Tag

Người dân cần nâng cao cảnh giác khi tiếp nhận các cuộc gọi từ số lạ

Tư vấn pháp luật 01/11/2021 23:48
aa
TTTĐ - Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa gửi khuyến cáo người dân cần cảnh giác khi nghe điện thoại từ các cuộc gọi quốc tế, số máy lạ gọi đến. Đồng thời, đề nghị người dân không tiếp tay cho các cảnh báo không chính xác đang lan truyền trên mạng xã hội…
Nâng cao mức độ cảnh giác, không để xảy ra đợt dịch mới Cảnh giác với chiêu trò đánh cắp thông tin cá nhân để vay tiền Cảnh giác “ma trận” tin giả, xuyên tạc trên mạng xã hội Người dân cần cảnh giác với các chiêu lừa mạo danh cán bộ phòng, chống dịch

Không tiếp tay cho những vụ lan truyền không có căn cứ

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội lan truyền những cảnh báo về việc người dùng nhận được các cuộc gọi hoặc nháy máy từ các đầu số nước ngoài như: +375 (Belarus); +371 (Lativa), +381 (Serbia), +563 (Valparaiso), +370 (Vilnius), +255 (Tanzania)…

Nếu thuê bao gọi lại, họ có thể sao chép danh sách liên hệ của người nhận trong 3 giây, nếu có chi tiết ngân hàng hoặc thẻ tín dụng trên điện thoại thì cũng bị sao chép.

Nếu nhấn *#90 hoặc #09* trên điện thoại di động khi nhận được cuộc gọi trên sẽ bị truy cập vào thẻ sim để chúng thực hiện cuộc gọi với tiền trong tài khoản điện thoại của người nhận và coi người nhận là tội phạm. Đồng thời, cảnh báo người dùng không trả lời hoặc gọi lại, không nhấn *#90 hoặc #09* trên điện thoại di động khi được bất kỳ người gọi nào hỏi.

Người dân cần nâng cao cảnh giác khi tiếp nhận các cuộc gọi từ số lạ
Người dân cần cảnh giác khi nghe điện thoại từ các cuộc gọi quốc tế, số máy lạ gọi đến

Về những thông tin này, đại diện Cục Viễn thông cho biết, những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội như nêu trên là không chính xác. Tại Việt Nam, không có bất kỳ dịch vụ điện thoại nào mà người nghe phải trả tiền (bao gồm cả cuộc gọi từ quốc tế về Việt Nam), ngoài ra việc gọi lại hoặc thao tác bấm *#90 hoặc #09* trên điện thoại di động sẽ bị sao chép thông tin liên lạc, ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc chiếm đoạt tiền trong tài khoản điện thoại của người dùng là không hề có cơ sở. Vì không thể xâm nhập được sim điện thoại của người dùng dù có thực hiện thao tác như trên.

“Người dùng nên tỉnh táo và không tiếp tay cho những vụ lan truyền đồn nhảm gây hoang mang cho những người khác. Các cảnh báo lừa đảo, thông tin không rõ ràng được chia sẻ trên diễn đàn, mạng xã hội, người dùng có thể phản ánh với bộ phận chăm sóc khách hàng của nhà mạng. Sau khi xác nhận, các nhà mạng sẽ có cảnh báo đến những người sử dụng khác thay vì tự lan truyền thông tin và gây hoang mang cho cả cộng đồng”, đại diện Cục Viễn thông khẳng định.

Người dân cần nâng cao cảnh giác

Cũng theo Cục Viễn thông, những cuộc gọi từ số điện thoại quốc tế như nêu trên thường rơi vào một trong hai tình huống.

Thứ nhất, cuộc gọi kiểu nháy máy để người dùng gọi lại để lôi kéo người dùng gọi lại để phát sinh cước viễn thông ngoài ý muốn. Ví dụ cước gọi đến số điện thoại vệ tinh trung bình 99.000 đồng/phút, cao nhất có thể đến 150.000 đồng/phút và bị tính cước ngay khi đổ chuông.

Thứ hai, cuộc gọi với mục đích lừa đảo. Trường hợp lừa đảo thường theo một trong số các kịch bản như: Đối tượng lừa đảo gọi điện thoại cho nạn nhân tự xưng là nhân viên điện lực thông báo đang nợ tiền điện, nhân viên chuyển phát thông báo có gói quà từ nước ngoài, nhân viên ngân hàng thông báo đang thiếu nợ ngân hàng, cảnh sát thông báo lỗi vi phạm giao thông hoặc liên quan đến các vụ án đang điều tra như buôn bán ma túy, rửa tiền xuyên quốc gia...

Đối tượng lừa đảo thực hiện các cách nêu trên là muốn “đánh” vào tâm lý người nghe rồi yêu cầu kê khai tài sản, tiền mặt hiện có, tiền trong các tài khoản ngân hàng, rồi tìm cách hù dọa, chiếm đoạt tài sản của người bị hại.

Người dân cần nâng cao cảnh giác khi tiếp nhận các cuộc gọi từ số lạ
Các nhà mạng nhắn tin đến toàn bộ thuê bao của mình 1 lần/tháng với nội dung khuyến cáo khách hàng nâng cao cảnh giác, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại

Thời gian qua, Cục Viễn thông đã có nhiều chỉ đạo, yêu cầu các nhà mạng trong nước triển khai các biện pháp kỹ thuật chặn các cuộc gọi giả mạo mục đích lừa đảo.

Tính từ tháng 7/2020 đến 9/2021, các nhà mạng đã ngăn chặn hơn 74 triệu cuộc gọi giả mạo giúp bảo đảm an toàn, an ninh và trật tự xã hội (trong đó tháng 9/2021 đã chặn 3,5 triệu cuộc gọi giả mạo).

Từ tháng 4/2020 đến 12/2020, các nhà mạng nhắn tin đến toàn bộ thuê bao của mình 1 lần/tháng với nội dung khuyến cáo khách hàng nâng cao cảnh giác, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại. Mới đây, Cục Viễn thông cũng đã yêu cầu các nhà mạng triển khai gửi tin nhắn FlashSMS/USSD để cảnh báo khách hàng đang nhận cuộc gọi từ quốc tế…

Để bảo vệ quyền lợi và tránh thiệt hại không đáng có, Cục Viễn thông lưu ý người sử dụng một số nhận diện: Các cuộc gọi, tin nhắn từ quốc tế về sẽ hiển thị dấu cộng (+) hoặc hoặc 00 ở đầu và 2 số tiếp theo không phải là 84 (mã nước Việt Nam). Đối với các cuộc gọi giả danh công an, viện kiểm sát, ngân hàng hoặc thông báo có quà từ bưu điện… người dùng tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào.

Người dùng cũng không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại. Trong trường hợp này, người dùng cần tắt máy ngay và trình báo ngay cho cơ quan công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự (C02 - Bộ Công an) để được hướng dẫn kịp thời.

Đối với các cuộc gọi nháy máy từ số quốc tế, người dùng không nên gọi lại, chỉ nên gọi lại khi biết chắc chắn đó là số điện thoại của người thân ở nước ngoài. Cảnh giác ở mức tối đa đối với các cuộc gọi đến từ số điện thoại lạ và không nên vội vàng nghe điện thoại từ người lạ, những thông tin nghe mập mờ, không chính xác cần bình tĩnh xác minh lại, tránh bị lợi dụng, lừa đảo tống tiền.

Đọc thêm

Phiên tòa giả định giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy Tư vấn pháp luật

Phiên tòa giả định giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy

TTTĐ - Sáng 30/10, Ban Chỉ đạo Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương tham gia tuyên truyền và phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi tổ chức phiên tòa giả định giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý.
Hung thủ sát hại cô gái trẻ, phi tang thi thể sẽ đối diện nhiều tội danh Tư vấn pháp luật

Hung thủ sát hại cô gái trẻ, phi tang thi thể sẽ đối diện nhiều tội danh

TTTĐ - Những ngày qua dư luận bàng hoàng trước thông tin cô gái trẻ H.Y.N (17 tuổi, trú quận Ba Đình, Hà Nội) bị sát hại, phân xác, phi tang xuống sông Hồng. Qua theo dõi thông tin vụ việc, chuyên gia pháp lý cho rằng hung thủ có thể sẽ bị xử lý về nhiều tội danh, đối mặt với mức hình phạt nghiêm khắc nhất.
Dấu ấn công tác hòa giải ở cơ sở Tư vấn pháp luật

Dấu ấn công tác hòa giải ở cơ sở

TTTĐ - Vượt qua nhiều vòng thi từ cấp phường đến cấp TP, đội hòa giải viên của phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đại diện cho TP Hà Nội tham dự cuộc thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc năm 2023 khu vực miền Bắc và xuất sắc giành giải Nhì. Đây là dấu ấn quan trọng, khẳng định vai trò của đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở trong công tác hòa giải, giúp ngăn chặn nhiều vụ việc phức tạp phát sinh từ cơ sở, góp phần xây dựng Hà Nội ngày càng an toàn, thanh lịch và văn minh.
Nghi can sát hại bé gái ở Gia Lâm đã chết, vụ án xử lý như thế nào? Tư vấn pháp luật

Nghi can sát hại bé gái ở Gia Lâm đã chết, vụ án xử lý như thế nào?

TTTĐ - Cơ quan Công an xác định, sau khi bắt cóc, sát hại cháu bé 2 tuổi (ở Gia Lâm, Hà Nội), bị can Giáp Thị Huyền Trang đã nhảy cầu tự vẫn. Qua theo dõi vụ việc, nhiều bạn đọc của báo Tuổi trẻ Thủ đô đặt câu hỏi, ai sẽ đền bù thiệt hại cho gia đình cháu bé và việc giải quyết đền bù sẽ được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật?
Đa dạng hình thức tuyên truyền thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ Tư vấn pháp luật

Đa dạng hình thức tuyên truyền thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

TTTĐ - Công tác tuyên truyền, vận động để thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có vai trò rất quan trọng trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Do đó, thời gian qua, Công an quận Đống Đa đã triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền, từ đó nhận thức của Nhân dân được nâng cao, người dân đã tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ tàng trữ trong nhà, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng chống ma túy Tư vấn pháp luật

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng chống ma túy

TTTĐ - Ngày 19/9, Công an thành phố Hà Nội và Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm huyện Thanh Trì (BCĐ 89) phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng chống ma túy cho quần chúng Nhân dân, cán bộ cơ sở thuộc các đoàn thể, chính quyền địa phương trên địa bàn huyện năm 2023.
Kêu gọi từ thiện, hỗ trợ nạn nhân vụ cháy sao cho đúng pháp luật? Tư vấn pháp luật

Kêu gọi từ thiện, hỗ trợ nạn nhân vụ cháy sao cho đúng pháp luật?

TTTĐ - Trước việc nhiều người lên mạng xã hội kêu gọi quyên góp hỗ trợ các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân, Tiến sỹ, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, việc kêu gọi, tiếp nhận, phân phối hàng, quà từ thiện cần phải tuân thủ quy định của pháp luật, cụ thể là phải tuân thủ quy định của bộ Luật Dân sự và Nghị định số 93/2021/NĐ-CP của Chính phủ để đảm bảo hoạt động từ thiện được diễn ra một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.
Quảng Nam: Cần làm rõ có hay không hành vi trốn thuế trong chuyển nhượng đất nền? Tư vấn pháp luật

Quảng Nam: Cần làm rõ có hay không hành vi trốn thuế trong chuyển nhượng đất nền?

TTTĐ - Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Núi Thành (Quảng Nam) đã có quyết định kháng nghị toàn bộ Bản án sơ thẩm số 01/2023/KDTM-TS ngày 31/5/2023 của Tòa án Nhân dân huyện Núi Thành, liên quan đến mua bán đất nền tại dự án đầu tư xây dựng nhà ở khu dân cư Tam Anh Nam, huyện Núi Thành (giai đoạn 3).
Quy định chi tiết một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện Tư vấn pháp luật

Quy định chi tiết một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2023/NĐ-CP ngày 18/8/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12, được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 09/2022/QH15.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hơn 200 tổ chức, cá nhân Tư vấn pháp luật

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hơn 200 tổ chức, cá nhân

TTTĐ - Từ đầu năm 2023 đến nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Phòng đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai nhiều hội nghị tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật cho 258 tổ chức, cá nhân.
Xem thêm