Thứ ba 06/06/2023 12:48 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Nghề dệt lụa Vạn Phúc được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Người Hà Nội -
In bài viết

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố nghề dệt lụa Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông thuộc Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Khám phá Làng lụa Vạn Phúc - điểm du lịch hấp dẫn giữa lòng Hà Nội

Làng nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc là một trong những làng nghề nổi tiếng lâu đời, với hơn 1.000 năm. Làng nghề từng được công nhận kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam trao tặng.

Cổng làng Vạn Phúc
Cổng làng Vạn Phúc

Qua các thư tịch cổ cho thấy, đất Vạn Bảo xưa (tức Vạn Phúc nay) núi sông uốn khúc, long hổ ôm quanh, hai bên hai giếng nước nuôi dưỡng tụ khí rồng xanh. Tương truyền, bà Lã Thị Nga - vợ của Cao Biền thấy vùng đất này thơ mộng đã về ngụ tại đây, bà dạy dân cách trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, khuyến khích Nhân dân duy trì và phát triển làng nghề, đưa nghề dệt lụa trở thành nghề truyền thống ở Vạn Phúc.

Khi bà qua đời, nhớ ơn công đức của bà, dân Vạn Bảo đã tôn bà làm Thành hoàng làng Ả Lã Đê Nương và lập miếu thờ.

Lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các đời vua nhà Nguyễn, từ vua Khải Định đến vua Bảo Đại đều sai sứ thần ra tận Vạn Phúc mua sa, gấm đem về dùng. Lụa Vạn Phúc cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca:

“The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn”

Từ sản phẩm của một làng, lụa, gấm Vạn Phúc đã vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần trở thành một sản phẩm của văn hoá, biểu tượng của cái đẹp, của vùng đất Hà Đông và Thủ đô Hà Nội.

Nghề dệt lụa Vạn Phúc được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lụa Vạn Phúc vẫn luôn giữ được những thủ pháp nghệ thuật truyền thống
Lụa Vạn Phúc vẫn luôn giữ được những thủ pháp nghệ thuật truyền thống

Lụa Vạn Phúc nổi tiếng bền, đẹp, mềm mại, nhẹ nhàng. Cái nét đặc sắc, độc đáo ấy chính là nhờ đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện, tinh đời của người dân Vạn Phúc. Trải qua bao thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn luôn giữ được những thủ pháp nghệ thuật truyền thống. Hoa văn bao giờ cũng trang trí đối xứng, đường nét không rườm rà, phức tạp mà luôn phóng khoáng, dứt khoát.

Lụa Vạn Phúc có nhiều loại nhưng nổi tiếng nhất phải kể tới lụa vân. Lụa vân luôn được ưa thích vì chất liệu mỏng mịn, không nhăn, có cả hoa nổi và hoa chìm, khi mặc thấy thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Sắc màu lụa vân đa sắc biến đổi lung linh.

Hoa văn trang trí trên lụa vân rất đa dạng như mẫu Song Hạc, Thọ Đỉnh, Tứ Quý… khiến cho các bộ trang phục trở nên duyên dáng, sống động. Ðiều đặc biệt, độc đáo của lụa vân là ở cách dệt, người thợ phải dệt khéo léo, hoàn toàn thủ công để tạo nên tấm lụa vân nổi tiếng khắp nơi.

Nghề dệt lụa Vạn Phúc được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia – Cổng thông tin Sở Văn Hóa Thể Thao Hà Nội

Lụa Vạn Phúc không chỉ được ưa chuộng ở trong nước mà đã vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1938), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp, rất được ưa chuộng tại các nước Pháp, Thái Lan, Indonesia… Từ năm 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ năm 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới.

Hiện làng nghề dệt lụa Vạn Phúc có 164 hộ với 265 máy dệt đang hoạt động, trong đó có 34 gia đình nghệ nhân và thợ giỏi có trình độ dệt lụa tinh xảo vẫn sản xuất và tiêu thụ ổn định.

Trong tâm thức của người Vạn Phúc, lụa là kết quả của quá trình trồng dâu, nuôi tằm, kéo kén, ươm tơ cho đến lúc dệt, là kết tinh sản phẩm của trời, đất, thắm đượm công sức, tài hoa của con người, là sản phẩm quý giá của quê hương.

Vì thế, nghề dệt lụa Vạn Phúc được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vinh dự, tự hào để các nghệ nhân lành nghề cũng như thế hệ trẻ nơi đây tiếp tục lưu truyền, giữ lửa nghề dệt lụa truyền thống.

P.V
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Những không gian vui của mùa hè Hà Nội

Những không gian vui của mùa hè Hà Nội

TTTĐ - Mùa hè, mùa của nóng bức, của mưa rào, của rất nhiều điều bất tiện khác. Vậy mà, mùa hè Hà Nội có những không gian vui rất riêng, tạo nên đặc trưng và nét đẹp khiến nhiều người nhớ đậm đà hơn mảnh đất này.
Khéo léo với "chuyện khó nói" ngày nắng nóng

Khéo léo với "chuyện khó nói" ngày nắng nóng

TTTĐ - Trong văn hóa giao tiếp, người Hà Nội luôn đề cao nét thanh lịch, vừa hào hoa, nhã nhặn vừa lịch lãm, sang trọng. Dù vậy, vẫn có những "chuyện tế nhị" rất khó có thể nói nên lời. Một số người vì mùi cơ thể tự nhiên, lại thêm thời tiết nắng nóng mà “phát tác” cao độ đã khiến giao tiếp trở nên mất tự tin. Những người xung quanh vì thế mà khó chịu nhưng rất khó nói. Ứng xử như thế nào để "vẹn cả đôi đường" phụ thuộc vào việc chúng ta khéo léo đến đâu...
Xếp hàng - chuyện không nhỏ

Xếp hàng - chuyện không nhỏ

TTTĐ - Chuyện xếp hàng chờ đến lượt, người đến sau chờ người tới trước tưởng chừng đơn giản, hóa ra vẫn là một việc dễ mà khó. Bởi lẽ, đó đây vẫn còn một số người thiếu ý thức làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.
Tin khác
[Xem thêm]
Nét tài hoa ở làng nghề sơn mài Hạ Thái

Nét tài hoa ở làng nghề sơn mài Hạ Thái

TTTĐ - Làng Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) là một trong 7 điểm du lịch làng nghề của Thủ đô với nghề chính làm sơn mài. Trải qua hàng trăm năm, những người thợ sơn mài đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo để làm ra những sản phẩm mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đồng thời, họ gìn giữ, phát huy giá trị nghề truyền thống mà cha ông để lại.
Nét văn hóa mới trong kinh doanh thời online

Nét văn hóa mới trong kinh doanh thời online

TTTĐ - Là chốn Kẻ Chợ ngàn năm, người kinh kỳ Thăng Long đã xây dựng cho mình những nét văn hóa chốn kinh doanh một cách vững bền. Ngày nay, hoạt động mua bán càng đa dạng hơn, nhất là mua sắm online. Thuật ngữ "bom hàng" - đặt hàng rồi hủy không nhận cũng được nhắc đến ngày càng nhiều hơn. Người Hà Nội biết cách ứng xử ra sao để vừa hài hòa lợi ích vừa đẹp lòng nhau và tạo nên nét mới trong văn hóa kinh doanh ở nơi này?
Ứng xử mùa nắng nóng sao cho "mát người, mát dạ"

Ứng xử mùa nắng nóng sao cho "mát người, mát dạ"

TTTĐ - Những ngày nắng nóng gay gắt như hiện nay thì tìm nguồn không khí làm dịu mát là rất cần thiết. Dù vậy, việc tránh nóng bằng sử dụng điều hòa như nào cho văn minh, lịch sự lại có những câu chuyện “dở khóc dở cười” liên quan đến ứng xử khiến chúng ta phải suy ngẫm.
Nét đẹp gốm cổ Bát Tràng

Nét đẹp gốm cổ Bát Tràng

TTTĐ - Bảo tàng Lịch sử quốc gia vừa tổ chức trưng bày gốm cổ Bát Tràng từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 20. Đây là cơ hội cho công chúng Thủ đô và du khách khám phá vẻ đẹp của vùng đất Bát Tràng (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội).
Nét mới trong văn hóa ứng xử và kinh doanh của người Hà Nội

Nét mới trong văn hóa ứng xử và kinh doanh của người Hà Nội

TTTĐ - Ở Hà Nội - trung tâm văn hóa của cả nước, “văn hóa kinh doanh”, “tệp khách hàng thân thiết” không còn là chuyện của các công ty, tập đoàn lớn mà còn được áp dụng cả với những người buôn bán nhỏ lẻ. Điều đó cho thấy họ đã ý thức về hình ảnh bản thân, tôn trọng và “giữ chân” khách hàng và quan trọng nhất là nâng cao văn hóa ứng xử để làm đẹp thêm cho thành phố của mình.
Xem phiên bản di động