Tag

Mỹ sẽ thiếu một triệu công nhân xây dựng sau đại dịch

Nhìn ra thế giới 14/07/2021 08:00
aa
TTTĐ - Matthew Messer kéo từng tấm pin mặt trời trên nóc một ngôi nhà ở Long Island, New York, trong cái nóng gần 38 độ C của tháng 6. Messer là chủ sở hữu công ty bảo trì năng lượng mặt trời ở New York. Những ngày qua anh phải trực tiếp cùng các kỹ thuật viên làm việc bảy ngày một tuần khi công việc kinh doanh bùng nổ.
Hai doanh nghiệp thủy sản Việt Nam “thoát án” thuế chống bán phá giá vào Mỹ Nước Mỹ với bài toán tỷ lệ sinh thấp Mỹ: Sự bùng nổ chi tiêu xa xỉ thời kỳ hậu Covid-19

Thiếu người nộp đơn

“Đây không phải là cách hoàn hảo song đó là những gì cần phải xảy ra”, Messer nói về những ngày anh làm việc trên mái nhà. Đó là bởi Messer không thuê được nhân công nào để làm công việc này.

Trước đây, doanh nghiệp nhỏ của anh thuê ba cấp độ nhân lực, từ cấp đầu vào đến kỹ thuật viên chính. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công ty của Messer cũng như toàn ngành xây dựng ở Mỹ đang đối mặt với sự thiếu hụt lao động trầm trọng.

Việc xây dựng và sửa chữa nhà tăng mạnh do thị trường nhà đất đang nóng dần lên. Nguồn cung nhà ở hạn chế và nhiều người làm việc tại nhà hơn. Theo Hiệp hội Công nhân và Nhà thầu xây dựng Mỹ, hiện các doanh nghiệp xây dựng cần thuê 430.000 công nhân trong năm nay và 1 triệu công nhân nữa trong hai năm tới.

“Điện thoại đổ chuông liên tục. Tôi đang mở rộng hoạt động kinh doanh nhanh nhất có thể nhưng bị chi phối bởi số lượng kỹ thuật viên lành nghề có thể tuyển dụng”, Messer cho biết.

Mỹ sẽ thiếu một triệu công nhân xây dựng sau đại dịch (Ảnh: Bloomberg)
Mỹ sẽ thiếu một triệu công nhân xây dựng sau đại dịch (Ảnh: Bloomberg)

Tại Mỹ, ngành xây dựng đã ngừng hoạt động vài tháng vào năm ngoái do các lệnh phong tỏa và giãn cách. Tuy nhiên, do được coi là hoat động thiết yếu nên các dự án xây dựng nhanh chóng được cho phép tiếp tục nhưng chỉ trong thời gian ngắn đó, ngành này đã mất hơn 1 triệu lao động. Theo Bộ Lao động Mỹ, ngành công nghiệp xây dựng đã tuyển dụng lại gần 80% lực lượng lao động kể từ đó nhưng vẫn giảm 238.000 lao động so với trước đại dịch.

Matthew Schimenti, chủ sở hữu của Công ty xây dựng Schimenti, cho biết: “Chúng tôi đang mất nhiều lao động hơn số lượng mới vào ngành. Trong đại dịch, nhiều người đã quyết định rời khỏi khu vực và ngành”. Schimenti Construction chủ yếu hoạt động ở các dự án thương mại với 20 vị trí sử dụng lao động ở các cấp độ kỹ năng. Họ đã thuê hai nhà tuyển dụng nội bộ chỉ để tìm kiếm tài năng. Hoạt động xây dựng thương mại phần lớn vẫn bằng phẳng trong thời kỳ đại dịch nhưng dự kiến ​​sẽ tăng lên khi nền kinh tế Mỹ hồi phục như trước dịch Covid-19.

Khi Matthew Messer bắt đầu thiếu hụt nhân công, anh nhận ra rằng mình phải nhanh chóng tăng lương để duy trì tính cạnh tranh. Các nhân viên còn lại của anh cũng đang bị săn đuổi bởi các công ty khác. Trong bốn tháng qua, Messer đã tăng lương cho lao động kỹ thuật lên 40%.

Messer cho biết: “Tôi chào giá từ 18 - 22 USD một giờ mà không nhận được đơn ứng tuyển nào. Tôi tăng lên 23 USD và vẫn không nhận được gì. Tôi đã tăng lên 25 USD và bắt đầu có người đến. Đó là một sự gia tăng đáng kể nhưng để phát triển kinh doanh, tôi cần các lao động kỹ thuật”.

“Đỏ mắt” tìm nhân công

Các lớp học nghề xây dựng đã từng được đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường học trên toàn quốc tại Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay những lớp học này còn rất ít.

Những lớp học đó thường là nơi đầu tiên giới thiệu với học sinh các công cụ cần thiết trong hoạt động xây dựng. Theo Bellaman, việc thiếu các lớp học khiến ngành này khó thu hút và tuyển dụng tài năng trẻ. Điều đó cộng với lực lượng lao động xây dựng đang già đi với độ tuổi trung bình là 43 đã tạo ra một lỗ hổng trong việc làm.

Việc đào tạo các kỹ năng mới mà không mất thêm chi phí cho người lao động nằm trong nỗ lực giữ chân họ. Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, trong thập kỷ qua, tỷ lệ thôi việc trung bình hàng tháng trong lĩnh vực xây dựng là 5,2%, so với 3,6% ở tất cả các ngành. Khi nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu, các công ty sẽ ngày càng tìm đến công nghệ để thay thế các vị trí còn trống. Họ sử dụng nhiều máy bay không người lái, robot và sản xuất phụ gia…

Công nhân làm việc tại một công trường xây dựng ở San Francisco, California, Mỹ (Ảnh: latimes.com)
Công nhân làm việc tại một công trường xây dựng ở San Francisco, California, Mỹ (Ảnh: latimes.com)

Không chỉ trong ngành xây dựng, nhiều ngành khác của Mỹ cũng đang rơi vào tình trạng thiếu lao động làm việc. Kurt Alstede, một chủ trang trại ở New Jersey cho biết, ông có 30 nhân viên làm việc quanh năm nhưng vào mùa cao điểm thu hoạch, ông cần số lao động mùa vụ lên đến 200 người.

Số nhân công làm việc thời vụ cho Alstede thường là sinh viên đại học và lao động tự do lớn tuổi. Hiện giờ, sinh viên hầu như học tại nhà nên nhu cầu tìm việc giảm, còn người lớn tuổi lo ngại dịch bệnh không muốn ra khỏi nhà vì thuộc nhóm nguy cơ cao.

Mọi năm, trang trại của Alstede còn tuyển nhân công là lao động từ các quốc gia khác. Tuy nhiên đến thời điểm này, người nước ngoài chưa được cấp visa vào Mỹ. Hậu quả, những lao động hiện có của Alstede phải gánh thêm việc. Alstede đã tăng lương cho nhân viên lên 20%. Do đó, ông buộc phải điều chỉnh giá sản phẩm.

Steve Sperbeck, Giám đốc Công ty vận tải ERL Intermodal ở Utica, New York, cũng đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng tài xế. Mặc dù mức lương trả cho tài xế xe tải khá cao, từ 70.000 đến 130.000 USD/năm nhưng đội xe 50 chiếc của công ty vẫn còn nhiều chiếc phải nằm im vì không đủ tài xế để hoạt động.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Mỹ vẫn thấp so với mức trước đại dịch vì nhiều người vẫn chưa đi làm lại. Điều này một phần do họ được nhận các khoản trợ cấp hào phóng từ Chính phủ hoặc bận bịu chăm trẻ do trường học đóng cửa nên chưa thể đi làm lại. Hiện Chính phủ Mỹ gia hạn bảo hiểm thất nghiệp ở mức 300 USD/tuần. Thậm chí ở một số bang, các khoản phúc lợi kết hợp dành cho người thất nghiệp có thể lên tới 600 USD/tuần, tương đương gần 16 USD/giờ, gấp đôi mức lương tối thiểu của liên bang.

Báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ (USCC) cho thấy, cuộc khủng hoảng thiếu nhân công ở Mỹ đã tiếp tục trở nên tồi tệ hơn trong những tháng qua. Báo cáo của USCC chỉ ra rằng trong tháng 3, có 8,1 triệu việc làm bị bỏ trống. Tuy nhiên, số lao động hiện có trên mỗi công việc chỉ ở mức 50% so với mức trung bình quốc gia trong 20 năm qua và tỷ lệ này đang tiếp tục giảm.

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm