Thứ tư 29/03/2023 14:26 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Người dân nô nức dự lễ hội Hạ Hoà (Hà Nội)

Người Hà Nội -
In bài viết

TTTĐ - Lễ hội thôn Hạ Hoà (Tân Phú, Quốc Oai, Hà Nội) mở lại sau 2 năm vắng bóng vì dịch COVID-19. Người dân nô nức tham dự lễ hội đậm màu sắc văn hoá truyền thống này.

Lễ hội Đường sách Tết 2023 đón 585.000 lượt người đến tham quan, mua sách

Cứ sau mỗi dịp tết Nguyên Đán, nhiều làng xã ở ngoại thành Hà Nội sẽ tổ chức các lễ hội dân gian, mang đậm chất truyền thống, vừa ấn tượng thú vị, vừa thu hút đông đảo người dân mọi lứa tuổi tham gia.

Một trong những lễ hội nổi bật ở huyện Quốc Oai, Hà Nội sau dịp Tết Nguyên Đán chính là Hội Tân Phú. Tân Phú là xã thuộc huyện Quốc Oai, ngoại thành Hà Nội, nơi đây thường diễn ra hội làng vào mùng 4, 5, 6 sau Tết.

Tại xã Tân Phú có ba thôn, thôn Phú Hạng, Hạ Hòa và Yên Quán, tại mỗi thôn lại tổ chức một lễ hội khác nhau và được diễn ra cùng một thời điểm.

Hội thu hút đông đảo người dân tham gia
Hội thu hút đông đảo người dân tham gia

Tùy theo tình hình các năm và phong tục thì cứ 2 - 4 năm sẽ diễn ra rước kiệu vào mùng 5 và mùng 6 của lễ hội. Hai năm trước do tình hình dịch bệnh nên các thôn đều phải trì hoãn việc tổ chức lễ hội.

Thanh niên trai tráng trong làng xung phong rước kiệu
Thanh niên trai tráng trong làng xung phong rước kiệu

Năm 2023 các thôn đều tổ chức hoành tráng và thu hút được đông đảo từ người dân địa phương cho đến quan khách đến tham gia.

Người dân nô nức dự lễ hội Hạ Hoà (Hà Nội)
Lễ rước kiệu của hội làng

Trở lại với lễ hội năm nay, ai cũng háo hức, đón chờ những hoạt động vô cùng độc đáo, mới lạ như rước kiệu, đấu vật hay đá bóng. Không chỉ có các trò chơi dân gian, lễ hội còn nhiều hàng quán, khu vui chơi bắt mắt cho trẻ nhỏ.

Người dân nô nức dự lễ hội Hạ Hoà (Hà Nội)

Trong đó, hoạt động rước kiệu chính là phần được mong chờ nhất, người dân địa phương sẽ chuẩn bị các kiệu với đủ màu sắc rực rỡ của mâm ngũ quả, đồ cúng, thờ, bánh và hoa sau đó được buộc chặt để tránh rơi ra trong quá trình rước quanh làng.

Người dân nô nức dự lễ hội Hạ Hoà (Hà Nội)

Nhiều thành niên trai tráng trong độ tuổi 17, 18, 19, 20 sẽ đăng ký tham gia khênh kiệu, rước quanh làng, ấn tượng hơn còn có cả hoạt động rước kiệu dưới nước, vô cùng bắt mắt và thú vị.

Người dân và quan khách thường sẽ chạy theo kiểu để xem rước, reo hò và cổ vũ, tạo thêm động lực và nhiệt huyết cho những thanh niên rước kiệu.

Người dân nô nức dự lễ hội Hạ Hoà (Hà Nội)

Trước và sau khi rước, các bậc cha ông lớn tuổi trong làng cùng các thành niên sẽ vào đình, thờ thần, thờ thánh, xin phép được rước kiệu.

Tất cả hoạt động này đều được diễn ra bài bản, đồng thời thu hút đông đảo bà con, người dân trong làng xã và nhiều dân địa phương xung quanh.

Người dân nô nức dự lễ hội Hạ Hoà (Hà Nội)

Trở lại sau 2 năm dịch COVID-19, người dân vẫn có ý thức trong việc đeo khẩu trang, tuy nhiên, vì là lễ hội nên sẽ không thể tránh được đông người và chen chúc nhau.

Anh Nguyễn Văn Tùng (Hạ Hòa, Tân Phú) cho biết: “Sau 2 năm dịch bệnh, lễ hội năm nay thú hút được rất nhiều người tham gia, mọi người đều háo hức, đón chờ các hoạt động, đặc biệt là rước kiệu. Không chỉ có thanh niên trai tráng, các cô chú, ông bà lớn tuổi cũng vô cùng mong đợi lễ hội này”.

Chi Chi
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Người thổi hồn dân tộc vào từng bức tranh Sen

Người thổi hồn dân tộc vào từng bức tranh Sen

TTTĐ - Triển lãm nghệ thuật Sen Việt “Vẻ đẹp thuần khiết” (diễn ra từ ngày 25 đến 31/3) tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) đang thu hút đông đảo người tham quan. Gần 100 bức tranh sen của họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức được trưng bày tại triển lãm với mong muốn mang đến những cảm xúc tích cực, làm động lực giúp mỗi người thêm yêu cuộc sống, con người xung quanh.
Xây dựng không gian văn hóa đặc trưng cho Thăng Long - Hà Nội trên 4 chiều cạnh

Xây dựng không gian văn hóa đặc trưng cho Thăng Long - Hà Nội trên 4 chiều cạnh

TTTĐ - Tại Hội thảo "Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại", GS, TS Đặng Cảnh Khanh - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên đã có những luận bàn hết sức sâu sắc về xây dựng không gian văn hóa đặc trưng cho Thăng Long - Hà Nội thời hiện đại.
Tin khác
[Xem thêm]
Để vỉa hè trở thành không gian văn hoá của người Hà Nội...

Để vỉa hè trở thành không gian văn hoá của người Hà Nội...

TTTĐ - Với người dân Thủ đô, không gian vỉa hè là một nơi chứa đầy ý ức. Việc sinh hoạt, buôn bán trên những con phố vỉa hè, theo thời gian đã trở thành một nét văn hóa, một đặc trưng khiến người ta nhớ ngay đến Hà Nội. Dù vậy, làm sao để vỉa hè thực sự là không gian văn hoá của người Hà Nội thì rất cần văn hoá của người sử dụng vỉa hè ấy.
Về Vạn Phúc, nghe kể chuyện nghề dệt lụa

Về Vạn Phúc, nghe kể chuyện nghề dệt lụa

TTTĐ - Nhắc đến làng dệt lụa Vạn Phúc, Hà Đông, có lẽ đã không còn xa lạ với quá nhiều người. Nơi đây được coi là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nức tiếng khắp nơi trên cả nước. Trải qua nhiều thế kỷ,người dân làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được những nét đẹp tinh xảo, truyền thống.
Trao giải cuộc thi “Duyên dáng áo dài phụ nữ Mê Linh qua ảnh” năm 2023

Trao giải cuộc thi “Duyên dáng áo dài phụ nữ Mê Linh qua ảnh” năm 2023

TTTĐ - Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Hội LHPN huyện Mê Linh (Hà Nội) đã tổ chức trao giải cuộc thi “Duyên dáng áo dài phụ nữ Mê Linh qua ảnh” năm 2023. Nhân dịp này, huyện Mê Linh cũng phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.
Khai thác nét đẹp văn hóa lễ hội

Khai thác nét đẹp văn hóa lễ hội

TTTĐ - Trong hành trang tiến tới tương lai, chắc chắn người Hà Nội không thể thiếu “tài sản” vô giá, đó là giá trị văn hóa cổ truyền được bồi đắp qua hàng ngàn năm của mình. Lễ hội chính là một phần di sản phi vật thể ấy.
Văn hóa bán hàng - đừng để tiếng dữ đồn xa

Văn hóa bán hàng - đừng để tiếng dữ đồn xa

TTTĐ - Thời gian qua, có nhiều Tiktoker cũng như một số khán giả, cư dân mạng có một số ý kiến về văn hóa cư xử, văn minh thương mại của vài người bán hàng tại Hà Nội. Nhiều “tiếng đồn” xung quanh về các quán “bún chửi, cháo mắng” ở đất Hà thành, vậy liệu văn hóa kinh doanh nhỏ lẻ của một số người Hà Nội cần phải thay đổi như thế nào?
Xem phiên bản di động