Thứ hai 04/12/2023 20:25 Hotline: 0929242424 Email: tuoitrethudoonline@gmail.com congan.hanoi.gov.vn

Ngày khai giảng của các quốc gia trên thế giới

Nhìn ra thế giới -
In bài viết

TTTĐ - Tùy vào tính chất của mỗi nền văn hóa mà các quốc gia trên thế giới cũng có những ngày khai giảng khác nhau.

Học sinh Thủ đô hân hoan, rạng rỡ trong ngày khai giảng năm học mới 2023 - 2024 Khai trường rộn ràng “trên không gian mạng” Khai giảng của con, ký ức của cha mẹ

Hoa Kỳ

Thông thường, các trường học tại Mỹ sẽ bắt đầu năm học mới vào cuối tháng 8 đầu tháng 9. Thời gian cụ thể sẽ tùy theo quy định của từng bang.

Mỹ không tổ chức khai giảng mà chỉ dành ngày đầu tiên để học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và làm quen với giáo viên, bạn bè mới.

Nước Mỹ không có lễ khai giảng (Ảnh: Shutterstock
Nước Mỹ không có lễ khai giảng (Ảnh: Shutterstock)

Ở một số trường cấp 3 tại xú sở cờ hoa, các học sinh mới nhập trường sẽ tới trường sớm từ 1 đến 2 ngày để tham gia vào các tiết học hướng nghiệp giúp làm quen với ngôi trường mới cũng như các quy tắc và môi trường xung quanh..

Trong khi đó, nhiều ngôi trường lại dành ngày đầu tiên này để chụp ảnh cho học sinh. Một số nơi có đôi chút khác biệt khi dành cả tuần đầu tiên đến trường cho các hoạt động ngoại khóa.

Trong vài năm gần đây, nhiều địa phương còn mời các bậc phụ huynh tới giao lưu và gặp gỡ với giáo viên con em mình một tuần trước khi năm học mới bắt đầu.

Cộng hòa liên bang Đức

Ở Đức, lễ khai giảng chỉ được tổ chức một lần duy nhất khi học sinh vào lớp 1. Đồng thời, lịch khai giảng ở các trường cũng không thống nhất nhưng thường dao động từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 9.

Trẻ em Đức được tặng những vật hình nón chứa đồ dùng học tập trong ngày đầu khai giảng
Trẻ em Đức được tặng những vật hình nón chứa đồ dùng học tập trong ngày đầu khai giảng

Trẻ em bắt đầu vào lớp Một được tặng một vật hình nón khổng lồ chứa đầy đồ dùng. Tại một số vùng ở quốc gia này, ngày đầu tiên của lớp Một được đánh dấu bằng những vật hình nón chứa đầy kẹo và đồ dùng học tập.

Chuyên gia văn hóa dân gian Christiane Cantauw giải thích trong một cuộc phỏng vấn với DW rằng, truyền thống này không phải là để cổ vũ trẻ em. Thực tế, đó là về việc “làm rõ rằng, tình trạng của một đứa trẻ đang thay đổi”.

Nhật Bản

Tương tự như ở Đức, vào năm học mới, hầu hết học sinh ở Nhật Bản đều nhận được một chiếc ba lô, hoặc “randoseru” như một món quà trong ngày đầu tiên đi học. “Randoseru” là một loại ba lô có mặt cứng được làm bằng da khâu chắc chắn hoặc vật liệu tổng hợp giống như da. Loại ba lô này được học sinh tiểu học sử dụng phổ biến nhất ở Nhật Bản.

Các em học sinh trong ngày đầu tiên đi học tại Nhật Bản. Ảnh: Reuters
Các em học sinh trong ngày đầu tựu trường tại Nhật Bản (Ảnh: Reuters)

Lễ khai giảng tại đất nước mặt trời mọc được tổ chức đơn giản, thông thường do trường quyết định, thường vào tháng 4. Cách tổ chức không nặng về phần nghi lễ mà cũng không nghiêng về phần hội, tức vào ngày khai giảng, học sinh đến gặp gỡ các bạn. Sau đó giáo viên đưa học sinh về lớp và căn dặn các em nội quy.

Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, lễ khai giảng thường được tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 3, với mong muốn mùa xuân sẽ mang đến nhiều khởi đầu tốt đẹp cho các em học sinh.

Vào ngày lễ này, các học sinh tham gia một buổi lễ gặp mặt toàn trường, được các thầy cô giáo tặng hoa và nói những lời chúc mừng. Một số nơi còn cho học sinh chuẩn bị những quả bóng bay có gắn điều ước, kết thúc buổi lễ học sinh sẽ thả bóng lên trời với nguyện vọng ước mơ của mình sẽ bay cao.

Liên bang Nga

Các trường học ở Nga trước đây bắt đầu năm học mới vào ngày 1/9. Tuy nhiên, tới năm 1984, 1/9 trở thành Ngày Tri thức. Nếu nó rơi vào chủ nhật, hầu hết các trường học sẽ tổ chức một sự kiện mang tính biểu tượng để bắt đầu năm học và ngày đầu tiên đi học của học sinh sẽ rơi vào thứ 2 kế đó.

Một số nơi, học sinh và phụ huynh xếp thành đám đông bên ngoài trường để chụp ảnh. Học sinh năm nhất tặng hoa cho giáo viên. Trong khi đó, các nữ sinh sẽ buộc một dải ruy băng trắng để trang trí cho mái tóc.

Ngoài những nghi lễ khai giảng, các trường còn tổ chức chương trình múa rối, nghệ thuật giải trí...

Brazil

Cũng giống như nhiều nước ở Nam bán cầu, Brazil có năm học kéo dài từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 12. Tất cả học sinh đều phải mặc đồng phục trong toàn năm học, bắt đầu từ ngày khai giảng. Những môn học được giảng dạy chính ở Brazil gồm toán, địa lý, lịch sử, khoa học, giáo dục thể chất và tiếng Bồ Đào Nha. Mỗi lớp học ở đất nước này thường có 30 học sinh.

Trung Quốc

Ở Trung Quốc, ngày khai giảng thường tổ chức vào ngày 1/9, học sinh sẽ mặc đồng phục đến trường. Hiệu trưởng nói lời khai giảng, sau đó các thầy cô tặng cho học sinh một cuốn từ điển – tượng trưng cho việc trao cho các em nguồn tri thức, cũng có khi tặng cho các em những bộ sách giáo khoa. Sau đó, các em cùng thầy cô về nhận lớp.

Tuệ Uyên (Tổng hợp)
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Tin khác
[Xem thêm]
Dở khóc dở cười với trào lưu kiện đòi bồi thường ở Mỹ

Dở khóc dở cười với trào lưu kiện đòi bồi thường ở Mỹ

TTTĐ - Kiện đòi tiệm giặt là 54 triệu đô la vì làm mất quần gây tổn hại tinh thần, kiện chính mình đã phạm niềm tin tôn giáo hòng được đền bù 5 triệu đô la, kiện ngôi sao ca nhạc 9 triệu đô la vì tội làm ù tai khán giả… - những vụ kiện tưởng chừng chỉ xảy ra trong phim lại là chuyện có thật ở Mỹ, nơi nhiều người hy vọng vào khoản bồi thường nếu thắng kiện.
Văn hóa “làm việc quá sức” tại Nhật Bản

Văn hóa “làm việc quá sức” tại Nhật Bản

TTTĐ - Cảm giác choáng ngợp mà Kei Sato (Nhật Bản) nhận ra khi cáng của anh được nâng lên xe cứu thương chỉ đơn giản là sự nhẹ nhõm. Anh cho biết sau hơn một năm làm việc bằng sức của 3 người cộng lại, tâm trí và cơ thể của anh cuối cùng đã nổi dậy.
Việt Nam - “con hổ kinh tế” mới của Châu Á

Việt Nam - “con hổ kinh tế” mới của Châu Á

TTTĐ - Trang moneyweek.com chuyên về phân tích đầu tư của Anh đã có bài viết với tựa đề "Việt Nam - “con hổ kinh tế” mới của Châu Á, đang phát triển mạnh mẽ”. Theo bài viết, Việt Nam hiện là trung tâm thịnh vượng trong khu vực với nhiều tiềm năng phát triển và được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.
Sáng kiến đổi rác lấy tiền

Sáng kiến đổi rác lấy tiền

TTTĐ - Chương trình đổi rác tái chế lấy tiền của bang Victoria (Australia) chính thức bắt đầu. Theo đó, người dân có thể mang vỏ lon, chai, hộp đựng đồ uống đủ điều kiện tái chế đến các điểm thu gom để nhận 10 xu cho mỗi vỏ.
Xem phiên bản di động