Tag

Nghề nông lên ngôi thời hậu Covid-19

Nhìn ra thế giới 31/05/2020 15:20
aa
TTTĐ - Khi virus SARS-CoV-2 tàn phá nền kinh tế, cuộc sống đảo lộn, nhiều người dân trên thế giới đã quay lại nghề nông, công việc mà ông bà họ từng làm trước đây.

Nghề nông lên ngôi thời hậu Covid-19

Nhiều lao động quan tâm đến nghề nông nhưng không được đào tạo hoặc không có kinh nghiệm cần thiết để làm công việc đồng áng

Giải pháp cho tương lai

Trong một trang trại nhỏ ở ngoại ô Rome, Italy, các nông dân đang cặm cụi làm việc trên cánh đồng ngô và chuẩn bị cho vụ thu hoạch sắp tới. Trong khi những lao động đến từ Morocco, Romania và Nigeria biết chính xác mình phải làm gì thì những người Italy mới được thuê dường như cần sự giúp đỡ.

“Cần bỏ cái này đi”, chủ trang trại nói với ông Massimiliano Cassina trong khi chỉ vào một số bộ phận của cây ngô.

Chỉ vài tuần trước, ông Cassina, 52 tuổi vẫn đang điều hành một công ty dệt may chuyên về áo phông với nhiều đối tác là khách hàng quốc tế. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 30.000 người Italy tử vong và phá hủy nền kinh tế nước này. Đại dịch cũng giáng một đòn chí tử lên doanh nghiệp của ông.

Giờ đây, ông gia nhập đội ngũ những người Italy tìm kiếm tương lai ở nền nông nghiệp của nước này. “Những công việc này cho tôi cơ hội kiếm sống”, người đàn ông 52 tuổi bịt khẩu trang, tay đeo găng tay cao su và quần áo ướt đẫm mồ hôi chia sẻ.

85% lao động nông nghiệp tại Đức đến từ Romania (Ảnh: Shutterstock)
85% lao động nông nghiệp tại Đức đến từ Romania (Ảnh: Shutterstock)

Sau Thế chiến thứ II, Italy công nghiệp hóa mạnh mẽ nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã tái cấu trúc mạnh mẽ xã hội và nền kinh tế nước này.

Những người lao động nhập cư không thể đến các nhà máy hay nông trại của Italy làm việc do bị cách ly. Không có họ, hàng trăm tấn bông cải xanh, đậu, trái cây và rau quả có nguy cơ bị héo trên cây hoặc thối rữa trên mặt đất.

Trong khi đó, hàng loạt người lao động làm việc trong ngành bán lẻ, giải trí, thời trang và các ngành công nghiệp hùng mạnh khác đã thất nghiệp.

Trước đây, nghề nông dường như chỉ dành cho những người thích làm rượu vang hoặc những khu vườn nhỏ. Giờ đây, nhiều người Italy xem công việc mà ông bà họ từng làm trong các trang trại lớn ngày xưa là việc cần thiết để nuôi sống bản thân khi đất nước bị tê liệt do đại dịch.

Bà Teresa Bellanova, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp của Italy cho rằng SARS-CoV-2 đã buộc quốc gia suy nghĩ lại về các mô hình phát triển và cách thức hoạt động của đất nước.

Bà cũng cho biết đại dịch khiến Italy phải đối mặt với tình trạng khan hiếm lương thực ở nhiều cấp độ. Vì vậy, ngành nông nghiệp có thể là giải pháp cho tương lai.

Để làm được điều đó, nông nghiệp cần phải rũ bỏ sự lạc hậu của quá khứ tiền công nghiệp và thúc đẩy sử dụng công nghệ, máy móc và kỹ thuật một cách tinh vi.

“Làm nông nghiệp không có nghĩa là chúng ta phải quay về thời kỳ lạc hậu dùng nông cụ như cuốc, xẻng”, bà Bellanova nhấn mạnh.

Tình trạng chung

Bộ trưởng Bellanova chia sẻ thêm, bà đã bàn luận sự thay đổi này với người đồng cấp Pháp. Điều tương tự cũng đúng với Tây Ban Nha, Đức và các quốc gia khác do virus SARS-CoV-2 phá hủy các ngành nghề còn lại.

Từ nhiều năm nay, các trang trại tại Pháp hầu hết đều thuê nhân công nước ngoài. Tuy nhiên, lao động đến từ Ba Lan, Romania chiếm 50% nhân viên thời vụ trong những tuần cao điểm thu hoạch lại bị mắc kẹt ở nhà vì dịch Covid-19.

Thời gian gieo hạt và thu hoạch các loại sản phẩm rau củ đã bắt đầu khiến ngành nông nghiệp nước Pháp phơi bày những điểm yếu. Không có người trồng trọt trong khi tại các quầy hàng siêu thị, bí ngòi và cà tím (hầu hết nhập khẩu) đã bắt đầu thiếu hụt.

Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp Didier Guillaume đã phải kêu gọi những người đang thất nghiệp tham gia vào lĩnh vực trồng trọt. Ông cho biết, các trang trại của Pháp đang thiếu 200.000 nhân công và yêu cầu nhân viên phục vụ tại các nhà hàng, tiếp tân trong khách sạn, tiệm làm tóc và những người đang nghỉ việc đăng ký làm việc ở trang trại. Chính phủ Tây Ban Nha, Bỉ và Anh cũng đưa ra các lời kêu gọi tương tự.

Măng tây ở Đức bắt đầu thối rữa trên đồng. Chính phủ Đức ước tính thiếu 300.000 nhân công làm nông nghiệp do quy định đóng cửa biên giới. Hầu hết các nước Châu Âu cho biết hiện có đủ thực phẩm tồn kho nhưng lo ngại nếu đại dịch kéo dài, tình hình sẽ khó khăn hơn.

Tại nhiều khu vực ở Mỹ, tình trạng thiếu lao động hiện hữu từ trước khủng hoảng Covid-19. Người Mỹ không muốn làm việc đồng áng. Do đó, ngành nông nghiệp nước này phụ thuộc chủ yếu vào lao động thời vụ từ Mexico.

Người bản địa thiếu kỹ năng

Nếu người Italy cần những cánh đồng để tồn tại thì các trang trại cũng cần người Itlay để làm việc. Do đại dịch Covid-19, khoảng 150.000 lao động thời vụ nhập cư từ Romania, Ba Lan và Ấn Độ đang bị kẹt tại các cửa khẩu bởi lệnh cách ly.

Nông dân Italy thu hoạch dâu tây (Ảnh: New York Times)
Nông dân Italy thu hoạch dâu tây (Ảnh: New York Times)

Trước đại dịch chỉ có khoảng 36% trong tổng số 1 triệu người Italy làm việc trong ngành nông nghiệp. Trong khi hàng loạt nhà hàng, công ty du lịch và cửa hiệu ở Italy bị đóng cửa trong đại dịch thì việc làm tại các trang trại bỗng trở nên thu hút, khi nó vẫn giữ khoảng cách an toàn cho lao động cũng như tạo ra thu nhập.

Các hiệp hội nông nghiệp hàng đầu của Italy đã thiết lập các trang web tuyển dụng và đã thu hút được hơn 20.000 đơn đăng ký. Hầu hết trong số đó là người Italy, họ đến trang trại làm việc để lấp đầy tình trạng thiếu hụt lao động.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi đối với nhiều người không dễ dàng. Nông nghiệp đã trở nên xa lạ với người Italy khi những lao động thời vụ từ các quốc gia khác đã lấp đầy hàng ngũ nông dân tại đây trong nhiều thập kỷ.

Ông Massimiliano Giansanti, Chủ tịch Liên đoàn nông nghiệp Confagricoltura - một trong những hiệp hội nông nghiệp lớn nhất Italy - cho biết, lao động hiện nay quan tâm đến nghề nông nhưng không được đào tạo hoặc không có kinh nghiệm cần thiết để làm công việc đồng áng.

“Làm nông nghiệp không chỉ là hái một quả táo đỏ từ cây xuống”, ông Giansanti chia sẻ và giải thích rằng trồng trọt là lĩnh vực đòi hỏi kiến thức, sự quyết tâm và linh hoạt.

Hiện tại, đa số người Italy tìm hiểu về các vị trí được đăng tuyển vẫn chỉ coi đó là làm vườn thông thường. Bruno Francescon, chủ một trang trại dưa ở Mantova, đã thuê những lao động người Italy từng làm trong khách sạn hoặc tài xế xe buýt. Theo ông Francesco, phần lớn lao động người Italy không có kỹ năng như những lao động thời vụ nhập cư từ Ấn Độ và Morocco. Thậm chí, nhiều người còn bỏ chạy sau khi nhận thấy công việc quá khó và vất vả.

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm