Tag

Một chatbot được thiết kế nhằm tăng cường sức khỏe tinh thần cho giới trẻ tại trường

Công nghệ số 19/03/2021 09:19
aa
TTTĐ - Khi những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tiếp tục làm đảo lộn cuộc sống của thanh thiếu niên, một chatbot lần đầu tiên đã được tạo ra ở Úc để cung cấp cho các học sinh sự hỗ trợ về mặt tâm lý và nâng cao chất lượng cuộc sống, nhằm thúc đẩy phát triển sức khỏe tinh thần.
“Giữ chân” nhân tài bằng món quà sức khỏe Tăng cường quản lý công tác khám và cấp giấy khám sức khỏe Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử giúp mỗi người dân theo dõi lịch sử tiêm vắc xin phòng Covid-19 Giới trẻ trong dịch bệnh: Làm thế nào để căng buồm trong giông bão?

Tiến sĩ Christine Grove từ Khoa Giáo dục của Đại học Monash đã phát triển một chatbot được gọi là ‘Ash’, nhằm đối phó với tình trạng ngày càng có nhiều người trẻ đang phải vật lộn để đối phó với căng thẳng ở trường, cảm giác trầm cảm và lo âu, cũng như thiếu sự trợ giúp đầy đủ cho các vấn đề của họ.

Các chủ đề được chatbot đề cập bao gồm cả khía cạnh tích cực và tiêu cực của cuộc sống, bao gồm trường học, gia đình, bạn bè hoặc các mối quan hệ, tương lai, tôn giáo, sách, trò chơi, nghệ thuật, thể dục thể thao và âm nhạc.

Chatbot cũng có thể xử lý các cụm từ và cách nói phổ biến của giới trẻ, từ những câu chào thông thường như "xin chào" đến ngôn ngữ thô tục hơn và nó có thể phát hiện các cụm từ dài hơn như "Bạn khỏe không?" và "Bạn đến từ đâu?". Nó cũng có thể phản hồi các lệnh, chẳng hạn như với các câu "Đừng nhắn tin cho tôi" hoặc "Để tôi yên", ‘Ash’ sẽ ngừng gửi tin nhắn.

Quan trọng hơn, chatbot cũng phát hiện các từ ngữ có tính chất đáng báo động, chẳng hạn như “cắt”, “chết”, “đau” và cảnh báo các nguồn liên hệ hỗ trợ có liên quan hoặc hệ thống y tế nếu thanh niên có nguy cơ tự làm hại bản thân hoặc tự tử.

Các chủ đề khác như ma túy, rượu, tình dục và danh tính cá nhân những vấn đề quan trọng với giới trẻ trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển có thể được tích hợp vào chatbot trong tương lai. Công nghệ này đã bắt đầu được triển khai tại một số trường học trên toàn bang Victoria và có khả năng được triển khai trên toàn thế giới.

Tiến sĩ Grove cho biết, chatbot được tạo ra để cung cấp thông tin dựa trên các thu thập thực tiễn, cải thiện chất lượng cuộc sống, cung cấp kiến thức về sức khỏe tinh thần và các chiến lược đối phó tương ứng để giúp đỡ học sinh trong những thời điểm cần thiết và cho sự phát triển của các em.

Nguồn ảnh minh họa: Đại học Monash, Úc
Ảnh minh họa

“Có rất nhiều người trẻ phải trải qua những thử thách về sức khỏe tinh thần nói riêng và sức khỏe nói chung. Một số yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần các em bao gồm việc vật lộn để đối phó với căng thẳng ở trường, cảm giác trầm cảm và lo lắng và việc thiếu sự trợ giúp đúng đắn cho thanh thiếu niên” Tiến sĩ Grove nói.

“‘Ash’ là một robot trực tuyến có thể pha trò, tám chuyện về một ngày của bạn hoặc đưa ra những đề xuất bất cứ khi nào bạn cần hỗ trợ. Nếu một học sinh đang có một ngày tồi tệ ở trường hoặc không chắc chắn về cách đối phó với việc học, với bạn bè, ‘Ash’ sẽ cung cấp cho họ những gợi ý hoặc chiến lược hữu ích. Nó cũng có thể kết nối học sinh với một giáo viên hỗ trợ hoặc chuyên gia nếu họ cần thêm sự giúp đỡ."

Tiến sĩ Grove cho biết những người trẻ gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần có thể rời bỏ trường học hoặc cộng đồng do nghỉ học kéo dài, xa cách xã hội hoặc gặp bất lợi về tài chính.

“Khả năng đối phó tích cực và khả năng phục hồi nhanh sẽ hỗ trợ phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề, cũng như xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt, tất cả đều nâng cao khả năng của một cá nhân để sống và đóng góp một cách có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày”, Tiến sĩ Grove nói.

“Tuy nhiên, cần có sự hỗ trợ trực tuyến nhanh chóng, liên tục, tương tác thường xuyên để đáp ứng và phù hợp với nhu cầu cụ thể của thanh niên”.

Chatbot là một ứng dụng công nghệ kỹ thuật số được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo, mô phỏng cuộc trò chuyện với người thật. Một đánh giá gần đây đã xác định 41 chatbot có thể được sử dụng để nâng cao sức khỏe tâm thần, hầu hết được triển khai ở Hoa Kỳ.

Chúng chủ yếu được sử dụng để trị liệu, đào tạo và sàng lọc, tập trung nhiều nhất vào chứng tự kỷ hoặc trầm cảm. Tuy nhiên, không có chatbot nào được sử dụng cho nhóm thanh niên trẻ và tập trung vào sức khỏe tâm thần.

Gần một nửa số sinh viên tham gia vào cuộc nghiên cứu cho biết họ thường xuyên bị căng thẳng, chủ yếu là khi đi học. Vì những người tham gia chủ yếu sử dụng Facebook, Instagram, Reddit và Snapchat, cũng như các trang web tin tức, họ rất hoan nghênh việc sử dụng chatbot như một công cụ thông tin trực tuyến quan trọng khác.

Chatbot kết nối sinh viên với các nguồn lực được đề xuất trên mạng, chẳng hạn như Reachout - một trang web cung cấp các cơ chế phòng vệ thích hợp và Smiling Mind - một ứng dụng cung cấp các bài tập thư giãn và chánh niệm. ‘Ash’ cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp 24/7 kết nối học sinh với đường dây trợ giúp dành cho trẻ em.

Mặc dù ‘Ash’ cung cấp một nguồn tài nguyên quan trọng cho sinh viên để cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần của họ, Tiến sĩ Grove cho biết chatbot được thiết kế để sử dụng tốt nhất với sự hợp tác của các nhà tâm lý học và bác sĩ được đào tạo tại các trường học và trong cộng đồng.

Tiến sĩ Grove chia sẻ: “Việc thanh thiếu niên tham gia thường xuyên vào thế giới ảo và thời gian chờ dài để được hỗ trợ an sinh tại trường học cho thấy cơ hội để cung cấp một cầu nối có khả năng kết nối sinh viên với các nhân viên trường học.

“Công nghệ này đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong cộng đồng của chúng tôi để bảo vệ và phát triển sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên, đặc biệt là khi thế giới phục hồi sau đại dịch Covid-19 khắc nghiệt”.

Lần đầu tiên mô hình bào thai người được tạo nên từ tế bào da Lần đầu tiên mô hình bào thai người được tạo nên từ tế bào da
Giới trẻ sáng tạo kích cầu “giải cứu” nông sản từ vùng dịch Giới trẻ sáng tạo kích cầu “giải cứu” nông sản từ vùng dịch
Giới trẻ “phát sốt” với Giới trẻ “phát sốt” với "siêu nhân" Nguyễn Ngọc Mạnh
Rút bài học từ đại dịch Covid-19, liệu có nên điều chỉnh cách tổ chức lớp học cho học sinh lớp 12? Rút bài học từ đại dịch Covid-19, liệu có nên điều chỉnh cách tổ chức lớp học cho học sinh lớp 12?
Đại học Monash vừa đưa ra những nghiên cứu mới về vai trò của protein và cholesterol Đại học Monash vừa đưa ra những nghiên cứu mới về vai trò của protein và cholesterol

Đọc thêm

Xiaomi 14 - Cấu hình, thông số đỉnh cao hiện đại Công nghệ số

Xiaomi 14 - Cấu hình, thông số đỉnh cao hiện đại

TTTĐ - Trong phần này, chúng tôi sẽ khám phá chi tiết về cấu hình của Xiaomi 14 - một sản phẩm được đánh giá cao với hiệu năng mạnh mẽ và thiết kế sang trọng.
Khám phá bản thân qua ống kính công nghệ Công nghệ số

Khám phá bản thân qua ống kính công nghệ

TTTĐ - Trong bức tranh sôi động của thời đại số, mỗi chúng ta là một mảnh ghép độc đáo với những nét tính cách riêng biệt. Trên thị trường đã xuất hiện công cụ đánh giá tính cách qua việc quét khuôn mặt bằng camera trí tuệ nhân tạo, từ đó mở ra kho tàng bí mật về những điểm mạnh, điểm yếu và cả những khả năng tiềm ẩn trong mỗi người.
Những xu hướng công nghệ đáng quan tâm trong năm 2024 Công nghệ số

Những xu hướng công nghệ đáng quan tâm trong năm 2024

TTTĐ - Công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Việc đón đầu xu hướng quan trọng có thể giúp các SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) mở rộng quy mô, cải thiện hiệu quả kinh doanh cũng như hoạt động bền vững hơn.
Privacychatbot - Trợ lý ảo dữ liệu cá nhân đầu tiên tại Việt Nam Công nghệ số

Privacychatbot - Trợ lý ảo dữ liệu cá nhân đầu tiên tại Việt Nam

TTTĐ - Các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) sử dụng ngôn ngữ tự nhiên đang dần phổ biến sau cơn sốt đến từ ChatGPT, mô hình được phát triển bởi OpenAI. Trong dòng chảy đó, một mô hình AI được tạo ra bởi đội ngũ Việt Nam, nhằm phổ cập kiến thức về bảo vệ dữ liệu cá nhân cho người Việt Nam - PrivacyChatbot, vừa được ra mắt vào đầu năm 2024.
Đà Nẵng: Tìm giải pháp đột phá phát triển kinh tế số Công nghệ số

Đà Nẵng: Tìm giải pháp đột phá phát triển kinh tế số

TTTĐ - Tại hội thảo “Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển kinh tế số: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”, các chuyên gia, nhà khoa học đã phân tích các cơ hội, thách thức và đưa ra giải pháp đột phá phát triển kinh tế số.
TP HCM quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong năm 2024 Công nghệ số

TP HCM quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong năm 2024

TTTĐ - Để đạt mục tiêu thực hiện hiệu quả chuyển đổi số, TP HCM đã có nhiều định hướng trong hạ tầng số, chính quyền số, kinh tế số vào năm 2024.
Ứng dụng công nghệ 3D tại Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu 2024 Công nghệ số

Ứng dụng công nghệ 3D tại Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu 2024

TTTĐ - Đây là lần đầu tiên công nghệ 3D được áp dụng tại Diễn đàn, Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu nhằm giúp các đơn vị và người dân tham gia thuận tiện và dễ dàng nhất.
Công bố Chiến lược hợp tác Việt - Úc về nông nghiệp thông minh Công nghệ số

Công bố Chiến lược hợp tác Việt - Úc về nông nghiệp thông minh

TTTĐ - Chương trình Đối tác Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu Úc-Việt Nam (AVEG), tổ chức bởi Beanstalk AgTech với sự hỗ trợ của tổ chức Mekong Business Initiative (MBI) và được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), sẽ ra mắt một báo cáo mới quan trọng về chiến lược hợp tác vào ngày 27 tháng 2 năm 2024.
Máy tính Thánh Gióng tự tin bước sang tuổi 19 Công nghệ số

Máy tính Thánh Gióng tự tin bước sang tuổi 19

TTTĐ - Sáng 15/2, phóng viên đã có buổi gặp gỡ và trao đổi cùng ông Lại Hoàng Dương, Giám đốc Công ty Máy tính Thánh Gióng nhân buổi du xuân đầu năm tại Đền Gióng, Sóc Sơn, Hà Nội.
Yên Bái: Hiệu quả từ đột phá cải cách hành chính Công nghệ số

Yên Bái: Hiệu quả từ đột phá cải cách hành chính

TTTĐ - Xác định lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể trung tâm để phục vụ, năm 2023, Yên Bái đã tập trung thực hiện nhiệm vụ đột phá chiến lược đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Nhờ đó, chỉ số CCHC và sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước đã cải thiện rõ rệt.
Xem thêm