Thứ bảy 10/06/2023 04:08 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Nghịch lý điện thiếu và điện thừa!

Thị trường - Tài chính -
In bài viết

TTTĐ - Việc thiếu điện và phải nhập khẩu điện từ nước ngoài, trong khi các dự án điện năng lượng tái tạo lại phải "kêu cứu" vì chưa được huy động. Đó đang là nghịch lý trớ trêu của ngành điện...

PV GAS nỗ lực thực hiện các giải pháp duy trì và tăng cấp khí cho sản xuất điện Tuổi trẻ EVNHANOI đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện đến người dân

Từ ngày 4/5/2023, giá điện đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh tăng 3%, đồng thời còn nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào nhưng điện vẫn thiếu gay gắt. Trong khi đó, các nhà đầu tư năng lượng sạch trong nước lại tiếp tục kêu cứu vì chậm được “giải cứu”.

Vừa qua, EVN tiếp tục đàm phán mua điện từ Trung Quốc qua đường dây 110kV Thâm Câu (Trung Quốc) - Móng Cái (Quảng Ninh) trong tháng 5, 6 và 7 với công suất 70MW. Đồng thời, EVN cũng tiến hành nhập khẩu điện từ Lào qua cụm Nhà máy thủy điện Nậm Kông, thủy điện Nậm San, dự kiến sẽ vận hành thương mại trong tháng 5.

Ngày 22/5, TP Móng Cái đã hoàn tất đấu nối, vận hành đường dây 110kV Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc) phục vụ cho việc mua điện. Dự kiến toàn bộ TP Móng Cái và huyện Hải Hà của tỉnh Quảng Ninh sẽ sử dụng điện nhập khẩu từ Trung Quốc.

Nghịch lý điện thiếu và điện thừa!
Việc chưa có hướng dẫn cụ thể đang khiến quá trình đàm phán vận hành thương mại của các dự án điện sạch chuyển tiếp gặp khó

Về giá điện nhập khẩu, theo Bộ Công thương mức giá trần đối đa nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam là 6,95 USCent/kWh.

Bộ Công thương cho rằng, mức giá 6,95 USCent/kWh như chủ đầu tư cam kết giá bán điện cho EVN từ cụm Nhà máy điện gió Mận San thấp hơn so với mức giá điện mua từ các nguồn điện gió theo Quyết định 39 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió trong đất liền là 8,5 USCent/kWh và đối với dự án điện gió trên biển là 9,8 USCent/kWh.

Trong khi đó, nguồn điện dự phòng của nước ta vẫn còn hàng chục nhà máy điện tái tạo đang “đắp chiếu” không phát được lên lưới điện quốc gia.

Theo Bộ Công thương, đến nay chỉ mới thống nhất giá tạm thời của 19 nhà máy điện gió, điện mặt trời đã được EVN và các chủ đầu tư thống nhất nhưng một số vẫn chưa hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý.

Nghịch lý điện thiếu và điện thừa!
Hệ thống điện đang thiếu hụt nguồn cung, nhưng Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Tân 2 lại không thể phát hết công suất

Theo kiến nghị của các nhà đầu tư, việc “giải cứu” các nhà máy điện tái tạo là do đến nay vẫn chưa có hướng dẫn gửi cho EVN. Vì vậy, quá trình đàm phán sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán điện (PPA) cho các dự án tiếp tục gặp nhiều vướng mắc.

Đây là điểm mấu chốt để 87 dự án với tổng công suất 4.200MW điện gió và 700MW điện mặt trời có thể phát lên lưới điện quốc gia.

Ngày 20/3 vừa qua, EVN đã có buổi trao đổi với các chủ đầu tư các dự án điện chuyển tiếp nhằm chủ động bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giá điện và hợp đồng mua bán điện đối với các dự án điện tái tạo.

Để tránh lãng phí trong thời gian chờ đàm phán giá mới, đại diện Tập đoàn T&T kiến nghị Bộ Công thương cho phép EVN huy động ngay sản lượng với các dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng, với giá tạm tính 6,2 USCent/kWh, có thể bằng 90% giá điện nhập khẩu (6,95 USCent/kWh), tức khoảng 6,2 USCent, tương đương gần 1.500 đồng/ kWh.

Nhiều ý kiến cho rằng, tại sao Bộ Công thương, EVN không tạm mua điện theo giá như các nhà đầu tư đề xuất mà lại đi nhập khẩu điện với giá cao hơn. Trong khi nguồn năng lượng điện gió, điện mặt trời của các nhà đầu tư trong nước lại bị “bóp nghẽn” không hòa lưới được?

Vĩnh Lưu
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Khai mạc Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2023  tại TP HCM

Khai mạc Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2023 tại TP HCM

TTTĐ - Tiếp nối thành công của sự kiện tại Hà Nội vào ngày 7/6, hôm nay (9/6), Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới chủ đề "Tinh hoa châu Á - Bứt phá toàn cầu", do Amazon Global Selling và Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số Việt Nam (iDEA) – thuộc Bộ Công thương phối hợp tổ chức đã khai mạc tại TP.HCM.
Hà Nội: Sẽ xử lý nghiêm các hành vi tăng giá thiết bị điện

Hà Nội: Sẽ xử lý nghiêm các hành vi tăng giá thiết bị điện

TTTĐ - Cục QLTT TP Hà Nội sẽ tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với hoạt động kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa như máy phát điện, các loại quạt tích điện, quạt hơi nước, thiết bị làm mát… nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng nhu cầu tiêu thụ tăng cao để tăng giá.
Tin khác
[Xem thêm]
Tăng mức cho vay và giảm lãi suất

Tăng mức cho vay và giảm lãi suất

TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg ngày 5/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 8/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.
Thêm nhiều ưu đãi cho khách hàng trên ứng dụng Vietbank Digital

Thêm nhiều ưu đãi cho khách hàng trên ứng dụng Vietbank Digital

TTTĐ - Vừa qua, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) hợp tác cùng Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) triển khai thành công loạt tính năng mới “Gọi Taxi”, “Mua sắm VnShop” và “Giao hàng” trên ứng dụng Vietbank Digital. Với việc bổ sung thêm nhiều tiện ích vượt trội, ứng dụng Vietbank Digital có thể đáp ứng các nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao của khách hàng.
Thanh toán điện tử và các xu hướng kỹ thuật số tiếp tục phát triển thời hậu COVID-19

Thanh toán điện tử và các xu hướng kỹ thuật số tiếp tục phát triển thời hậu COVID-19

TTTĐ - Ngày 31/5, Visa, công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, công bố nghiên cứu mới nhất về thái độ thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022, cung cấp thông tin về các phương thức, nền tảng và động lực của việc chi tiêu, thanh toán của người tiêu dùng sau COVID-19. Theo đó, người tiêu dùng đang nhanh chóng thích nghi với thanh toán số và ngày càng hạn chế sử dụng tiền mặt khi thực hiện giao dịch.
Xem phiên bản di động