Tag

Nét mới trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng miền Nam

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô 03/01/2018 16:42
aa
TTTĐ- Lấy Sài Gòn-Gia Định làm “Khu trọng điểm” thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng, gồm đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn và phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền là một trong những điểm mới và độc đáo của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng miền Nam năm 1968 của Đảng ta.

Nét mới trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng miền Nam

Chấp hành chủ trương của Trung ương Đảng về một quyết định táo bạo để giành thắng lợi quyết định, ngày 25/10/1967, Trung ương Cục miền Nam ra "Nghị quyết Quang Trung", tổ chức lại chiến trường, lấy miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn-Gia Định làm khu trọng điểm, thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng, bao gồm đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn và phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.

Khu trọng điểm gồm Sài Gòn-Gia Định và một phần đất của các tỉnh Đông Nam Bộ tiếp giáp với Sài Gòn như Long An, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Biên Hoà, Tây Ninh, chia thành 6 phân khu, trong đó có 5 phân khu hình thành 5 hướng tấn công và 1 phân khu đảm nhiệm nội đô.

Nét mới trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng miền Nam

Nét mới trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng miền Nam

Trung tướng Hoàng Văn Thái (Phó Bí thư Trung ương Cục, Phó Bí thư Quân ủy Miền, Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam) cùng với lãnh đạo Trung ương Cục và Quân ủy Miền tổ chức chỉ huy các hoạt động chuẩn bị và thực hiện tổng công kích-tổng khởi nghĩa.

Khu trọng điểm tổ chức Đảng ủy tiền phương (gồm Phó Bí thư Trung ương Cục Nguyễn Văn Linh - Bí thư Khu ủy, Phó Bí thư Khu ủy Võ Văn Kiệt phụ trách nổi dậy, Phó Tư lệnh Miền Trần Văn Trà phụ trách quân sự), đồng thời tổ chức hai Bộ chỉ huy tiền phương: Bộ chỉ huy tiền phương Bắc (Tiền phương 1 gồm các đồng chí Trần Văn Trà, Mai Chí Thọ, Lê Đức Anh, phụ trách các mũi phía đông, phía bắc và lực lượng chủ lực), Bộ chỉ huy tiền phương Nam (Tiền phương 2 gồm các đồng chí Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng, phụ trách các mũi phía tây, phía nam và các lực lượng nội thành).

Khối chủ lực Miền có nhiệm vụ chặn đánh lực lượng quân Mỹ và quân Sài Gòn không cho địch về ứng cứu cho nội thành.

Sách “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975”, tập V (Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968) cho biết: Sư đoàn 9 đánh chiếm Chi khu Thủ Đức, Liên trường võ khoa Thủ Đức, Trung tâm huấn luyện Quang Trung. Sư đoàn 5 (thiếu) đánh chiếm sân bay Biên Hòa, kho Long Bình, Bộ Tư lệnh Quân đoàn III ngụy, Bộ Tư lệnh dã chiến 2 Mỹ.

Sư đoàn 7 (thiếu) diệt một bộ phận Sư đoàn 1 Mỹ và Sư đoàn 5 ngụy ở Bến Cát-Phú Giáo, ngăn chặn không cho Trung đoàn kỵ binh thiết giáp 11 Mỹ về Sài Gòn.

Trung đoàn 88 đứng chân ở Trung An, Bình Mỹ giữ địa bàn phía sau cho Phân khu 1 và Phân khu 5. Trung đoàn 96 pháo ĐKB kiềm chế Lai Khê, Phú Lợi.

Trung đoàn 208 (thiếu) pháo ĐKB cơ động kiềm chế Đồng Dù. Đặc khu Rừng Sác xây dựng Đoàn đặc công cấp trung đoàn (Đoàn 10) làm nhiệm vụ chủ yếu là chặn sông Lòng Tàu, đánh phá quân cảng, kho tàng, diệt đồn bót địch, hỗ trợ cho nhân dân phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng.

Ngoài các lực lượng nói trên, còn có các đội vũ trang của Thành đoàn, Hoa vận, phụ vận, công vận, an ninh, tuyên huấn…

Riêng lực lượng Thành đoàn chia làm ba bộ phận, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự phân khu 6 (bộ phận 1 làm chức năng quân sự như biệt động; bộ phận 2 làm chức năng vũ trang tuyên truyền; bộ phận 3 làm chức năng vận động, tổ chức và hướng dẫn quần chúng nổi dậy khởi nghĩa, giành chính quyền).

Lực lượng vũ trang các cánh đều được giao nhiệm vụ chiến đấu, đánh chiếm mục tiêu cấp quận (hành chính, cảnh sát), đồng thời làm trinh sát, vận động binh lính địch làm binh biến, phát động quần chúng nổi dậy cướp chính quyền, phối hợp với các mũi tiến công quân sự làm chủ Thành phố…

Mạng lưới hậu cần Miền được tổ chức thành 5 đoàn, mỗi đoàn phụ trách một hướng, bám trụ trên từng khu vực, kết hợp với các cơ sở hậu cần của phân khu, đơn vị và hậu cần nhân dân bảo đảm cho các đơn vị đứng chân và hoạt động trong khu vực đó.

Ngoài ra hậu cần Miền còn tổ chức các phân đội hậu cần cơ động (điều trị, đội phẫu thuật, trạm sửa chữa, các tiểu đoàn, đại đội vận tải…) sẵn sàng tăng cường và ứng phó cho các đoàn hậu cần khu vực để bảo đảm tác chiến thắng lợi.

Ở các huyện vùng trung tuyến như Đức Hòa, Trảng Bàng, đều thành lập đội cung cấp lo lương thực thực phẩm phục vụ tổng công kích. Ở mỗi xã có các chuyên ban: Quân lương, cứu thương… đủ sức sơ cứu hoặc nuôi dưỡng hàng trăm thương binh.

Lực lượng dân công được huy động lớn, xã vùng trung tuyến như An Tịnh (Trảng Bàng, Tây Ninh) có 5.000 dân công lên đường. Tỉnh Long An, ngoài lực lượng du kích và các đơn vị địa phương bổ sung lên trên, còn có 5.000 thanh niên tòng quân và được bổ sung ngay cho các phân khu.

Chỉ trong khoảng 3 tháng (từ cuối tháng 10/1967 đến cuối tháng 1/1968), chiến trường khu trọng điểm Sài Gòn-Gia Định được tổ chức đầy đủ thực lực, đan cài vào thế trận chiến tranh nhân dân ngay trong lòng đô thành sào huyệt của Mỹ và chế độ Sài Gòn.

Thành công đó góp phần trực tiếp vào cuộc tổng tiến công và nổi dậy khắp miền Nam, trong đó có loạt pháo lệnh mở màn từ Sài Gòn sau Giao thừa Tết Mậu Thân 1968.

Tin liên quan

Đọc thêm

Hà Nội cam kết đường Vành đai 4 về đích đúng tiến độ Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội cam kết đường Vành đai 4 về đích đúng tiến độ

TTTĐ - Đến thời điểm này, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội - Chủ đầu tư dự án đường Vành đai 4 là đơn vị giải ngân đầu tư công cao nhất TP. Hà Nội cam kết, khẳng định, đường Vành đai 4 về đích đúng tiến độ theo lời hứa với Quốc hội và Chính phủ.
Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bảo đảm tiến độ Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bảo đảm tiến độ

TTTĐ - Tính đến cuối năm 2023, thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn thành phố đã phê duyệt và thu hồi đất 763,86/791,21ha (đạt 96,54%). Các địa phương đã cơ bản hoàn thành công tác đo đạc, kiểm đếm, xác nhận nguồn gốc đất.
Đảm bảo tiến độ dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Thời sự

Đảm bảo tiến độ dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

TTTĐ - Ngày 11/1, Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tham dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn.
Phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh hơn tiến độ dự án Vành đai 4 Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh hơn tiến độ dự án Vành đai 4

TTTĐ - Quá trình triển khai dự án Vành đai 4 của ba địa phương: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên rất bài bản, phối hợp chặt chẽ có sự vào cuộc nhiệt tình, trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương, sự ủng hộ của người dân. Các địa phương đang triển khai đồng loạt các mũi thi công trong tháng 1/2024.
Tăng tốc triển khai dự án đường Vành đai 4 Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Tăng tốc triển khai dự án đường Vành đai 4

TTTĐ - Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị, lãnh đạo UBND TP tăng cường đi cơ sở, trực tiếp lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các địa phương, nhà thầu để tập trung tháo gỡ vướng mắc, đề cao kỷ cương, kỷ luật, tranh thủ từng ngày để tăng tốc triển khai dự án.
Phê duyệt dự án thành phần 3 - đường Vành đai 4 Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Phê duyệt dự án thành phần 3 - đường Vành đai 4

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt dự án thành phần 3: Đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng dự án đường Vành đai 4 Thời sự

Đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng dự án đường Vành đai 4

TTTĐ - Xác định tầm quan trọng của dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện dự án, thành phố Hà Nội đã thể hiện sự quyết tâm cao, tinh thần đoàn kết, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ chung của toàn bộ dự án.
Đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai 4 trong năm 2024 Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai 4 trong năm 2024

TTTĐ - Chiều 14/12, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, biên chế hành chính, sự nghiệp, khoa học - công nghệ và phát động phong trào thi đua năm 2024.
Thường Tín chi gần 1.200 tỷ đồng phục vụ dự án Vành đai 4 Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Thường Tín chi gần 1.200 tỷ đồng phục vụ dự án Vành đai 4

TTTĐ - Tính đến ngày 12/12, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã chi gần 1.200 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng phục vụ thi công dự án Vành đai 4.
Đồng loạt triển khai 8 mũi thi công dự án đường Vành đai 4 Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Đồng loạt triển khai 8 mũi thi công dự án đường Vành đai 4

TTTĐ - Công trường xây dựng dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô (đoạn qua huyện Mê Linh) với 8 mũi thi công đang đồng loạt triển khai, gấp rút đẩy nhanh tiến độ.
Xem thêm