Tag

Lý do Trung - Ấn căng thẳng dữ dội ở khu vực biên giới vào thời điểm này

Nhìn ra thế giới 18/06/2020 12:30
aa
Hiện tại, tình hình biên giới Trung Quốc và Ấn Độ đang ngày một nóng khi cả hai bên đều có binh sĩ thiệt mạng trong các vụ đụng độ mới đây. Vì sao bất đồng ở biên giới vốn âm ỉ lâu dài lại dữ dội hơn vào thời điểm này?

Lý do Trung - Ấn căng thẳng dữ dội ở khu vực biên giới vào thời điểm này

Binh sĩ Ấn Độ nghỉ ngơi trên đường hành quân đến Ladakh ở bang Jammu và Kashmir. Ảnh: Reuters

Quân đội Ấn Độ ngày 16/6 tuyên bố 20 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong đụng độ với binh sĩ Trung Quốc ở khu vực biên giới. Đây là những thương vong đầu tiên được ghi nhận trong 53 năm qua sau đối đầu giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ.

Trung Quốc và Ấn Độ có đường biên giới chung dài 3.862km. Cả hai bên đều cáo buộc nhau từng xâm phạm lãnh thổ. Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc thời gian qua xuất phát từ việc mở thêm đường và cầu tại Ladakh. Ấn Độ đã hoàn thành 74 con đường chiến lược dọc biên giới phía Đông và lên kế hoạch hoàn thiện thêm 20 con đường khác vào năm 2021.

Nhiều nhà quan sát cho rằng khi xung đột leo thang ở biên giới với Ấn Độ, Trung Quốc muốn bắn tín hiệu tới các quốc gia khác rằng nước này có sức mạnh nổi trội trong khu vực, ở thời điểm Mỹ đang gặp vấn đề liên quan tới Covid-19 và biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc.

Tuy nhiên, có nhiều dẫn chứng cho thấy Trung Quốc thực chất đang đáp trả lại những bước đi của Mỹ nhằm tăng cường quan hệ và ủng hộ Ấn Độ trong năm 2019.

Tháng 8/2019, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi bãi bỏ Điều 370 trong Hiến pháp pháp về việc trao quyền tự trị đặc biệt cho Kashmir, vùng lãnh thổ có đa số người theo đạo Hồi sinh sống. Ấn Độ còn chia tách và chuyển khu vực miền núi Ladakh thuộc Jammu và Kashmir thành lãnh thổ trực thuộc liên bang độc lập. Trong khi đó, Ladakh là vùng tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Vào đầu tháng 6, học giả Wang Shida viết trên trang China Economic Net của nhà nước Trung Quốc nhận định quyết định của Ấn Độ với Ladakh “đẩy Trung Quốc vào tranh chấp Kashmir” và “gây khó cho việc giải quyết vấn đề biên giới giữa Bắc Kinh và New Delhi”.

Bộ Ngoại giao Mỹ trong khi đó lại ủng hộ Ấn Độ, cho rằng quyết định xóa quy chế tự trị của Kashmir giúp tăng trưởng kinh tế trong khu vực.

Tờ The National Interest (Mỹ) cho biết cả New Delhi và Washington đều không coi nhau là đồng minh. Do vậy, sẽ sai lầm nếu Ấn Độ dựa vào ủng hộ của Mỹ. Tình trạng ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc là xúc tác để New Delhi và Washington đánh giá lại tác động trong chính sách ở Nam Á. Đánh giá này phải bắt đầu từ Kashmir.Hai bên trên thực tế cũng đã có động thái đối thoại nhằm giải tỏa và hạ nhiệt căng thẳng. Tuy nhiên, truyền thông Ấn Độ ngày 17/6 đưa tin cuộc đàm phán giữa các chỉ huy quân sự của Ấn Độ và Trung Quốc chưa có bước đột phá.

Kênh thông tin NDTV của Ấn Độ dẫn nguồn tin quân đội nước này cho biết: "Cuộc đàm phán chưa mang lại kết quả cuối cùng do vẫn chưa có bất kỳ sự thay đổi hay rút quân lập tức tại thực địa". Nguồn tin cho hay các cuộc đàm phán dự kiến sẽ được tiếp tục trong những ngày tới.

Trước đó, hãng tin AFP của Pháp đưa tin Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cùng ngày cũng có cuộc điện đàm về tình hình căng thẳng tại khu vực biên giới giữa hai nước ở Himalaya, trong đó nhất trí "hạ nhiệt" căng thẳng càng sớm càng tốt.

Trong bối cảnh đó, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 17/6 kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ hết sức kiềm chế sau các cuộc đụng độ xảy ra ở biên giới hai nước mới đây. Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, người phát ngôn LHQ Farhan Haq nhấn mạnh LHQ rất quan ngại sau khi nghe báo cáo về các cuộc đụng độ và thương vong đã xảy ra ở khu vực biên giới Trung Quốc - Ấn Độ và Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đang liên lạc với các bên liên quan để đề nghị tất cả kiềm chế.

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm