Tag

Ngành ẩm thực châu Á tìm cách thích nghi giữa đại dịch Covid-19

Nhìn ra thế giới 21/04/2020 10:39
aa
TTTĐ - Đại dịch Covid-19 khiến Chính phủ nhiều nước châu Á thực hiện các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội. Nhiều lĩnh vực đã phải tìm lối đi riêng để thích nghi. Trong đó ẩm thực được xem là đã nhìn thấy cơ hội trong khủng hoảng.

Ngành ẩm thực châu Á tìm cách thích nghi giữa đại dịch Covid-19

Giữa đại dịch Covid-19, thức ăn chuẩn bị được giao tới tận tay khách hàng tại Singapore (Ảnh: AFP)

Bài liên quan

Đại dịch Covid-19: Có thể kéo dài các biện pháp giãn cách xã hội đến năm 2022

Sản xuất khẩu trang ở Trung Quốc đang là "cỗ máy in tiền"

Dịch vụ giúp đi chợ đắt hàng trong mùa dịch Covid-19

Phương pháp chống dịch khác lạ của Thuỵ Điển

Theo South China Morning Post, làn sóng giao đồ ăn đang bùng lên ở nhiều quốc gia châu Á. Nó là giải pháp cho những người ở trong nhà hằng tuần liền theo chính sách giãn cách xã hội để ngăn dịch bệnh lan rộng. Điều này đã mở ra cơ hội cho những chủ nhà hàng để có thể tiếp tục kinh doanh...

Tại đảo quốc Sư tử, Melvin Chew - một người bán thịt vịt và lợn om, là minh chứng cho sự thành công của trang mạng anh tạo ra với mục đích hỗ trợ những người bán hàng, đặc biệt là bán đồ ăn.

Trang “Bán hàng rong đoàn kết - Dabao 2020” của anh Melvin Chew đã nhận được 230.000 lượt theo dõi kể từ khi thành lập vào ngày 3/4. Trang này được lập chỉ vài giờ sau khi Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tuyên bố phong tỏa một phần quốc gia để ngăn chặn SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 lây lan.

Trang Facebook này giúp những người bán hàng rong có cơ hội quảng bá sản phẩm đến khách hàng qua dịch vụ giao hàng tận nhà. Điều này đặc biệt hữu ích với những người bán hàng rong không tham gia ứng dụng giao thức ăn.

Các nhân viên giao hàng tự do cung cấp dịch vụ với phí rẻ hơn nhiều so với các ứng dụng giao hàng như GrabFood, Deliveryoo và Foodpanda. Hiện tại, người Singapore giao hầu như mọi thứ từ thực phẩm cao cấp đến các món truyền thống bán tại khu phố Hoa.

Ông Chew (42 tuổi), chủ quầy đồ ăn ở trung tâm hàng rong tại khu phố người Hoa tại Singapore, cho biết: “Tôi cho rằng người Singapore muốn bảo vệ người bán hàng rong. Với khách hàng quen, người bán hàng rong như những người thân trong gia đình. Dù giàu hay nghèo, bạn vẫn đến nơi tập trung nhiều hàng rong để thưởng thức đồ ăn”.

Chuyên gia nghiên cứu về lợi nhuận ngành thực phẩm và đồ uống Benjamin Yang nhận định cuộc cách mạng số hóa của các trung tâm hàng rong tại đảo quốc Sư tử là một tia sáng giữa bầu không khí ảm đạm mà Singapore đang trải qua vì dịch Covid-19.

Những ý tưởng như thế không chỉ giới hạn trong phạm vi Singapore. Cách Bangkok (Thái Lan) 1.800km, ông Peangploy Jitpiyatham, chủ một khách sạn nhỏ đã biến cơ ngơi kinh doanh đang ảm đạm trong mùa dịch của mình thành điểm vận chuyển thức ăn với ứng dụng có tên “Locall”. Khách hàng sử dụng “Locall” có thể gọi món từ 30 nhà hàng, bao gồm cả bếp ăn khách sạn nhỏ của ông.

Nhiều nơi khác tại Thái Lan, một số người đã tạm thời gác lại ngành nghề chính do áp lực từ dịch Covid-19 và chuyển sang bán hàng.

Sasimon Chamnansarn là tiếp viên hàng không tại Bangkok, bắt đầu bán thịt lợn tẩm ướp và phơi khô cho bạn bè. Cô khá ngạc nhiên với nhu cầu tăng vượt trội.

Cô Sasimon Chamnansarn chia sẻ: “Khi quay trở lại làm tiếp viên hàng không, tôi vẫn duy trì kinh doanh món ăn này. Tôi đã liên hệ với một nhà máy ở quê mình để hỗ trợ sản xuất và đóng gói. Không có gì là chắc chắn cả, tôi luôn sẵn sàng cho thay đổi. Không thể ngờ rồi cũng có ngày phi công hay tiếp viên hàng không nhận ra công việc của họ không ổn định”.

Tại Malaysia, một cuộc cách mạng thực phẩm khác đang diễn ra. Trên mạng xã hội ở quốc gia này, nhiều người sử dụng đã đăng thông tin về “trao đổi thức ăn”. Theo đó, người giao hàng sẽ chuyển đến các gia đình những món ăn nhà nấu.

Anh Yudistra Darma Dorai, một luật sư tại Kuala Lumpur, cho biết thực phẩm đã trở thành hình thức liên lạc mới trong thời gian phong tỏa tại Malaysia. Luật sư này cho biết, bạn bè và người thân đã gửi thức ăn nấu sẵn khi biết anh đang phải cách ly tại nhà cùng người mẹ có tuổi.

Đầu bếp nổi tiếng tại Malaysia, anh Redzuawan Ismail nhận định khi lệnh phong tỏa được dỡ, người dân sẽ hình thành thói quen ăn uống mới, ưa chuộng những món ăn kiểu nhà làm và ăn uống tại nhà. “Nhiều người lại quen với việc ăn uống ở nhà cùng gia đình vì thấy thấy thoải mái. Hình thức giao thức ăn sẽ phổ biến hơn”.

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm