Tag

Mưa lũ ảnh hưởng như thế nào đến lễ khai giảng năm học mới ở các tỉnh miền Trung?

Giáo dục 04/09/2019 11:15
aa
TTTĐ - Chỉ còn chưa đầy một ngày nữa, hàng chục triệu học sinh, sinh viên, giáo viên trên cả nước sẽ tưng bừng tổ chức lễ khai giảng đón năm học mới 2019-2020. Tuy nhiên, tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Trung đang có diễn biến phức tạp. Các địa phương đã chủ động lên phương án như thế nào để ứng phó với mưa lũ trước ngày khai giảng năm học mới?

Mưa lũ ảnh hưởng như thế nào đến lễ khai giảng năm học mới ở các tỉnh miền Trung?

Mưa lũ diễn biến phức tạp ở các tỉnh miền Trung

Bài liên quan

Hà Nội sẵn sàng cho năm học mới 2019 - 2020

MDIS hợp tác với 2 trường đại học Anh Quốc cấp bằng cử nhân mới chuyên ngành kinh doanh và hàng không

Trường học Hà Nội “nói không với rác thải nhựa”

Chấm dứt tổ chức lớp chuyên, lớp chọn ở cấp trung học cơ sở

Tổng bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng năm học mới

Hà Nội chỉ có 11 trường phổ thông có 100% vốn đầu tư nước ngoài

Mưa lũ diễn biến phức tạp

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới Kaliki nên từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, khu vực Tây Nguyên có mưa rất to. Riêng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế lượng mưa 150-300 mm. Cảnh báo, Miền Trung và Tây Nguyên lũ sông lên cao xấp xỉ báo động 3.

Hiện lũ trên sông Thạch Hãn (Quảng Trị), thượng lưu sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh), sông Gianh, sông Kiến Giang (Quảng Bình) đang lên. Mực nước lúc 4h sáng nay (4/9) sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ 13,22 m, dưới báo động (BĐ)3 có 0,28 m. Trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm, sông La tại Linh Cảm dưới mức BĐ1.

Trên sông Gianh tại Đồng Tâm 11,09m, dưới BĐ2 0,91m; tại Mai Hóa 4,48 m, dưới BĐ2 là 0,52m. Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy 1,93 m, dưới BĐ2 là 0,27 m;

Trên sông Thạch Hãn (Quảng Trị) tại Thạch Hãn ở mức 4,18m, trên BĐ2 là 0,18m.

Do ảnh hưởng của hai áp thấp, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cảnh báo các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to và có khả năng kéo dài đến ngày khai giảng, 5/9. Tổng lượng mưa phổ biến 300-500mm/đợt, riêng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế 500-700mm/đợt, có nơi trên 700mm/đợt. Khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to (200-300mm/đợt), Nam Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông (100-150mm/đợt). Áp thấp cũng khiến khu vực Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; sóng biển cao 2 đến 4m; biển động mạnh; ở vùng ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có gió giật mạnh cấp 7-8.

Chủ động lên phương án ứng phó

Tại tỉnh Hà Tĩnh, tình hình mưa lũ liên tiếp khiến một số xã Hương Trạch, Hương Thủy, Phúc Đồng, Phương Điền, Phương Mỹ bị ngập nặng do thủy điện xả lũ. Trước tình hình có thể ngập sâu tại các xã này, ông Trần Đình Hùng, Trưởng phòng GD - ĐT huyện Hương Khê, Hà Tĩnh cho biết, nhiều khả năng các trường ở các khu vực rốn lũ sẽ không thể khai giảng được.

Hiện Phòng đã lên phương án chỉ đạo việc thực hiện nội dung chương trình dạy học sau lũ để vừa đảm bảo an toàn tuyệt đối cho giáo viên và học sinh nhưng không để chậm chương trình quá nhiều.

Được biết, trong ngày 3-9, 100% giáo viên các nhà trường tại các xã này đã phải tập trung di dời, kê dọn trang thiết bị dạy học của nhà trường để đảm bảo an toàn trong điều kiện lũ sẽ ngập sâu dài ngày.

Phòng GD - ĐT TP Vinh, thị xã Cửa Lò cũng chuẩn bị phương án 2 cho lễ khai giảng nếu thời tiết không thuận lợi. Cụ thể, nếu ngày 5-9 trời tiếp tục mưa thì sẽ tổ chức lễ khai giảng gọn nhẹ trong nhà đa chức năng; Chỉ làm phần lễ không tổ chức phần hội.

Trong trường hợp mưa bão lớn, nguy hiểm, các trường có thể chọn phương án hoãn hoặc không tổ chức khai giảng. Còn nếu thời tiết chỉ mưa bình thường thì vẫn khai giảng để kịp tiến độ năm học theo quy định.

Tại tỉnh Thanh Hóa, công tác xây dựng lại điểm Trường tiểu học khu Son, bản Sa Ná, xã Na Mèo (huyện Quan Sơn), cũng đang được tích cực hoàn thiện. Điểm trường đã bị lũ cuốn phăng toàn bộ trong cơn bão số 3 diễn ra đầu tháng Tám vừa qua. Theo ông Trần Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở GD – ĐT tỉnh Thanh Hóa, địa phương đang nỗ lực để đảm bảo cho học sinh có chỗ học trong năm học mới, còn khuôn viên trường sẽ phải xây dựng lại dần dần.

Trong khi vừa chịu thiệt hại nặng nề bởi hai cơn bão số 3 và số 4, Thanh Hóa vẫn tiếp tục được cảnh báo có mưa lớn do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới. Ủy ban phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa đã lập tức có công điện rà soát các khu vực xung yếu, có nguy cơ sạt lở, đặc biệt là vùng trung du và miền núi.

Đây cũng là nguy cơ có thể xảy ra ở các huyện miền núi của các địa phương chịu ảnh hưởng bởi áp thấp như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị…

Tại Hà Tĩnh, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa to kèm theo lốc xoáy khiến mái trường học, hàng chục nhà của các hộ dân trên địa bàn huyện Thạch Hà bị tốc mái, hư hỏng nặng. Tại Quảng Bình, một người dân đã bị lũ cuốn trôi, một số địa bàn bị chia cắt.

Trước tình hình mưa lũ phức tạp, Bộ GD - ĐT đã có công điện khẩn gửi các sở giáo dục và đào tạo, trường đại học, trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm và các đơn vị trực thuộc Bộ tại các tỉnh, thành phố khu vực ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và khu vực Tây Nguyên về việc phòng chống mưa bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các đơn vị trực thuộc tại các tỉnh, thành phố khu vực ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và khu vực Tây Nguyên khẩn trương tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, tình hình mưa lũ, đảm bảo thông tin kịp thời, đầy đủ. Các sở, trường chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để kịp thời ứng phó khi có tình huống xảy ra; kiểm tra tình trạng các công trình trường, lớp học, lên phương án bảo đảm an toàn cơ sở vất chất, thiết bị dạy học, tài liệu thư viện, hồ sơ, giấy tờ,…

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng yêu cầu giám đốc các sở, hiệu trưởng các trường trực tiếp chỉ đạo, điều động cán bộ, giáo viên tổ chức túc trực, kiểm tra sẵn sàng ứng phó và phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác ứng phó bão lũ. Nhà trường cũng cần lên phương án vệ sinh trường lớp, khắc phục hậu quả, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp cho khai giảng năm học mới, xem xét lùi ngày khai giảng nếu chưa an toàn...

Đọc thêm

Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời Giáo dục

Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời

TTTĐ - Năm 2024 là kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng của lứa học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. Từ năm 2025, kỳ thi chỉ còn 4 môn, trong đó có hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn do thí sinh lựa chọn trong số các môn đã chọn học ở bậc THPT.
Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên TP HCM Giáo dục

Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên TP HCM

TTTĐ - Học bổng “Vững tương lai” là chương trình nhằm chung tay giúp sức, hỗ trợ học sinh, sinh viên trên toàn quốc có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí vươn lên, đạt thành tích xuất sắc trong học tập...
Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai Giáo dục

Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai

TTTĐ - Dù lực học khá tốt nhiều học sinh vẫn không tránh khỏi băn khoăn, lo lắng trước lựa chọn mang tính bước ngoặt của cuộc đời - chọn ngành, chọn nghề. Để giúp các em tháo gỡ băn khoăn ấy, trước mùa tuyển sinh năm 2024, báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với trường Đại học Thành Đô và các đơn vị đồng hành tổ chức chuỗi chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh THPT”.
Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Giáo dục

Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố mẫu phiếu và hướng dẫn thí sinh ghi phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực Giáo dục

Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực

TTTĐ - Sau thành công vang dội và sự ủng hộ của độc giả dành cho cuốn sách "IELTS Writing Journey from basic to band 6" với thành tích đạt Top 1 sách bán chạy trên nền tảng TikTok và đã được phát hành hơn 10.000 bản đến tay bạn đọc chỉ sau vài tháng, tác giả Bùi Thành Việt cho ra mắt phần tiếp theo “IELTS Writing Journey: Elevate to Band 8.0”.
Không đặt mục tiêu “trên mây” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Không đặt mục tiêu “trên mây” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Có điểm chung là đầu vào của học sinh trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 còn thấp so với mặt bằng chung của các trường THPT trong thành phố, tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của thầy và trò các nhà trường, nhiều cơ sở giáo dục đã vươn lên đạt thành tích đáng khích lệ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT…
“Chạy nước rút” trước kỳ thi vào lớp 10 Giáo dục

“Chạy nước rút” trước kỳ thi vào lớp 10

TTTĐ - Dự kiến đầu tháng 6/2024, Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi để tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Cách kỳ thi hơn 2 tháng, học sinh đang tăng tốc ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi mang tính chất bước ngoặt của cuộc đời…
Tập huấn triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024 Giáo dục

Tập huấn triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024

TTTĐ - Chiều 25/3, tại trường Mầm non Họa Mi, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) tiến hành tập huấn hướng dẫn triển khai công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024.
Để không có trường nào dậm chân tại chỗ... Giáo dục

Để không có trường nào dậm chân tại chỗ...

TTTĐ - Với mong muốn nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã lắng nghe đề xuất, kiến nghị từ các nhà trường để cùng đưa ra giải pháp…
Kết nối, phát huy trí tuệ của các nhà khoa học trẻ Giáo dục

Kết nối, phát huy trí tuệ của các nhà khoa học trẻ

TTTĐ - Tại Hội nghị các nhà khoa học trẻ trong nghiên cứu sáng tạo do trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức ngày 25/3 đã thu hút đông đảo các cán bộ, giảng viên, nhà khoa học tham gia, với nhiều tham luận, ý kiến chuyên sâu, chất lượng, thiết thực.
Xem thêm