Tag

Người dân “sống chung” với bãi rác Đa Phước...- Bài 2: Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm

Bạn đọc 12/07/2018 12:22
aa
TTTĐ - Ngày 3/7 vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình đã đồng ý với báo cáo của Thanh tra Chính phủ, về kiểm tra xác minh đơn tố cáo của công dân liên quan đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước. Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm liên quan đến bãi rác này.

Người dân “sống chung” với bãi rác Đa Phước...- Bài 2: Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm

>> Người dân phải "sống chung" với bãi rác Đa Phước đến bao giờ?- Bài 1: "Gồng mình" với mùi hôi thối

Sai phạm nhiều năm vẫn không khắc phục?

Nhiều năm qua phải chịu cảnh bị bãi rác Đa Phước "bóp nghẹt" bầu không khí bằng mùi hôi thối, người dân tại khu Nam TP HCM đã làm đơn cầu cứu gửi đến nhiều cơ quan chức năng từ địa phương tới Trung ương. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, đến nay, tình hình ô nhiễm, mùi hôi thối do bãi rác Đa Phước gây ra vẫn chưa được cải thiện.

Trước tình hình ô nhiễm của bãi rác Đa Phước ảnh hưởng đến đời sống của người dân, ngày 14/12/2016, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về việc giải quyết phản ánh, tố cáo của công dân đối với Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS).

Theo đó, Phó Thủ tướng đã giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kiểm toán Nhà nước và UBND TP HCM kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh, tố cáo của công dân liên quan đến việc đầu tư, xây dựng và xử lý rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước.

Đến ngày 27/2/2017, Thanh tra Chính phủ đã có Báo cáo kết quả số 246/BC-TTCP về việc kiểm tra, xác minh nội dung đơn tố cáo của công dân liên quan đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.


Người dân “sống chung” với bãi rác Đa Phước...- Bài 2: Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm
Bãi rác Đa Phước nhìn từ trên cao

Báo cáo kết quả số 246/BC-TTCP chỉ ra hàng loạt sai phạm, cụ thể: Trong quá trình đàm phán, thương thảo hợp đồng với nhà đầu tư, UBND TP HCM vẫn còn một số thiếu sót trong việc tham mưu với Thủ tướng Chính phủ lựa chọn nhà đầu tư không đủ năng lực về tài chính; chi phí xử lý rác cao so với dự án tương tự đã cấp phép; ứng trước 9 triệu USD cho nhà đầu tư; đô la hóa tiền tệ thanh toán; chậm triển khai phân loại rác tại nguồn; còn để xảy ra tình trạng gây ô nhiễm môi trường; chậm trồng cây xanh như đã cam kết; trong Hợp đồng đã ký kết có một số điểm bất lợi cho phía Thành phố trong khi việc giải quyết tranh chấp nếu có xảy ra phải được đưa ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) để giải quyết ảnh hưởng đến chính sách kêu gọi đầu tư của Nhà nước. Tuy nhiên, thành phố chậm điều chỉnh, khắc phục.

Báo cáo trên cũng nêu rõ: “Qua 8 nội dung tố cáo của công dân nêu tại đơn tố cáo ngày 29 tháng 4 năm 2016 và kết quả kiểm tra, xác minh cho thấy: Có 2 nội dung tố cáo là đúng, 4 nội dung tố cáo đúng một phần và 1 nội dung tố cáo là sai, 1 nội dung đang chờ kết luận”.

Tuy nhiên, đến ngày 31/5/2017, Văn phòng Chính phủ lại tiếp tục có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc phản ảnh, tố cáo của công dân liên quan đến dự án đầu tư, xây dựng và vận hành Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình có ý kiến chỉ đạo giao Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét nội dung phản ảnh, tố cáo của công dân để có biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo Đoàn Thanh tra kết luận về việc đầu tư, xây dựng và xử lý rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 10849/VPCP-VI ban hành ngày 14/2/2016 của Văn phòng Chính Phủ; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 9/6/2017, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Văn Tài đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 1,5 tỉ đồng với VWS về 5 vi phạm.

Các vi phạm bao gồm: “Không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định. Không thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại hồ chứa nước rỉ rác tập trung theo cam kết mà lưu giữ nước rỉ rác tại ô chôn lấp. Không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành.

Xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 3 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày đến dưới 1.200 m3/ngày. Xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 3 lần trong trường hợp thời lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày đến dưới 2.500 m3/ngày”.

Mòn mỏi chờ ngày hết mùi hôi thối

Mặc dù chủ đầu tư bãi rác Đa Phước bị xử phạt với số tiền không nhỏ vì gây ra ô nhiễm môi trường, nhưng theo người dân khu Nam TP HCM cho rằng việc xử phạt chỉ là hình thức. Theo người dân, cần phải làm rõ về trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan đến việc bãi rác Đa Phước gây ô nhiễm môi trường nhiều năm qua.


Người dân “sống chung” với bãi rác Đa Phước...- Bài 2: Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm
Mặc dù để xảy ra nhiều sai phạm nhưng tình trạng gây ô nhiễm vẫn chưa được khắc phục

Sau khi bị xử phạt, vào tháng 4/2018, Thanh tra Chính phủ tiếp tục có Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh đơn tố cáo của công dân liên quan đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước.

Cụ thể, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm như: Dự án gây ô nhiễm môi trường và sử dụng công nghệ làm phân nhưng thực tế đem chôn, không phân loại tái chế. Trong thời gian vận hành Khu xử lý chất thải rắn Đa Phước, từ năm 2007 đến nay, VWS có nhiều biện pháp ngăn chặn giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong từng thời điểm đã để xảy ra phát tán mùi hôi, ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh.

Ngoài những vi phạm về ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, sau khi kiểm tra, Thanh tra Chính phủ còn phát hiện hàng loạt sai phạm liên quan đến dự án đầu tư, xây dựng và vận hành Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước. Tuy nhiên đến nay, các cơ quan chức năng liên quan vẫn chưa tìm ra được giải pháp để giải quyết, xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm do bãi rác Đa Phước gây nên.

Người dân khu Nam TP HCM cho rằng, chính sự yếu kém, “khuất tất” trong việc ký kết thỏa thuận, hợp đồng liên quan đến bãi rác Đa Phước của chính quyền TP HCM đã gây nên hậu quả nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường. Đối tượng chịu hậu quả trực tiếp không ai khác chính là người dân quanh khu vực.

Hiện tại, người dân nơi đây vẫn đang mỏi mòn trông chờ và đặt câu hỏi: "Đến bao giờ mới chấm dứt cảnh... sống chung với mùi hôi thối?"


Tin liên quan

Đọc thêm

Sớm thi hành các bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật Đường dây nóng

Sớm thi hành các bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật

TTTĐ - Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giải quyết các bản án vướng mắc, khó thi hành trên địa bàn TP Phú Quốc.
Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng

TTTĐ - Năm 2023, ngành chức năng phát hiện Công ty Cổ phần Nông dược HAI có sản phẩm vi phạm về chất lượng nhưng vừa qua lại bất ngờ đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.
Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm Đường dây nóng

Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm

TTTĐ - Qua kiểm tra 27 thửa đất theo đơn phản ánh của công dân, Đoàn thanh tra huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) phát hiện xã Thiện Tân chỉ có 3 trường hợp sử dụng đất đúng mục đích, còn lại 24 thửa đất sử dụng sai mục đích; qua kiểm tra chuyên đề phát hiện 36/36 thửa đất sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất.
Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo? Đường dây nóng

Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo?

TTTĐ - Vụ tranh chấp đất ở Long An đang được dư luận quan tâm khi người mua thực hiện đúng pháp luật nhưng bị giả mạo lấy đất cất nhà; kiện ra tòa thì bị TAND huyện Đức Hòa xử sơ thẩm bác đơn.
Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất Đường dây nóng

Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất

TTTĐ - Hàng chục người dân phường Bách Quang (thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) bất ngờ khi nhận được thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án Khu dân cư Bách Quang. Họ cho rằng, quá trình lập dự án không được biết thông tin, không được tham gia ý kiến - dù là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp.
Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc Đường dây nóng

Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc

TTTĐ - Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hồi (Công ty lâm nghiệp Ngọc Hồi) được Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum giao quản lý, bảo vệ hơn 23.000ha rừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số cánh rừng tự nhiên đã bị người dân chặt phá, đốt cháy để xâm lấn canh tác nhưng không bị phát hiện, ngăn chặn.
An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh An Giang vừa lập biên bản tạm giữ để tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật đối với 65 tấn phân bón vi phạm nhãn của Công ty TNHH MTV TM XNK Chính Ph.
Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn? Bảo vệ người tiêu dùng

Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn?

TTTĐ - Bằng nhiều tên gọi khác nhau, các app fintech đang quảng cáo các gói tích lũy cùng mức lãi suất hấp dẫn, thậm chí cao hơn cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế việc các nhà đầu tư gửi tiền vào các app này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khung pháp lý cũng chưa rõ ràng.
Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép Đường dây nóng

Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép

TTTĐ - Tại xã Hoa Động (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng), 7 công trình 3 tầng được xây dựng từ năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa có giấy phép xây dựng. Hơn 1 năm trôi qua, vi phạm này vẫn chưa bị xử lý do chính quyền địa phương còn đang loay hoay… tìm chủ công trình.
Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ Đường dây nóng

Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ

TTTĐ - Các vụ kiện của ông Phạm Thế Hiển lắng xuống, gia tộc được yên ổn mấy năm để đoàn kết tôn tạo mộ phần, làm đường và dựng nhà tạm trên phần đất còn trống, góp phần làm đẹp quê hương. Tuy nhiên, bình yên chưa được bao lâu thì lại xảy ra vụ kiện tranh chấp đất khi có thêm người cháu sinh sống ở Mỹ đứng đơn.
Xem thêm