Tag

Người dân "sống chung" với bãi rác Đa Phước... Bài 5: Chín triệu USD và cái giá phía sau của dự án

Bạn đọc 20/07/2018 14:45
aa
TTTĐ - Theo Kiểm toán Nhà nước khẳng định, việc UBND TP HCM cho VWS ứng trước 9 triệu USD là vi phạm quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, cần xử lý các cá nhân, tập thể có liên quan. Tuy nhiên, cái giá thật phía sau số tiền trên còn là gì?

Người dân

>> Người dân phải "sống chung" với bãi rác Đa Phước đến bao giờ?
- Bài 1: "Gồng mình" với mùi hôi thối

- Bài 2: Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm
- Bài 3: Nhà đầu tư yếu năng lực vẫn được chọn?

- Bài 4: Có lợi ích nhóm phía sau bản hợp đồng nhiều ưu ái cho VWS?

UBND TP HCM “ưu ái” cho VWS ứng tiền như thế nào?

Như đã phản ánh, việc UBND TP HCM có hàng loạt động thái “ưu ái” cho Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) trong hợp đồng xử lý rác tại bãi rác Đa Phước khiến dư luận cho rằng, đây là việc rất bất thường, có dấu hiệu lợi ích nhóm.

Cũng liên quan việc UBND TP HCM cho VWS ứng trước 9 triệu USD, mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa yêu cầu Thanh tra Chính phủ cùng các đơn vị xác định có hay không việc cố ý làm trái quy định, vi phạm Luật Ngân sách trong việc UBND TP HCM ứng trước cho VWS 9 triệu USD để triển khai dự án bãi rác Đa Phước.


Người dân
Nhiều sai phạm tại bãi rác Đa Phước đang được làm rõ

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, báo Tuổi trẻ Thủ đô xin lược lại diễn tiến quá trình UBND TP HCM cho VWS ứng trước số tiền trên.

Ban đầu, để thực hiện dự án bãi rác Đa Phước, phía Công ty California Waste Solutions (CWS) - công ty mẹ của VWS đã gửi giải trình ngày 22/3/2005 tới UBND TP HCM yêu cầu được ứng trước 9 triệu USD.

CWS nêu rõ trong giải trình như sau: “Việc chủ đầu tư đề nghị thành phố ứng trước phí xử lý rác 9 triệu USD trong 6 tháng đầu, vấn đề này chủ đầu tư đã trình bày trong những buổi họp trước đây và đã có đề nghị với UBND TP và Sở TN&MT chấp nhận được ứng trước vì số tiền này sẽ được sử dụng để đầu tư cho toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng của khu xử lý rác Đa Phước như: san lấp nền, xây dựng nhà xưởng, văn phòng, đường nội bộ và vành đai đê bao…”.

Cũng theo giải trình này, CWS cho rằng số tiền ứng trước là điều kiện tiên quyết để chủ đầu tư có thể nhận được sự chấp thuận của Ngân hàng Eastwest dành khoản vốn tín dụng cho toàn bộ đầu tư cần thiết của dự án.

Ngày 10/6/2005, UBND TP HCM đã ra Công văn số 3431/UB-DA gửi Sở KH&ĐT và Sở TN&MT.

Công văn trên nêu rõ: “Thống nhất giá xử lý rác là 16,4 USD/tấn; chấp thuận nguyên tắc đơn giá có thể thay đổi theo mức tăng hoặc giảm hằng năm không quá 3%.

Đồng ý Thành phố ứng trước 9 triệu USD cho chủ đầu tư để xây dựng cây cầu, công trình hạ tầng của dự án”.

Tuy nhiên, đến ngày 28/02/2006, khi ký kết hợp đồng giao nhận và xử lý chất thải rắn giữa Sở TN&MT TP HCM và CWS lại thể hiện: ““Khoản tiền trả trước” có nghĩa là số tiền thanh toán trước 9 triệu USD đã được đưa vào tính và khấu trừ trong giá xử lý rác theo tấn lúc ban đầu để đi đến giá thoả thuận là 16,4 USD/tấn do UBND TP HCM trả trước cho Công ty VWS cho các khoản phí xử lý rác và được thanh toán cho VWS theo Công văn số 4122/UBND-DA của UBND TP HCM ngày 12/7/2005 và phụ lục hợp đồng”.

Sau khi dự án bãi rác Đa Phước được thông qua, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện sự bất thường liên quan tới việc UBND TP HCM cho VWS ứng 9 triệu USD.

Tại Công văn số 156/KTNN-TH ngày 24/7/2009, Kiểm toán Nhà nước khẳng định: “Qua kết quả kiểm toán cho thấy TP và một số đơn vị trực thuộc TP còn có tồn tại trong việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2006-2008: Sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường để thực hiện tạm ứng cho Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) 9 triệu USD để thực hiện đầu tư Dự án Bãi xử lý chất thải rắn Đa Phước là chưa phù hợp với quy định của Luật NSNN”.

Bên cạnh đó, Công văn trên cũng yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm tập thể và cá nhân trong việc để xảy ra sai phạm trên.

Từ phát hiện sai phạm của Kiểm toán Nhà nước, dư luận đặt ra câu hỏi, vì sao UBND TP HCM lại có thể dễ dàng ứng tiền Ngân sách Nhà nước cho một đơn vị nước ngoài như vậy? Liệu có khuất tất gì hay không? Thực tế CVW đã bỏ ra bao nhiêu tiền để triển khai dự án trên?

Sau 9 triệu USD là một cái giá khác

Cũng liên quan đến việc UBND TP HCM ứng trước 9 triệu USD cho VWS và đơn giá xử lý rác bất hợp lý tại bãi rác Đa Phước, Bộ Tài chính cũng đã có kết luận kiểm tra về vấn đề này.


Người dân
Ai và cơ quan nào chịu trách nhiệm với người dân khi nhiều năm phải “gồng mình” chịu đựng mùi hôi thối do bãi rác Đa Phước gây ra?

Kết quả kiểm tra của Bộ Tài chính cho biết, việc UBND TP HCM chi 9 triệu USD từ ngân sách TP năm 2006, 2007, về bản chất có dấu hiệu, tính chất tương tự với việc hỗ trợ đầu tư có điều kiện của nhà nước cho chủ đầu tư, là chưa đúng với các quy định tại Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 và chưa tiếp thu ý kiến của Bộ KH&ĐT.

Cũng theo Bộ Tài chính, kết quả kinh doanh của VWS từ năm 2006-2016 và 9 tháng đầu năm 2017 với tổng doanh thu 5.334 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 1.097 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp 61 tỷ đồng.

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí tổng vận hành là 25,8% - cao hơn nhiều so với tỷ suất lợi nhuận đề xuất là 3% chi phí vận hành do CWS đưa ra trước đây.

Từ những phân tích trên, Bộ Tài chính khẳng định, việc UBND TP HCM ứng trước 9 triệu USD cho VWS là không cần thiết, không đúng Luật Ngân sách Nhà nước, không phù hợp với thực tế, là nguyên nhân quan trọng để Công ty này đạt lợi nhuận lớn so với doanh thu, so với vốn chủ sở hữu.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP HCM khẩn trương ký kết lại hợp đồng giao, nhận, xử lý chất thải rắn ngày 28/02/2006 để khắc phục triệt để các tồn tại phát hiện qua kiểm tra, xác định đơn giá, phương án tài chính theo đúng quy định pháp luật. Tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm quy định pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có liên quan.

Từ kết luận trên của Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước xem xét mức độ sai phạm và kiến nghị biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật về việc UBND TP HCM cho VWS ứng tiền sai quy định 9 triệu USD.

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP HCM tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra một số thiếu sót trong việc tham mưu đề xuất và triển khai thực hiện dự án bãi rác Đa Phước; tổ chức đàm phán, thương thảo lại hợp đồng để loại bỏ những bất hợp lý và có biện pháp xử lý nghiêm việc gây ô nhiễm môi trường đối với Công ty VWS.

Dư luận cho rằng, sau 9 triệu USD mà UBND TP HCM ứng cho VWS đã có một cái giá rất khác phía sau đó. Đó là sự “trả giá” khi Ngân sách Nhà nước bị thất thoát, còn người dân suốt nhiều năm qua vẫn đang “gồng mình” chịu đựng mùi hôi thối do bãi rác Đa Phước gây ra...

Báo Tuổi trẻ Thủ đô tiếp tục thông tin./.


Tin liên quan

Đọc thêm

Sớm thi hành các bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật Đường dây nóng

Sớm thi hành các bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật

TTTĐ - Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giải quyết các bản án vướng mắc, khó thi hành trên địa bàn TP Phú Quốc.
Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng

TTTĐ - Năm 2023, ngành chức năng phát hiện Công ty Cổ phần Nông dược HAI có sản phẩm vi phạm về chất lượng nhưng vừa qua lại bất ngờ đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.
Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm Đường dây nóng

Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm

TTTĐ - Qua kiểm tra 27 thửa đất theo đơn phản ánh của công dân, Đoàn thanh tra huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) phát hiện xã Thiện Tân chỉ có 3 trường hợp sử dụng đất đúng mục đích, còn lại 24 thửa đất sử dụng sai mục đích; qua kiểm tra chuyên đề phát hiện 36/36 thửa đất sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất.
Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo? Đường dây nóng

Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo?

TTTĐ - Vụ tranh chấp đất ở Long An đang được dư luận quan tâm khi người mua thực hiện đúng pháp luật nhưng bị giả mạo lấy đất cất nhà; kiện ra tòa thì bị TAND huyện Đức Hòa xử sơ thẩm bác đơn.
Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất Đường dây nóng

Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất

TTTĐ - Hàng chục người dân phường Bách Quang (thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) bất ngờ khi nhận được thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án Khu dân cư Bách Quang. Họ cho rằng, quá trình lập dự án không được biết thông tin, không được tham gia ý kiến - dù là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp.
Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc Đường dây nóng

Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc

TTTĐ - Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hồi (Công ty lâm nghiệp Ngọc Hồi) được Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum giao quản lý, bảo vệ hơn 23.000ha rừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số cánh rừng tự nhiên đã bị người dân chặt phá, đốt cháy để xâm lấn canh tác nhưng không bị phát hiện, ngăn chặn.
An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh An Giang vừa lập biên bản tạm giữ để tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật đối với 65 tấn phân bón vi phạm nhãn của Công ty TNHH MTV TM XNK Chính Ph.
Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn? Bảo vệ người tiêu dùng

Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn?

TTTĐ - Bằng nhiều tên gọi khác nhau, các app fintech đang quảng cáo các gói tích lũy cùng mức lãi suất hấp dẫn, thậm chí cao hơn cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế việc các nhà đầu tư gửi tiền vào các app này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khung pháp lý cũng chưa rõ ràng.
Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép Đường dây nóng

Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép

TTTĐ - Tại xã Hoa Động (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng), 7 công trình 3 tầng được xây dựng từ năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa có giấy phép xây dựng. Hơn 1 năm trôi qua, vi phạm này vẫn chưa bị xử lý do chính quyền địa phương còn đang loay hoay… tìm chủ công trình.
Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ Đường dây nóng

Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ

TTTĐ - Các vụ kiện của ông Phạm Thế Hiển lắng xuống, gia tộc được yên ổn mấy năm để đoàn kết tôn tạo mộ phần, làm đường và dựng nhà tạm trên phần đất còn trống, góp phần làm đẹp quê hương. Tuy nhiên, bình yên chưa được bao lâu thì lại xảy ra vụ kiện tranh chấp đất khi có thêm người cháu sinh sống ở Mỹ đứng đơn.
Xem thêm