Tag

Mặt trái làn sóng đầu tư từ Trung Quốc vào Campuchia

Nhìn ra thế giới 16/10/2019 12:06
aa
TTTĐ - Theo Hội đồng Phát triển Campuchia, Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào quốc gia này với số vốn chiếm khoảng 30% tổng đầu tư nước ngoài (khoảng 3,6 tỷ USD năm 2016). Sự phát triển nhanh chóng tạo ra các cơ hội mới nhưng nó cũng mang tới nhiều vấn đề nghiêm trọng cho Campuchia.

Mặt trái làn sóng đầu tư từ Trung Quốc vào Campuchia

Công nhân Campuchia làm việc tại môt công trường xây dựng ở Sihanoukville. Ảnh: AFP

Bùng nổ làn sóng đầu tư

Sihanoukville cách Bắc Kinh hơn 3.500km nhưng có cảm giác giống một thành phố của Trung Quốc hơn là một thị trấn ven biển ở Campuchia. Tại đây, người nói tiếng Trung có mặt khắp nơi. Các nhà hàng Trung Quốc mọc lên xuyên suốt những con đường bụi bặm, nơi có các công trường xây dựng khổng lồ.

Nếu như trước đây, Sihanoukville từng là làng chài yên bình cũng là nơi yêu thích của các du khách “Tây balo” tới khám phá thì nay thị trấn phía Tây Nam Campuchia này đang bùng nổ với sự đầu tư ồ ạt từ Trung Quốc.

Các nhà đầu tư Trung Quốc bắt đầu đổ đến đây từ ba năm trước nhờ các chính sách ưu đãi của Chính phủ Campuchia. Theo thống kê, cộng đồng người Trung Quốc hiện đã lên tới khoảng 800.000 người, tương đương dân số Campuchia sinh sống tại đây.

Gần 90% doanh nghiệp tại Sihanoukville đều do người Trung Quốc làm chủ. Theo nhà chức trách địa phương, các vấn nạn như cờ bạc, mại dâm và buôn bán ma túy bất hợp pháp đầy rẫy. Trong khi đó, một vụ sập nhà chết người mới đây đã gây phản ứng giận dữ tại Sihanoukville về chất lượng và sự an toàn của các công trình xây dựng của Trung Quốc. Mặt khác, giá thuê nhà tăng cao đã đẩy nhiều người nghèo ra khỏi thành phố này.

Tình hình xã hội bất ổn

Tháng 6 vừa qua, một tòa nhà 7 tầng thuộc sở hữu của chủ đầu tư Trung Quốc đang thi công bị sập đã khiến 28 người Campuchia thiệt mạng. Vụ việc đã khiến Thống đốc Sihanoukville, ông Yun Min phải từ chức và các cơ quan chức năng vào cuộc rà soát một loạt các công trình trong thành phố.

Kết quả, 22 điểm xây dựng không phép đã bị đình chỉ, chiếm 10% tổng số dự án tại Sihanoukville, đa phần do người Trung Quốc làm chủ. Không chỉ vậy, hai tòa nhà mới xây do người Trung Quốc sở hữu cũng nhận được lệnh phải phá dỡ, sau khi những vết nứt lớn và hiện tượng sụt lún xuất hiện.

Thị trưởng Y Sokleng cho biết, vấn đề an toàn xây dựng dựng đã khiến người dân địa phương vô cùng tức giận. “Cách làm ăn thiếu đạo đức của người Trung Quốc như sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lượng làm giảm an toàn của công trình, khiến dân địa phương giận dữ”, ông nói.

Sự bùng nổ các công trình xây dựng dựng cũng dẫn đến suy thoái môi trường nghiêm trọng, theo Alex Gonzalez-Davidson, nhà hoạt động của tổ chức Mẹ Thiên nhiên Campuchia.

Hiện trường vụ sập toà nhà đang xây dựng hồi tháng 6 vừa qua. Ảnh: SCMP
Hiện trường vụ sập toà nhà đang xây dựng hồi tháng 6 vừa qua. Ảnh: SCMP

Ông cho rằng, vấn đề môi trường trở nên trầm trọng hơn bởi các dịch vụ công cộng của thành phố này như điện, nước hay xử lý nước thải không thể đáp ứng được tốc độ xây dựng các tòa nhà và cơ sở kinh doanh mọc lên nấm. Rác thải bị vứt ở ngoài trời nhiều tuần mới thu gom nhưng chúng chỉ được chuyển ra ngoại ô đốt hoặc để tự phân hủy.

Tình hình tội phạm cũng đang gia tăng. Theo thống kê của cảnh sát, số vụ phạm tội hình sự tăng 25% vào năm ngoái so với năm 2017. Tháng 7 vừa qua, một phụ nữ Trung Quốc 25 tuổi làm việc tại sòng bạc đã bị bắn chết trên đường về nhà vào đêm khuya.

Trong khi đó, nhằm giải quyết vấn nạn buôn lậu ma túy, mại dâm và cờ bạc bất hợp pháp, Campuchia và Trung Quốc đã ký hiệp ước thực thi pháp luật vào tháng 3 để chống tội phạm xuyên quốc gia.

Cũng trong tháng 7, cảnh sát Sihanoukville đã bắt giữ 146 người, chủ yếu là công dân Trung Quốc do nghi ngờ sử dụng và buôn bán ma túy trong một cuộc đột kích bất ngờ vào hộp đêm thuộc sở hữu của người Trung Quốc. Cảnh sát còn thu giữ được 44g Ketamine và 54g thuốc lắc.

Theo truyền thông địa phương hơn 500 người Trung Quốc đã bị trục xuất kể từ giữa tháng 7 do dính dáng đến lừa đảo qua mạng.

Trung tâm rửa tiền

Số lượng các sòng bài tại Sihanoukville tăng lên đáng kinh ngạc dù người Campuchia bị cấm đánh bạc. Đây được coi nguyên nhân gây ra những vấn đề xã hội tại thành phố này.

Vào tháng 2 năm nay, lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế đã đưa Campuchia vào danh sách theo dõi sau khi chỉ ra các thiếu sót về khả năng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Ông Gonz Gonzalez-Davidson cho rằng, Sihanoukville có thể trở thành một trung tâm lớn của hoạt động rửa tiền bẩn từ Trung Quốc, chủ yếu qua các hoạt động đánh bạc và thị trường bất động sản không được kiểm soát.

“Theo chính quyền thành phố, hiện có 88 sòng bạc đang hoạt động, trong khi bốn năm trước nơi đây chưa có đến 5 cơ sở. Rõ ràng có điều gì đó không ổn”, ông Gonzalez-Davidson nói.

Trong khi đó, đại diện các nhà máy phàn nàn về việc mất nhân công cho các sòng bạc. “Đó là nơi hấp dẫn cho thanh niên địa phương làm việc thay vì làm trong các nhà máy, bởi môi trường làm việc tốt, kiếm được nhiều tiền hơn và lại được mặc trang phục đẹp khi đi làm”, ông Kong, quản lý một cơ sở sản xuất phụ tùng ô tô cho biết.

Cơ hội kiếm tiền cho số ít người

Một số người dân địa phương đã tận dụng cơ hội khi Trung Quốc đổ tiền đầu tư vào Sihanoukville. Tem Ban, tài xế tuk-tuk 33 tuổi đến từ ngôi làng nông thôn gần Phnom Penh là một trong số đó.

“Trung bình mỗi ngày tôi kiếm được 30 USD và gửi về cho gia đình khoảng 500 USD mỗi tháng. Tôi tới đây vì có thể kiếm được tiền", Tem Ban nói.

Nhân viên môi giới bất động sản, Sorn Lidy, 25 tuổi đang làm việc cho một nhà đầu tư Trung Quốc chia sẻ, cô rất vui vì có thể kiếm được nhiều tiền từ sự phát triển bùng nổ của Sihanoukville. Cô tiết lộ thu nhập mỗi tháng lên đến 1.000 USD nhờ làm thêm công việc phiên dịch cho các thương nhân Trung Quốc.

Bà Bou Saroeun, người bán đồ ăn vặt và các vật dụng hàng ngày gần một ngôi chùa cho biết nhờ cho người Trung Quốc thuê nhà, mỗi tháng bà kiếm được 2.000 USD. Công việc buôn bán của bà cũng thuận lợi hơn nhờ nguồn khách du lịch Trung Quốc dồi dào.

Tuy nhiên, không phải ai cũng được hưởng lợi từ sự bùng nổ của Sihanoukville.

Giá thuê nhà tăng đồng nghĩa với việc các gia đình nghèo phải ở ở bên ngoài ngại ô với điều kiện sống tồi tệ. Ảnh: SCMP
Giá thuê nhà tăng đồng nghĩa với việc các gia đình nghèo phải ở ở bên ngoài ngại ô với điều kiện sống tồi tệ. Ảnh: SCMP

Bà Maggie Eno, điều phối viên của quỹ M’Lop Tapang (một tổ chức từ thiện bảo vệ trẻ em trong thành phố) cho biết, thực tế các gia đình và trẻ em nghèo đã bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt trong vòng 18 tháng qua. Nhiều gia đình không thể sống tại quê nhà vì tiền thuê quá cao. Họ phải sống ở ngoại ô trong những khu nhà tồi tàn.

“Ngay cả khi phải chuyển ra ngoại thành và sống ở những nơi kinh khủng như vậy, họ vẫn phải trả tiền thuê lên đến 200 USD mỗi tháng. Trong khi 3 năm trước, họ chỉ phải trả 30 USD cho một căn nhà như vậy", bà Eno cho biết.

Cũng theo bà Eno, khi giới chức nói về sự phát triển, họ chỉ nghĩ đến các tòa nhà cùng các cơ sở kinh doanh lớn mà quên mất yếu tố con người. Sự phát triển như vậy chắc chắn sẽ thất bại vì những người nghèo đang bị lãng quên. Chính các khoản đầu tư của Trung Quốc là chất xúc tác dẫn tới thất bại ấy.

Bài liên quan

Campuchia chỉ trích phát biểu của Thủ tướng Singapore về Việt Nam

Thúc đẩy kim ngạch thương mại Việt Nam - Campuchia sớm vượt mức 5 tỷ USD

Củng cố mối quan hệ hữu nghị, láng giềng tốt đẹp giữa Việt Nam - Campuchia

Các đại gia Campuchia chơi trội đưa hai chiếc Ferrari LaFerrari về nước cùng một lúc

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm