Tag

Ngành Tài nguyên và Môi trường: Nỗ lực đóng góp vào sự tăng trưởng ấn tượng của đất nước

Môi trường 22/01/2023 08:39
aa
TTTĐ - Trong một năm đầy biến động với thuận lợi đan xen cả những thách thức, ngành Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả trong quản lý, khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường, đóng góp chung vào sự tăng trưởng ấn tượng của đất nước.
Chính phủ điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng nhiên liệu Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sẽ kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngành TN&MT chuyển đổi số trên tất cả lĩnh vực

Để góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022, ngay từ đầu năm, ngành TN&MT đặt quyết tâm chủ động vượt qua thách thức, biến thách thức thành cơ hội.

Theo đó, toàn ngành TN&MT xác định các khâu đột phá để tăng tốc phát triển là đẩy mạnh cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, trình Quốc hội Luật đất đai sửa đổi, Luật Tài nguyên nước sửa đổi; Tiếp tục tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn trong quy định của pháp luật, xây dựng hệ thống quy hoạch đồng bộ để giải phóng, phát huy các nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát, đề xuất phân cấp 20% thủ tục hành chính theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, ngành cũng tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật và thanh tra, kiểm tra, giải quyết những vấn đề bức xúc từ thực tiễn; Tập trung rà soát, giải quyết các vướng mắc, xử lý tình trạng lãng phí đất đai, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh, các dự án có vướng mắc sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán... trên phạm vi cả nước giải phóng nguồn lực đất đai, tài nguyên cho phát triển.

Bên cạnh đó, ngành TN&MT cũng thay đổi tư duy, phương thức quản lý bảo vệ môi trường, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ quản lý Nhà nước và nhận thức, hành đồng của toàn dân trong công tác bảo vệ môi trường; Tận dụng các cơ hội từ thỏa thuận tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 về biến đổi khí hậu hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thu hút các dòng vốn đầu tư vào hạ tầng về biến đổi khí hậu, chuyển đổi mô hình sản xuất, công nghệ và phát triển năng lượng tái tạo.

Ngành Tài nguyên và Môi trường: Nỗ lực đóng góp vào sự tăng trưởng ấn tượng của đất nước
Bộ TN&MT vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tháng 8.2022

Đặc biệt, ngành cũng đặt mục tiêu rõ ràng về việc phát triển tài nguyên số, dữ liệu số, chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường, phát triển vận hành hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường. Chỉ đạo điều hành và giải quyết hồ sơ công việc được thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước).

Theo ông Trần Hồng Hà - Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TN&MT, trong thời gian qua, các đơn vị trong ngành đã quyết liệt, tích cực thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, vận hành Chính phủ/Chính quyền điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và đạt được những kết quả rất quan trọng như: Dữ liệu của ngành cơ bản là dữ liệu số; Công tác chỉ đạo, điều hành được thực hiện trên môi trường điện tử; Thủ tục hành chính của ngành tuy rất phức tạp nhưng đã được cung cấp đầy đủ qua dịch vụ công trực tuyến… Đó là tiền đề để trở thành ngành TN&MT số vào năm 2025.

Trong năm 2022, ngành TN&MT tiếp tục đẩy mạnh tập trung hoàn thiện, kết nối, chia sẻ dữ liệu, thông tin cho chỉ đạo điều hành của chính quyền, cung cấp các tiện tích cho xã hội, đóng góp vào phát triển kinh tế; Cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho giải quyết thủ tục hành chính thực chất, hiệu quả, làm hài lòng người dân, doanh nghiệp; Nâng cấp hạ tầng số, sử dụng các nền tảng số dùng chung đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số; Rà soát, đánh giá, bảo đảm an toàn thông tin các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tránh lột lọt thông tin. Đồng thời, ngành cũng quyết liệt, bố trí các nguồn lực thực hiện các đề án, nhiệm vụ về chuyển đổi số, trong đó trọng tâm là Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến năm 2030.

Nỗ lực đóng góp vào sự tăng trưởng ấn tượng của đất nước

Năm 2022 là năm kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ TN&MT (5/8/2002 - 5/8/2022). Thực tế, trong suốt chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Bộ đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong dòng chảy đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước, thể hiện qua những dấu mốc lớn.

Ngành Tài nguyên và Môi trường: Nỗ lực đóng góp vào sự tăng trưởng ấn tượng của đất nước
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà tham quan gian triển lãm về lĩnh vực TN&MT

Với những nỗ lực và đóng góp đối với sự phát triển đất nước, Bộ TN&MT, từng lĩnh vực và nhiều cán bộ đã vinh dự và tự hào được Đảng, Nhà nước trao tặng những phần thưởng cao quý như: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh...

Năm 2022, Bộ TN&MT cũng đã tích cực xây dựng hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Việc nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp từ các Đại biểu Quốc hội và lấy ý kiến rộng rãi từ Nhân dân sẽ giúp Bộ TN&MT hoàn thành sớm dự thảo Luật Đất đai sửa đổi để từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế; giải quyết các chồng chéo, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn; tăng cường quản lý đất đai cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế... hài hòa quyền, lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.

Theo ông Trần Hồng Hà, trong năm 2022, toàn ngành đã đặt quyết tâm cao, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành các nhiệm vụ được giao; Nhạy bén trong phản ứng chính sách để điều hành linh hoạt giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn. Đặc biệt, cách ngành đã cầu thị, lắng nghe, huy động được trí tuệ trong gải quyết những vấn đề hết sức khó khăn như chủ trương, chính sách về đất đai, ứng phó với biến đổi khí hậu… được Quốc hội, Chính phủ và dư luận Nhân dân đánh giá cao.

Đóng góp vào các thành tựu chung đó có sự nỗ lực, sáng tạo của toàn ngành TN&MT. Trong đó, Bộ TN&MT đã có những dự báo sớm để chủ động trong chỉ đạo điều hành bám sát yêu cầu của thực tiễn khi đã khẩn trương trình phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đai quốc gia; Đôn đốc đốc hướng dẫn các địa phương lập quy hoạch cấp huyện, giải quyết tháo gỡ vướng mắc liên quan đến vật liệu, chỉ đạo cải cách thủ tục môi trường, tài nguyên nước... để đảm bảo các đầu vào của nền kinh tế, chủ động đón các dòng đầu tư, thúc đẩy giải ngân các nguồn vốn.

Về một số nhiệm vụ trong tâm trong năm 2023, theo đại diện lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên cơ sở rà soát Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 của Chính phủ và của Bộ; các đơn vị thuộc Bộ đã đề xuất 14 đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, đáng chú ý nhất là lĩnh vực đất đai, đề xuất trình Quốc hội dự án Luật đất đai sửa đổi sau khi lấy ý kiến Nhân dân và trình Chính phủ 3 Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật; Lĩnh vực môi trường, đề xuất xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ: Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành môi trường đến năm 2030.

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị bám sát Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ yêu cầu từ thực tiễn rà soát hoàn thiện đề xuất để xây dựng Chương trình công tác, Chương trình xây dựng văn bản pháp luật; Kế hoạch thanh tra; Kế hoạch chuyển đổi số báo cáo Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực trước khi gửi các đơn vị tổng hợp báo cáo Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Bộ.

Ngoài ra, ông Trần Hồng Hà cũng đề nghị các đơn vị ngành TN&MT tiếp tục xây dựng và triển khai công tác cải cách hành chính để đơn giản hóa các thủ tục; Công tác hợp tác quốc tế; Kiện toàn lại tổ chức để có tiến hành các nhiệm vụ hợp tác với các đối tác quốc tế; Công tác thanh tra, kiểm tra bám sát các định hướng thanh tra của Thanh tra Chính phủ để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2023, tập trung vào các vấn đề bức xúc từ dư luận, từ thực tiễn đặc biệt bám sát các Nghị quyết giám sát của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí; Khiếu nại, tháo gỡ, giải quyết các khó khăn…

Đọc thêm

Trung đoàn 720 tích cực giúp dân chống hạn Môi trường

Trung đoàn 720 tích cực giúp dân chống hạn

TTTĐ - Từ tháng 10/2023 đến nay, khu dự án kinh tế - quốc phòng Trung đoàn 720 (Binh đoàn 16) đóng quân trên địa bàn xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, chưa có mưa. Để đảm bảo cho các loại vườn cây không bị thiệt hại, Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn 720 đã bàn nhiều biện pháp, huy động tối đa phương tiện, các nguồn nước tại chỗ.
Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng Môi trường

Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Nam Bộ tiếp tục diễn ra. Ngày 27-28/3, khu vực Nam Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C; thời điểm diễn ra nắng nóng từ 12-15 giờ. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 45-50%.
Cát tặc lộng hành, công an mật phục tới 1 giờ sáng Môi trường

Cát tặc lộng hành, công an mật phục tới 1 giờ sáng

TTTĐ - Bãi bồi ven sông Thu Bồn qua Gò Nổi, thị xã Điện Bàn thời gian qua bị các đối tượng ngang nhiên trộm cát khiến người dân và chính quyền vào cuộc.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 26-27/3, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%; thời gian xảy ra nắng nóng từ 12-15 giờ.
Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh” Môi trường

Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh”

TTTĐ - Ngày 24/3, sự kiện “Ngày hội Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh (thuộc Vingroup) lần đầu tiên tổ chức đã diễn ra trên quy mô lớn tại tại Grand World, Ocean City. Chuỗi hoạt động về môi trường sôi động, hấp dẫn đã thu hút hàng chục nghìn người tham gia.
Công ty Thiên Thanh có dấu hiệu chôn lấp rác thải nguy hại Môi trường

Công ty Thiên Thanh có dấu hiệu chôn lấp rác thải nguy hại

TTTĐ - Lực lượng chức năng Bộ Công an phối hợp với các đơn vị tại tỉnh Đồng Nai đã tiến hành kiểm tra đột xuất khuôn viên khu B, nhà máy xử lý chất thải thông thường và nguy hại thuộc Công ty Cổ phần Môi trường Thiên Thanh tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai nơi có dấu hiệu chôn hàng ngàn tấn chất thải nguy hại.
Quảng Nam: Mỏ cát ĐB2B Điện Thọ được phê duyệt kế hoạch đấu giá Môi trường

Quảng Nam: Mỏ cát ĐB2B Điện Thọ được phê duyệt kế hoạch đấu giá

TTTĐ - Mỏ cát ĐB2B tại thị xã Điện Bàn chưa thăm dò khoáng sản vừa được UBND tỉnh Quảng Nam đưa vào danh mục đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Hà Nội sáng và đêm có mưa nhỏ, sương mù rải rác Môi trường

Hà Nội sáng và đêm có mưa nhỏ, sương mù rải rác

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 25-26/3, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến từ 45-50%.
Tặng nước sạch cho người dân Trà Vinh, Bến Tre Môi trường

Tặng nước sạch cho người dân Trà Vinh, Bến Tre

TTTĐ - Nhân Ngày Nước thế giới 22/3, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh đoàn Bến Tre, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng 2 hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn cho người dân.
Nhức nhối vấn nạn đổ trộm phế thải để san lấp mặt bằng Môi trường

Nhức nhối vấn nạn đổ trộm phế thải để san lấp mặt bằng

TTTĐ - Mặc dù chính quyền các địa phương và cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt ra quân xử lý tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng xuống hành lang đường, hệ thống đê điều, sông ngòi, đất nông nghiệp… Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn diễn ra công khai, gây nhức nhối trong dư luận.
Xem thêm