tiền 68 tỷ đồng tại thời điểm Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM đã có thông báo sẽ thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án đối với Công ty Ngọc Tâm nhưng Sacombank vẫn đồng ý cho doanh nghiệp này vay, ông Tuệ cũng như đại diện pháp lý của ngân hàng khẳng định đúng trình tự thủ tục. Việc cho vay là bình thường.

“Khi cho vay, ngân hàng sẽ thực hiện công chứng đăng ký giao dịch đảm bảo. Việc công chứng là bước để kiểm soát xem tài sản có bị ngăn chặn giao dịch hay không; Đi đăng ký giao dịch đảm bảo để xác định xem tài sản này có được giao dịch một cách bình thường hay không… Tất cả những bước đó ngân hàng đều làm đầy đủ hết, kể cả qua Sở Tài nguyên và Môi trường (Văn phòng Đăng ký đất đai) để xác minh. Do đó, về mặt nghiệp vụ và thủ tục cho vay là bình thường”, ông Nguyễn Văn Trình - Trưởng phòng Pháp lý Sacombank nói.

Đối với việc thu hồi và xử lý khoản nợ 223 tỷ đồng (trong tổng số 273 tỷ), lãnh đạo Sacombank cho biết, đây là khoản vay quá hạn từ năm 2019 nhưng đến tháng 3/2021, Sacombank đã thu hồi toàn bộ cả gốc và lãi của khoản vay này.

Trước thông tin cho rằng, Sacombank đã có những mập mờ và ưu ái riêng cho Công ty Ngọc Tâm khi cấp vốn hay “bắt tay” với doanh nghiệp để trục lợi từ chính sách Nhà nước… đại diện pháp lý Sacombank khẳng định không có.

“Đối với chính sách xử lý nợ xấu của Quốc hội, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, đây là những chính sách yêu cầu ngân hàng phải dùng nguồn lực của mình để xử lý nợ xấu, chứ không có chuyện dùng ngân sách hay dùng một nguồn lực khác để xử lý nợ xấu… Vì thế, về mặt chuyên môn nếu nói ngân hàng trục lợi chính sách là không có”, ông Trình khẳng định.

Ngành thuế “sờ gáy” Sacombank-SBS Ngành thuế “sờ gáy” Sacombank-SBS
Vụ mua nhà thông qua Sacombank 4 năm chưa được sang tên: Quy trình xử lý hồ sơ vay có “vấn đề”? Vụ mua nhà thông qua Sacombank 4 năm chưa được sang tên: Quy trình xử lý hồ sơ vay có “vấn đề”?
Mua nhà thông qua Sacombank, 4 năm chưa được sang tên? Mua nhà thông qua Sacombank, 4 năm chưa được sang tên?
Sacombank vay 5.000 tỷ đồng trái phiếu Sacombank vay 5.000 tỷ đồng trái phiếu

Đọc thêm

Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo? Đường dây nóng

Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo?

TTTĐ - Vụ tranh chấp đất ở Long An đang được dư luận quan tâm khi người mua thực hiện đúng pháp luật nhưng bị giả mạo lấy đất cất nhà; kiện ra tòa thì bị TAND huyện Đức Hòa xử sơ thẩm bác đơn.
Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất Đường dây nóng

Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất

TTTĐ - Hàng chục người dân phường Bách Quang (thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) bất ngờ khi nhận được thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án Khu dân cư Bách Quang. Họ cho rằng, quá trình lập dự án không được biết thông tin, không được tham gia ý kiến - dù là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp.
Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc Đường dây nóng

Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc

TTTĐ - Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hồi (Công ty lâm nghiệp Ngọc Hồi) được Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum giao quản lý, bảo vệ hơn 23.000ha rừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số cánh rừng tự nhiên đã bị người dân chặt phá, đốt cháy để xâm lấn canh tác nhưng không bị phát hiện, ngăn chặn.
Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép Đường dây nóng

Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép

TTTĐ - Tại xã Hoa Động (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng), 7 công trình 3 tầng được xây dựng từ năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa có giấy phép xây dựng. Hơn 1 năm trôi qua, vi phạm này vẫn chưa bị xử lý do chính quyền địa phương còn đang loay hoay… tìm chủ công trình.
Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ Đường dây nóng

Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ

TTTĐ - Các vụ kiện của ông Phạm Thế Hiển lắng xuống, gia tộc được yên ổn mấy năm để đoàn kết tôn tạo mộ phần, làm đường và dựng nhà tạm trên phần đất còn trống, góp phần làm đẹp quê hương. Tuy nhiên, bình yên chưa được bao lâu thì lại xảy ra vụ kiện tranh chấp đất khi có thêm người cháu sinh sống ở Mỹ đứng đơn.
Gia tộc ở Cà Mau lục đục vì tranh chấp đất khu mộ Đường dây nóng

Gia tộc ở Cà Mau lục đục vì tranh chấp đất khu mộ

TTTĐ - Khu mộ khá rộng, được tạo lập từ đầu thế kỷ XX giữa vùng đất hoang sơ, nay thuộc Phường 9, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã sầm uất dân cư. Ban đầu, khu đất chỉ có hai vợ chồng sinh sống từ cuối thế kỷ XIX, có 11 người con. Sau này, gia đình đông cháu chắt, sinh sống ở nhiều địa phương trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hơn chục năm nay, nhiều cháu trong dòng họ đã quay về kiện cáo tranh chấp khu đất mộ...
Kỷ luật nhiều cán bộ vụ 150 căn nhà trái phép tại Bình Tân Đường dây nóng

Kỷ luật nhiều cán bộ vụ 150 căn nhà trái phép tại Bình Tân

TTTĐ - UBND quận Bình Tân, TP HCM vừa xử lý, kỷ luật 4 cán bộ để xảy ra việc xây dựng 150 căn nhà trái phép trên địa bàn quận, trong đó có 1 cán bộ địa chính bị buộc thôi việc.
Kon Tum: “Phát lộ” thêm quyết định cấp đất của Công ty 732 Đường dây nóng

Kon Tum: “Phát lộ” thêm quyết định cấp đất của Công ty 732

TTTĐ - Sau loạt bài điều tra của báo Tuổi trẻ Thủ đô liên quan đến Công ty 732 thuộc Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) cấp đất trái thẩm quyền, UBND tỉnh Kon Tum đã giao thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xác minh. Đến nay, việc thanh tra đã hoàn thành và đang chờ ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
Đà Nẵng: Thông tin về kiến nghị của cư dân tại dự án The Point Đường dây nóng

Đà Nẵng: Thông tin về kiến nghị của cư dân tại dự án The Point

TTTĐ - Những cư dân sở hữu biệt thự tại dự án The Point (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) liên tục có đơn kiến nghị, cầu cứu gửi các cấp chính quyền TP Đà Nẵng liên quan đến quyền lợi của mình sau khi mua nhà tại dự án này.
Cần đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân ở chung cư Vinaconex Đường dây nóng

Cần đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân ở chung cư Vinaconex

TTTĐ - Đại diện Ban Quản trị (BQT) tòa B Golden Heart, chung cư Vinaconex phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, BQT toà B đã có tờ trình và các văn bản liên quan đến UBND quận Hoàng Mai, UBND phường Đại Kim đề nghị công nhận BQT khóa 2 nhiệm kỳ 2024-2027 do cư dân Tòa B đã bầu tại hội nghị nhà chung cư theo đúng quy định.
Xem thêm