Tag

Năm nay Châu Á có thể đón mùa đông lạnh hơn

Nhìn ra thế giới 14/11/2021 08:50
aa
TTTĐ - La Nina năm nay được dự báo sẽ khiến mùa đông ở Châu Á năm nay lạnh hơn và sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng ở khu vực này.
Giới trẻ Châu Á đau đầu với các khoản nợ tín dụng "Bếp đám mây" giúp ngành dịch vụ ăn uống thích nghi với đại dịch Châu Á đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng

La Nina là một hiện tượng ngược lại với El Nino, được hình thành khi những luồng gió mậu dịch ở vùng xích đạo mạnh lên, đưa những dòng nước biển lạnh từ dưới đáy sâu nổi lên bề mặt của đại dương. Hiện tượng này đã xuất hiện ở khu vực Thái Bình Dương khi bán cầu Bắc chuẩn bị bước vào những tháng mùa đông.

Trung tâm Dự báo khí hậu Mỹ dự báo, gần 90% khả năng La Nina sẽ tồn tại đến tháng 2/2022. Những tháng có La Nina, nhiệt độ sẽ thấp hơn bình thường khiến các cơ quan dự báo khí tượng đưa ra cảnh báo về một mùa đông khắc nghiệt.

Một số quốc gia ở Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới, đang chật vật ứng phó với sự leo thang chóng mặt của giá nhiên liệu. Trong khi đó, một số quốc gia khác đang đối mặt tình trạng thiếu điện hoặc hạn chế cung cấp cho ngành công nghiệp nặng. Trong thời gian gần đây, giá than và khí đốt tự nhiên đã lập những kỷ lục mới và cuộc khủng hoảng năng lượng này trở nên nghiêm trọng hơn nếu nhiệt độ xuống thấp hơn bình thường trong mùa đông năm nay.

Tuyết rơi trên khu vực Gwanghwamun ở trung tâm Seoul vào ngày 10/11 (Ảnh: Yonhap)
Tuyết rơi trên khu vực Gwanghwamun ở trung tâm Seoul vào ngày 10/11 (Ảnh: Yonhap)

Ngay từ tháng 10, nhiều quốc gia Châu Á đã xuất hiện những đợt rét bất thường. Tại Hàn Quốc, cơ quan khí tượng nước này dự báo sẽ có một nửa mùa đông năm nay với nền nhiệt giảm sâu hơn. Hàn Quốc cũng nằm trong nhóm nước chịu tác động của hiện tượng La Nina. Trong tháng 10 lạnh bất thường này, tuyết đã xuất hiện tại Hàn Quốc sớm hơn 15 ngày so với năm ngoái. Ngày 17/10 vừa qua, giá rét bất thường đã tấn công Seoul với nhiệt độ xuống gần 1 độ C, đánh dấu buổi sáng lạnh nhất vào giữa tháng 10 trong vòng 64 năm qua ở nước này, khiến băng tuyết xuất hiện sớm hơn trung bình mọi năm khoảng 17 ngày.

Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Nhật Bản, nước này sẽ bước vào mùa đông với nền nhiệt thấp hơn bình thường từ tháng tới. Nhật Bản, nước mới chỉ chịu ảnh hưởng nhẹ của khủng hoảng năng lượng, đang rất cảnh giác với yếu tố thời tiết, sau khi phải trải qua giai đoạn lạnh sâu trong năm ngoái và đẩy giá bán lẻ điện tăng vọt.

Nhiệt độ ở Ấn Độ dự kiến ​​sẽ giảm xuống tới 3 độ C ở một số khu vực phía Bắc vào tháng 1 và 2 trước khi tăng lại. Không giống như các quốc gia khác, thời tiết ở Ấn Độ mát mẻ nên tiêu thụ năng lượng thấp hơn do nhu cầu về điều hòa không khí giảm dần.

Tuy nhiên, nước này lại đang đối mặt thời kỳ khô hạn hơn sau mùa mưa. Các khu vực khai thác than trọng điểm bị lũ lụt tấn công những tháng gần đây gây áp lực lên nguồn cung cấp nhiên liệu để sản xuất 70% nguồn điện tại Ấn Độ.

Trung tâm Khí hậu Quốc gia Trung Quốc cho biết nước này có thể đã bước vào tình trạng La Nina trong tháng 10 (Ảnh: Reuters)
Trung tâm Khí hậu quốc gia Trung Quốc cho biết nước này có thể đã bước vào tình trạng La Nina trong tháng 10 (Ảnh: Reuters)

Từ giữa tháng 10, nhiệt độ đã giảm trên hầu hết ở các vùng miền Đông Trung Quốc và thời tiết đã lạnh hơn bình thường ở một số khu vực phía Bắc, theo Trung tâm Khí hậu quốc gia của nước này.

Các tỉnh như Hắc Long Giang, Thiểm Tây và Sơn Tây đã bắt đầu mùa sưởi ấm sớm hơn những năm trước từ 4 đến 13 ngày.

Thành phố Thẩm Dương, thuộc tỉnh Liêu Ninh, có lượng tuyết trung bình dày đến 51cm. Theo Tân Hoa Xã, đây là con số cao nhất đo được ở địa phương này từ năm 1905.

Tại thủ đô Bắc Kinh, người dân cũng đón đợt tuyết đầu tiên trong năm sớm hơn 23 ngày so với thường lệ. Nhiệt độ ở thủ đô Trung Quốc xuống mức thấp kỷ lục trong 10 năm, khiến các tuyến giao thông đường bộ và hàng không bị đình chỉ. Tuyết dày dự kiến sẽ quét qua nhiều thành phố và khu vực trên khắp Trung Quốc.

Các hệ thống phát điện do địa phương quản lý, nhất là các nhà máy điện chạy than, khí đốt đang phải hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân trong vùng.

Theo Tiến sĩ Zhi Xiefei, giáo sư chuyên ngành khoa học khí tượng tại Đại học Công nghệ và Khoa học thông tin Nam Kinh, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt có thể xảy ra thường xuyên hơn do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Các đợt lạnh khiến giảm nhiệt sâu hơn nhưng những đợt nắng nóng bất thường cũng có thể xuất hiện”, ông nói.

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm