Thứ bảy 02/12/2023 22:09 Hotline: 0929242424 Email: tuoitrethudoonline@gmail.com congan.hanoi.gov.vn

Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ vốn cho nông dân

Nông thôn mới -
In bài viết

TTTĐ - Một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động của các cấp Hội Nông dân TP Hà Nội là công tác hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế. Vì vậy, nhiều đại biểu cho rằng, trong nhiệm kì 2023 - 2026, các cấp Hội Nông dân TP Hà Nội cần nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ vốn giúp nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân và các ngân hàng.

Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, nông dân Hà Nội thanh lịch, năng động, sáng tạo Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Khẳng định vai trò "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước và thành phố với nông dân

Bảo đảm nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích

Việc tập trung thực hiện tốt công tác hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế là xu thế tất yếu để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chương trình 04/CTr-TU của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân” giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân TP lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028.

Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ vốn cho nông dân
Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp nông dân huyện Gia Lâm đạt hiệu quả kinh tế cao

Vì vậy, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân thành phố đã tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế. Thông tin về công tác quản lý nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Gia Lâm Chu Anh Tuấn cho biết, tổng dư nợ Quỹ Hỗ trợ nông dân đến nay là 41,258 tỷ đồng cho 1.347 hộ vay. Tổng số vốn vay ngân hàng chính sách xã hội dư nợ đến nay là 178,660 tỷ đồng cho 3.163 hộ vay. Kết nối Ngân hàng Bưu điện Liên Việt hỗ trợ vay vốn tạo việc làm giúp hội viên nông dân với số tiền 13,383 tỷ đồng cho 158 hộ. Công tác quản lý nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp đảm bảo hiệu quả về kinh tế, xã hội và đúng quy định; Từ đó thúc đẩy mạnh mẽ phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững".

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hoài Đức Nguyễn Thị Thanh cho biết, thời gian qua, đơn vị đã chủ động, đa dạng và nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ nông dân; Tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan để giúp hội viên được tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, tổng dư nợ đến nay 171 tỷ 969 triệu đồng đang cho 4.042 hộ hội viên nông dân vay. Trong đó, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân 32 tỷ 985 triệu đồng, cho 1.152 hộ vay để thực hiện 75 dự án phát triển sản xuất; Nguồn vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện 7 tỷ 010 triệu đồng, cho 62 hộ vay và nguồn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 131 tỷ 974 triệu đồng, cho 2821 hộ vay.

Hàng năm, song song với việc kiểm tra thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, Hội Nông dân huyện Hoài Đức cũng thường xuyên kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn vay tại cơ sở, đôn đốc, chỉ đạo kịp thời. Các nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích, giúp nông dân xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh dịch vụ hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ vốn cho nông dân
Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hoài Đức Nguyễn Thị Thanh

Trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện Hoài Đức đề xuất các cấp Hội cần hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch vùng sản xuất các địa phương theo định hướng trong Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với quan điểm phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Các cấp Hội cần triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, liên kết sản xuất và tiêu thụ theo nghị định 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ được HĐND thành phố ban hành tại Nghị quyết 08/20223/NQ/-HĐND ngày 4/7/2023 về một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp.

Bên cạnh đó, bà Thanh cho rằng, cần nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ vốn giúp nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân và các ngân hàng; Đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, đào tạo nghề, chuyển giao khoa học công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh, thực hiện chuyển đổi số; Đánh giá tổng kết để nhân rộng các mô hình hiệu quả.

Nâng cao chất lượng tín dụng

Thông tin về kết quả phối hợp với Hội Nông dân thành phố trong việc tạo vốn hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, đại diện Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tây cho biết, trong nhiệm kỳ 2018-2023, hoạt động cho vay tổ liên kết với Hội Nông dân thành phố tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Tây đã phát triển mạnh mẽ với quy mô ngày càng được mở rộng.

Doanh số cho vay qua Hội Nông dân 6 tháng đầu năm 2023 đạt 24,1 tỷ đồng, doanh số thu nợ 31,1 tỷ đồng. Đến 30/6/2023, toàn Chi nhánh có 140 tổ vay vốn qua Hội nông dân, giảm so với đầu năm 2 tổ; Số hội viên vay vốn 1.509 hộ, giảm so với đầu năm 109 hộ; Dư nợ 140 tỷ đồng, giảm so với đầu năm 7,9 tỷ đồng, nợ xấu 0,74 tỷ đồng chiếm 0.53% trên tổng dư nợ Hội Nông dân.

Xã viên Hợp tác xã Thanh Đa (huyện Phúc Thọ) chăm sóc dưa lưới trong nhà kính
Xã viên Hợp tác xã Thanh Đa (huyện Phúc Thọ) chăm sóc dưa lưới trong nhà kính

Theo Giám đốc Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tây Chu Công Chính việc thực hiện cho vay thông qua Hội Nông dân còn có một số hạn chế. Trên địa bàn huyện ngoại thành, chủ yếu người nông dân vẫn sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, lấy công làm lãi. Hoạt động sản xuất kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, phụ thuộc vào yếu tố mùa vụ, chịu tác động lớn bởi yếu tố khách quan như giá thành, thiên tai, dịch bệnh.

Trong khu vực nông thôn việc mua bán trao đổi hàng hóa vẫn dùng tiền mặt là chủ yếu, không có hóa đơn chứng từ theo quy định, thiếu các điều kiện về đăng ký kinh doanh, điều kiện công nhận mô hình kinh tế trang trại... nên cũng khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ vay vốn tại Agribank theo quy định.

Để việc phối hợp với Hội Nông dân thành phố trong tạo vốn hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh được hiệu quả hơn, ông Chính đề xuất, tăng cường sự phối hợp giữa Agribank Chi nhánh Hà Tây với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước và các cấp Hội Nông dân thành phố Hà Nội trong việc cấp đáp ứng vốn.

Các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp như các vấn đề về thủ tục pháp lý, đất đai, thuế...; Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động trong các tổ chức Hội về các chính sách tín dụng của Chính phủ với nông nghiệp, nông thôn; Phối hợp điều tra khảo sát nhu cầu vay vốn của các cấp Hội trên địa bàn, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của bà con nông dân để có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời những tồn tại, vướng mắc.

Bên cạnh đó, các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra giám sát về các hoạt động vay vốn ở tất cả các cấp trong hệ thống Hội; Phát hiện và chỉnh sửa kịp thời những sai sót phát sinh, nâng cao chất lượng tín dụng.

Ánh Dương
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Hà Nội kết nối đầu tư, du lịch với các tỉnh vùng Tây Bắc

Hà Nội kết nối đầu tư, du lịch với các tỉnh vùng Tây Bắc

TTTĐ - Nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, quảng bá hình ảnh, hợp tác, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội - HPA tổ chức Hội nghị “Kết nối đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội và các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc: Kết nối cùng Phát triển – “Link to Grow” tại tỉnh Lào Cai.
Ngày mai lên quận, hôm nay vẫn phải xây dựng Nông thôn mới

Ngày mai lên quận, hôm nay vẫn phải xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau khi về đích Nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao, Đảng bộ, chính quyền 3 xã: Yên Thường, Trung Mầu, Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm), với sự đồng thuận của Nhân dân, đã sớm xây dựng kế hoạch, bắt tay vào thực hiện các bước để phấn đấu xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu trong giai đoạn 2021 - 2025.
Tin khác
[Xem thêm]
Festival Nông sản góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển

Festival Nông sản góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển

TTTĐ - Nhằm đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà Nội và các tỉnh, thành phố, UBND huyện Đan Phượng phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức Khai mạc "Festival Nông sản - Văn hóa - Ẩm thực - Du lịch huyện Đan Phượng năm 2023".
Xem phiên bản di động