Thứ ba 19/03/2024 15:03 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Ngành du lịch Hà Nội chuẩn bị cho ngày “trở lại”

Nhịp điệu cuộc sống -
In bài viết

TTTĐ – Mục tiêu của thành phố Hà Nội là bảo đảm chung sống một cách chủ động, an toàn với dịch Covid-19. Vì vậy, việc xây dựng phương án cho quá trình khởi động lại hoạt động du lịch Thủ đô đang được ngành du lịch tính đến, để sớm thu hút khách du lịch trở lại. Trong bối cảnh từ đầu năm đến nay, hoạt động du lịch gần như đình trệ, do vậy thời gian từ nay đến cuối năm, ngành Du lịch Thủ đô cần phải nỗ lực hơn bao giờ hết.

6 tháng đầu năm, khách du lịch Hà Nội giảm 25% do dịch Covid-19 Hà Nội sẽ lắp thêm 9 điểm phát wifi miễn phí trong năm 2021

Ngành du lịch nỗ lực tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn

Để khắc phục hậu quả nặng nề do dịch Covid-19, đặc biệt sau đợt dịch thứ tư, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã hoàn thiện "Chương trình khôi phục Du lịch nội địa toàn quốc khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19 đợt 4".

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục vắng lặng trong những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục vắng lặng trong những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách

Trong Chương trình này, Hiệp hội Du lịch cũng đề cập các tiêu chí an toàn. Cụ thể: Đối với khách du lịch từ 18 tuổi trở lên, phải tiêm đầy đủ các liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc đã hồi phục sau khi bị nhiễm SARS-CoV-2. Đối với du khách dưới 18 tuổi, phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR trong vòng 48 giờ trước khi tham gia chương trình du lịch nội tỉnh, thành phố.

Doanh nghiệp lữ hành phải thực hiện tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho 100% người lao động. Những người lao động thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách như hướng dẫn viên, lái xe, phụ xe... phải có trang thiết bị cần thiết.

Về chương trình du lịch, các đơn vị du lịch phải quy định rõ chi phí xét nghiệm SARS-CoV-2, chi phí điều trị nếu khách trở thành F0; ngoài bảo hiểm du lịch thông thường, còn phải có bảo hiểm với trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Bên cạnh đó, đơn vị kinh doanh du lịch chỉ lựa chọn những điểm du lịch, đơn vị cung cấp dịch vụ cho đoàn khách bảo đảm tiêu chí an toàn; xây dựng các tuyến du lịch và phương pháp vận chuyển theo lộ trình an toàn.

Đối với các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp dịch vụ du lịch (vận chuyển, điểm đến, ăn uống), cũng phải thực hiện tiêm vắc xin phòng Covid-19 đầy đủ cho lực lượng lao động, nhân viên phục vụ; thực hiện các quy định phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế.

Trong đó, tại các điểm đến thuộc "vùng xanh", chỉ phục vụ số lượng khách không quá 30% công suất. Với các cơ sở lưu trú, bố trí phòng ngủ 2 người/phòng trở lên theo gia đình hoặc nhóm có cùng yếu tố dịch tễ. Trường hợp khách lẻ, không có cùng yếu tố dịch tễ thì bố trí phòng riêng.

Với cơ sở kinh doanh ăn uống, ưu tiên phục vụ tại phòng. Nếu phục vụ tại nhà hàng thì phải có bàn ăn riêng cho từng nhóm khách; bảo đảm giữ khoảng cách giữa các nhóm khách, đoàn khách và tổ chức phục vụ ăn tại bàn.

Hiệp hội Du lịch các địa phương sẽ tiếp tục đóng góp ý kiến vào Chương trình này trước ngày 27-9. Hiệp hội Du lịch Việt Nam sẽ tổ chức sự kiện công bố chính thức "Chương trình khôi phục Du lịch nội địa toàn quốc khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19 đợt 4" vào cuối tháng 9 này.

Du lịch Hà Nội với những động thái tích cực, lạc quan

Hòa chung với những nỗ lực của ngành du lịch Việt Nam, ngành du lịch Hà Nội cũng có nhiều động thác tích cực, lạc quan. Mới đây, Hội Lữ hành Hà Nội, Câu lạc bộ du lịch bền vững VGreen tổ chức hội thảo trực tuyến "Chiến dịch xanh – xanh" với sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý, đầu tư xúc tiến du lịch và doanh nghiệp lữ hành.

Ngành du lịch Hà Nội chuẩn bị cho ngày “trở lại”
Người dân Thủ đô luôn ý thức việc phải đeo khẩu trang nơi công cộng

Theo Chủ tịch Hội lữ hành Hà Nội, Giám đốc Công ty du lịch Hanoitourist Phùng Quang Thắng, đợt dịch Covid-19 thứ tư khiến ngành Du lịch gần như "chạm đáy", nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động. Với diễn biến phức tạp của đợt dịch này, các đơn vị kinh doanh du lịch xác định hoạt động du lịch sẽ còn gặp nhiều khó khăn và cần tìm giải pháp phù hợp trong bối cảnh "tình hình mới" khi dịch có thể vẫn kéo dài, còn xuất hiện những ca F0.

"Hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Thủ đô Hà Nội, diễn biến dịch đã được kiểm soát tốt hơn, nhiều hoạt động giãn cách đã được nới lỏng, trong đó có không ít địa phương đã đẩy mạnh hoạt động du lịch nội tỉnh, chuẩn bị phương án đón khách ngoại tỉnh và khách quốc tế. Đó là cơ sở để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch bắt tay chuẩn bị kế hoạch để phục hồi thị trường, từng bước kích hoạt các hoạt động dịch vụ đã bị "đóng băng" từ nhiều tháng nay. Chương trình hành động "Du lịch xanh – xanh" nhằm mục đích xây dựng những sản phẩm du lịch cũng như điều kiện đưa - đón khách Hà Nội đến các tỉnh, thành phố an toàn phòng, chống dịch và ngược lại", ông Phùng Quang Thắng bày tỏ.

Theo kế hoạch mà Hội Lữ hành Hà Nội xây dựng, để du lịch hoạt động trở lại bảo đảm an toàn, cần đáp ứng các tiêu chí "xanh": Khách du lịch phải được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2; doanh nghiệp "xanh" (lực lượng lao động kinh doanh du lịch của đơn vị đã được tiêm đủ vắc xin, có năng lực tổ chức tour an toàn); Chuỗi dịch vụ "xanh" (các sản phẩm, dịch vụ như: Hình thức du lịch, cơ sở lưu trú, vận chuyển, điểm đến bảo đảm khép kín, biệt lập, an toàn)... Đối với những du khách dưới 18 tuổi, chưa được tiêm vắc xin thì bắt buộc phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Hưởng ứng chương trình này, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, Hà Nội đang hoàn chỉnh kịch bản hoạt động kinh tế theo diễn biến dịch Covid-19, trong đó có hoạt động du lịch. Sở Du lịch Hà Nội đã có chủ trương xây dựng điểm "lưu trú xanh" dành cho khách cách ly tại các khách sạn được lựa chọn làm nơi cách ly tập trung. Tới đây, Sở sẽ triển khai việc kết nối các "điểm du lịch xanh" với những "doanh nghiệp lữ hành xanh" để thực hiện "hành trình du lịch xanh" cho du khách đủ điều kiện về tiêm vắc xin.

Tại nhiều điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội, công tác phòng, chống dịch luôn được quan tâm. Dung dịch sát khuẩn tay được bổ sung, đặt tại các điểm bán vé, cửa ra vào và các vị trí thuận lợi để du khách dễ thấy, dễ sử dụng khi mở cửa trở lại. Ông Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội cho biết: “Trung tâm sẽ tăng cường bố trí nhân viên nhắc nhở du khách đeo khẩu trang đồng thời yêu cầu cán bộ, nhân viên nghiêm túc thực hiện công tác phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn cho chính bản thân. Chúng tôi luôn trong tâm thế sẵn sàng các điều kiện để phòng, chống dịch một cách tốt nhất, vừa để phục vụ khách tham quan trở lại, vừa đảm bảo an toàn cho cho khách và cán bộ, nhân viên Trung tâm”.

Sở Giao thông vận tải Hà Nội đang xây dựng bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố để sẵn sàng hoạt động cho ngày được chính quyền thành phố cho phép hoạt động.

Theo đó, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đưa ra tiêu chí “thẻ xanh Covid” được cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử cho các cá nhân đáp ứng một trong các điều kiện: Đã tiêm mũi vaccine thứ 2 được 14 ngày và không quá 12 tháng hoặc đã được tiêm 1 mũi vaccine (đối với các loại vaccine chỉ cần tiêm 1 mũi như vaccine Janssen của Johnson & Johnson) được 14 ngày và không quá 12 tháng; Người nhiễm SARS-CoV-2 khỏi bệnh, đã hoàn thành thời gian cách ly trong vòng 21 ngày tính từ khi khỏi bệnh.

“Thẻ vàng Covid” được cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử cho các cá nhân đáp ứng các điều kiện là đã tiêm 1 mũi đối với vaccine có yêu cầu 2 mũi được 14 ngày.

Đối với các cá nhân không có thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử (sổ sức khoẻ điện tử) có thể chứng minh bằng các giấy tờ có liên quan (giấy chứng nhận tiêm chủng bảo đảm điều kiện của thẻ xanh/thẻ vàng).

Ngành Du lịch Thủ đô kỳ vọng dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt trong thời gian tới, các hoạt động kinh tế - xã hội được phục hồi trong trạng thái "bình thường mới". Lúc đó, ngành Du lịch Thủ đô tái khởi động trở lại, xóa tình trạng "đóng băng" kéo dài trong thời gian vừa qua, vừa để phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách, vừa mang lại nguồn thu cho cho ngành kinh tế tổng hợp vốn bị ảnh hưởng nặng nề trước đó.

Tuổi trẻ Hà Đông triển khai đội hình lưu động tạo điểm quét mã QR code Tuổi trẻ Hà Đông triển khai đội hình lưu động tạo điểm quét mã QR code
Hơn 8.000 phần quà tiếp sức trẻ vì Sài Gòn mến thương Hơn 8.000 phần quà tiếp sức trẻ vì Sài Gòn mến thương
Giảm 30% tiền thuê đất năm 2021 cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Giảm 30% tiền thuê đất năm 2021 cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Văn phòng Saint-Gobain Việt Nam đạt chứng nhận Công trình xanh LOTUS Gold Văn phòng Saint-Gobain Việt Nam đạt chứng nhận Công trình xanh LOTUS Gold
Giúp người trẻ Việt hiện thực hóa ước mơ Giúp người trẻ Việt hiện thực hóa ước mơ
Khởi động cuộc thi Sáng kiến du lịch Amazing Việt Nam Khởi động cuộc thi Sáng kiến du lịch Amazing Việt Nam
Khánh Vy
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Lan tỏa giá trị nhân văn từ ngày hội tri ân cha mẹ…

Lan tỏa giá trị nhân văn từ ngày hội tri ân cha mẹ…

TTTĐ - Những tình cảm yêu thương sâu nặng dành cho mẹ cha dù chan chứa trong tim không phải người con nào cũng dễ dàng bày tỏ. Đến với “Ngày hội tri ân cha mẹ và vợ chồng”, trong không gian ấm áp đầy tình thân, lời yêu thương, xin lỗi và cả biết ơn được giãi bày như sợi dây vô hình gắn kết tình cảm gia đình thêm bền chặt, lan tỏa lối sống đẹp trong cộng đồng…
Dàn sao “Cô đi mà lấy chồng tôi” đồng loạt khoe ảnh kỳ nghỉ dưỡng "chanh sả" tại Nha Trang

Dàn sao “Cô đi mà lấy chồng tôi” đồng loạt khoe ảnh kỳ nghỉ dưỡng "chanh sả" tại Nha Trang

TTTĐ - Suốt tuần qua, cộng đồng mạng được phen “dậy sóng” khi lần lượt nữ chính Park Min Young (Ji Won) sánh đôi "tổng tài" Na In Woo, sau đó là “cô em chồng” Choi Gyu Ri, tiểu tam Song Ha Yoon (Soo Min) cùng cả đoàn phim hơn 100 thành viên trong bộ K-drama “Cô đi mà lấy chồng tôi” lộ diện ảnh du lịch đời thường ở Nha Trang.
Tin khác
[Xem thêm]
Sắc màu lễ hội không gian văn hóa vùng cao

Sắc màu lễ hội không gian văn hóa vùng cao

TTTĐ - Trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa của Năm du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban Điện Biên 2024, sáng 16/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức Khai mạc các hoạt động không gian văn hóa vùng cao và trưng bày giới thiệu các sản phẩm văn hóa, du lịch.
Về làng Phú Nhiêu nghe hò Cửa Đình, múa hát Bài Bông

Về làng Phú Nhiêu nghe hò Cửa Đình, múa hát Bài Bông

TTTĐ - Trong kho tàng văn hóa dân gian của Việt Nam, có vô số biểu diễn đặc sắc như quan họ, trống quân, chèo, tuồng, cải lương… được yêu thích và phổ biến ở nhiều vùng miền, từ đồng bằng đến núi rừng. Trong số đó, hai diễn xuất nghệ thuật đặc trưng là Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông hiện chỉ còn tồn tại ở nơi duy nhất, đó là thôn Phú Nhiêu, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.