Tag

Ngành ngân hàng tập trung mọi nguồn lực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Thị trường - Tài chính 28/12/2021 22:12
aa
TTTĐ - Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú cho biết, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai quyết liệt các giải pháp, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch COVID-19.
16 ngân hàng đã “tiếp oxy” cho người dân, doanh nghiệp ra sao? “Nới” thủ tục hoãn, giãn nợ giúp doanh nghiệp phục hồi kinh doanh Loại bớt thủ tục giúp người dân, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng “vượt sóng” đại dịch

Ngày 28/12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức họp báo để thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2021 và định hướng nhiệm vụ năm 2022.

Tại buổi họp báo, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, năm 2021 với những khó khăn, thách thức mới chưa từng có, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chủ động bám sát tình hình, tập trung mọi nguồn lực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, góp phần thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết thanh khoản phù hợp; Thị trường tiền tệ ổn định; Lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp, hỗ trợ tổ chức tín dụng giảm chi phí vốn để có điều kiện tiếp tục cắt giảm lãi suất cho vay.

Ngân hàng Nhà nước cũng giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp; Tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng chủ động cân đối khả năng tài chính, triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất cho vay.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như: bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông; Tăng cường quản lý rủi ro đối với cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng; Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Ngành ngân hàng tập trung mọi nguồn lực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú phát biểu tại buổi họp báo. (Ảnh: SBV)

Cùng với đó, nhằm tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng, đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế “tín dụng đen”, ngành ngân hàng đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp như đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ trực tuyến; Mở rộng mạng lưới, đa dạng sản phẩm dịch vụ, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và mọi tầng lớp dân cư.

Nhờ các chỉ đạo và giải pháp đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 nhưng tín dụng toàn nền kinh tế tăng ngay từ đầu năm và cao hơn so cùng kỳ năm 2020.

Tính đến ngày 22/12, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,68% so với cuối năm 2020, tăng khoảng 14,57% so với cùng kỳ năm 2020. Dư nợ tín dụng đối với 23 chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đến ngày 30/11 đạt 245.199 tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 2020, với hơn 6,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã triển khai quyết liệt các giải pháp, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch COVID-19. Đẩy mạnh việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ.

Trong đó, Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 cho phù hợp với tình hình thực tế.

Tính đến ngày 20/12, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với giá trị nợ lũy kế từ khi có dịch khoảng 607.000 tỷ đồng, hiện có khoảng 775.000 khách hàng được cơ cấu lại nợ, với dư nợ trên 296.000 tỷ đồng; Miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,96 triệu khách hàng với dư nợ hơn 3,87 triệu tỷ đồng. Tổng số tiền lãi lũy kế đến nay tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 34.900 tỷ đồng; Cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến nay đạt trên 7,4 triệu tỷ đồng cho khoảng trên 1,3 triệu khách hàng.

Mặt khác, ngành ngân hàng cũng đã tiếp tục thực hiện các giải pháp về miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch COVID-19. Ước tính số lượng giao dịch được miễn phí chiếm khoảng 80%. Dự kiến tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và qua hệ thống chuyển mạch bù trừ (hệ thống Napas) đã giảm cho khách hàng từ năm 2020 đến hết năm 2021 khoảng 2.557 tỷ đồng và giảm trên 250 tỷ đồng tiền khai thác dịch vụ thông tin tín dụng trong năm 2021.

Đồng thời, ngành ngân hàng cũng đã triển khai chương trình cho vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm theo Nghị quyết 68/NQ-CP và gần nhất là Nghị quyết số 126/NQ-CP. Tính đến ngày 10/12, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân khoảng 1.570 tỷ đồng cho 2.064 đơn vị sử dụng lao động để trả lương cho hơn 428.402 lượt người lao động trên toàn quốc.

Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, năm 2022, ngành ngân hàng tiếp tục bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước.

Đọc thêm

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa vi phạm trên thị trường chứng khoán Thị trường - Tài chính

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa vi phạm trên thị trường chứng khoán

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 122/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024.
Tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu Thị trường - Tài chính

Tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 26/3/2024 về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng Thị trường - Tài chính

Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 5/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Không để hàng giả "lộng hành" trên sàn thương mại điện tử Thị trường - Tài chính

Không để hàng giả "lộng hành" trên sàn thương mại điện tử

TTTĐ - Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử ở Việt Nam thì tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến. Thực trạng này đang là vấn đề nhức nhối của xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, môi trường đầu tư kinh doanh, gây thất thu ngân sách...
Mitsubishi Power đạt thị phần tuabin khí số 1 toàn cầu năm 2023 Thị trường - Tài chính

Mitsubishi Power đạt thị phần tuabin khí số 1 toàn cầu năm 2023

TTTĐ - Mitsubishi Power, thương hiệu giải pháp năng lượng của Mitsubishi Heavy Industries, Ltd. (MHI), đạt thị phần tua bin khí hàng đầu toàn cầu (với thị phần 36%) tính theo megawatt vào năm 2023, theo dữ liệu của báo cáo ngành điện McCoy.
GDP quý I/2024 duy trì ở mức vừa phải trước lạm phát gia tăng Thị trường - Tài chính

GDP quý I/2024 duy trì ở mức vừa phải trước lạm phát gia tăng

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý I/2024 của Việt Nam duy trì ở mức vừa phải, đạt 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái (mức 6,7% hồi quý IV/2023). Ngân hàng giữ nguyên dự báo tăng trường GDP của cả năm 2024 ở mức 6,7%, trong đó GDP sẽ tăng tốc từ 6,2% trong nửa đầu năm lên mức 6,9% trong nửa cuối năm nay.
Nguy hiểm khôn lường từ các loại “mũ bảo hiểm thời trang” Thị trường - Tài chính

Nguy hiểm khôn lường từ các loại “mũ bảo hiểm thời trang”

TTTĐ - Mặc dù cơ quan chức năng đã có Quy chuẩn kỹ thuật dành cho mũ bảo hiểm với người đi xe máy từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, lợi dụng nhu cầu của thị trường nhiều tiểu thương đang lập lờ trong việc đặt tên cho loại "mũ bảo hiểm thời trang" nhằm lừa dối người tiêu dùng với mũ bảo hiểm cho người đi xe máy. Điều này có nguy cơ ảnh hưởng tới sự an toàn của người sử dụng.
Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý Thị trường - Tài chính

Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản số 768/UBND-KTTH chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện các biện pháp điều hành, bình ổn giá.
Lazada Việt Nam chính thức mở tiệc “Sinh nhật sale xịn” Thị trường - Tài chính

Lazada Việt Nam chính thức mở tiệc “Sinh nhật sale xịn”

TTTĐ - Lazada Việt Nam chính thức mở tiệc “Sinh nhật sale xịn” đánh dấu hành trình 12 năm mang đến cho người tiêu dùng Việt một kênh mua sắm tiết kiệm, tiện lợi cùng những trải nghiệm mua sắm kết hợp giải trí đa dạng và thú vị. Buổi tiệc “Sinh nhật sale xịn” sẽ chính thức được mở màn vào 20h tối ngày 24/3/2024 cho đến hết ngày 29/3/29024.
Vay vốn siêu ưu đãi với lãi suất chỉ từ 3% tại Sacombank Thị trường - Tài chính

Vay vốn siêu ưu đãi với lãi suất chỉ từ 3% tại Sacombank

TTTĐ - Từ ngày 21/3 đến hết 31/3/2024 Sacombank triển khai nguồn vốn 10.000 tỷ đồng với lãi suất siêu ưu đãi chỉ 3%/năm, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong giai đoạn cuối quý I/2024.
Xem thêm