Tag

Người Hàn Quốc và văn hoá làm việc quá giờ

Quốc tế 13/11/2018 11:26
aa
TTTĐ - Tỷ lệ người dân Hàn Quốc cảm thấy căng thẳng vì quá tải công việc ngày càng gia tăng. Điều này đang trở thành thực trạng nhức nhối trong xã hội, buộc Chính phủ Hàn Quốc phải có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Người Hàn Quốc và văn hoá làm việc quá giờ

Ảnh minh hoạ.

Bài liên quan

Điều trị tích cực hai công nhân Việt sau vụ nổ nhà máy tại Hàn Quốc

Đài truyền hình lớn nhất Hàn Quốc mua bản quyền phát sóng các trận đấu của ĐT Việt Nam tại AFF Cup 2018

Hàn Quốc “chiến đấu” với rác thải nhựa

Chính sách đặc biệt cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện hồi hương

Văn hoá “ngược đời”

Làm việc quá giờ vốn là một nét văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Hàn Quốc bao đời nay. Họ thường bắt đầu công việc vào sáng sớm và kết thúc khi đã đêm muộn.

Bên cạnh đó, các công ty lớn ở Hàn Quốc dù quy mô lớn hay nhỏ đều mong muốn nhân viên của mình cống hiến hết sức lực. Nếu ông chủ của doanh nghiệp còn đang làm việc, nhân viên khó có thể nghĩ tới kết thúc công việc của mình và trở về nhà. Nếu ông chủ muốn rủ nhân viên đi chơi sau giờ làm, lời khuyên được đưa ra là không nên từ chối.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm 2017 tại 35 quốc gia trên thế giới, người lao động Hàn Quốc có số giờ làm việc nhiều thứ hai với mức lương thấp hơn mức trung bình các quốc gia còn lại. Cụ thể, người Hàn Quốc làm việc trung bình 2.069 giờ mỗi năm. Mức trung bình trong OECD là 1.764 giờ/năm. Con số này bao gồm cả nhân viên toàn thời gian, bán thời gian và nhân viên thời vụ.

Công nhân vệ sinh đang làm việc tại một trạm tàu điện ngầm tại Hàn Quốc. Ảnh: AFP.
Công nhân vệ sinh đang làm việc tại một trạm tàu điện ngầm tại Hàn Quốc. Ảnh: AFP.

Mặc dù giờ làm việc dài như vậy nhưng mức lương của người lao động tại Hàn Quốc chỉ đạt khoảng 75% mức trung bình của OECD. Cụ thể, thu nhập thực tế mỗi giờ ở nước này là 15,70 USD, bằng 2/3 mức trung bình của OECD (24,30 USD).

Công nhân ở Đức có thời gian làm việc ngắn nhất, với 1.363 giờ mỗi năm, thấp hơn 706 giờ so với người Hàn Quốc. Họ kiếm được mức lương thực tế hàng giờ là 34 USD, gấp hơn hai lần mức trung bình của Hàn Quốc.

Tuy nhiên, thực tế năng suất lao động của người lao động Hàn Quốc lại không hề tỷ lệ thuận với số giờ làm việc. Tức là, họ càng lao động nhiều, năng suất càng giảm.

Trong một bài phát biểu vào tháng 3 năm nay, ông Chung Hyun-back, Bộ trưởng chuyên trách vấn đề Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc cho rằng, văn hóa làm việc quá giờ đã gây ra tình trạng giảm tỷ lệ sinh ở nước này. Tỷ lệ sinh đẻ ở Hàn Quốc hiện ở mức 1,2 trẻ em/phụ nữ (theo dữ liệu của OECD), thuộc hàng thấp nhất trên thế giới, cùng với Italy và Tây Ban Nha. Trong khi đó, con số này ở Mỹ là 1,8.

Theo số liệu của Chính phủ Hàn Quốc, năm 2017 đã ghi nhận hàng trăm hợp tử vong vì làm việc quá sức. Cụ thể trong nghành Bưu chính Hàn Quốc, có gần 2.000 nhân viên đang phải làm việc trên 3.000 giờ một năm, tương đương hơn 58 giờ mỗi tuần. Mức mức độ áp lực công việc của họ còn lớn hơn so với y tá, lính cứu hỏa và phi công lái máy bay chiến đấu.

Năm ngoái, một nhân viên bưu điện tại thành phố Ilsan bị thương trong vụ tai nạn giao thông vẫn được yêu cầu phải hoàn thành công việc. Người này đã để lại lời nhắn rằng, anh bị đối xử vô nhân đạo và sau đó tự vẫn. Vào tháng 7/2017, một nhân viên bưu điện khác đã tự thiêu tại phòng làm việc.

Luật pháp Hàn Quốc không chính thức công nhận nguyên nhân tử vong vì làm việc quá sức. Tuy nhiên, Cơ quan Bồi thường Tai nạn Lao động và Phúc lợi Hàn Quốc (COMWEL) cho rằng, nếu người lao động tử vong vì đau tim hoặc đột quỵ do phải làm việc hơn 60 giờ một tuần trong ba tháng thì có thể coi là tai nạn lao động và được bồi thường.

Những biện pháp mạnh tay

Trước thực trạng này, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một loạt kế hoạch được xem như nỗ lực giúp tăng cường sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc của người dân tại xứ sở kim chi.

Tháng 7 vừa qua, Chính phủ nước này đã xây dựng điều luật giảm số giờ làm việc tối đa từ 68 giờ xuống còn 52 giờ một tuần (bao gồm cả thời gian làm ngoài giờ). Điều luật này chỉ thực sự được áp dụng với các công ty có quy mô trên 300 nhân viên, kể từ tháng 1/2019.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho rằng đây là “cơ hội quý giá để giảm thiểu tình trạng làm việc quá sức cũng như tạo điều kiện để người dân dành nhiều thời gian hơn cho bản thân và gia đình”. Chính phủ của ông Moon thời gian qua đã tăng mức lương tối thiểu theo giờ 16% (khoảng 7 USD). Đây là mức tăng lớn nhất trong vòng 2 thập kỷ qua.

Nhân viên văn phòng tại Hàn Quốc đang vội vã di chuyển trên một con phố tại thủ đô Seoul. Ảnh: Yonhap.
Nhân viên văn phòng tại Hàn Quốc đang vội vã di chuyển trên một con phố tại thủ đô Seoul. Ảnh: Yonhap.

Bên cạnh việc giới hạn thời gian làm việc trong mỗi tuần, tháng 8/2018, Bộ Lao động việc làm Hàn Quốc cũng yêu cầu các công ty buộc phải tuyển dụng thêm người thay vì bắt nhân viên phải làm thêm giờ. Để đáp ứng kế hoạch giảm giờ làm việc của Chính phủ, các doanh nghiệp đã đề ra những biện pháp khá dứt khoát. Ví dụ như, các công ty sẽ cho đóng hệ thống máy tính cơ quan để buộc nhân viên phải trở về nhà sớm hơn. Một số công ty khác thì lắp đặt hệ thống camera giám sát để đảm bảo nhân viên của họ không làm việc muộn hoặc đến làm quá sớm so với giờ quy định. Mặt khác, cũng có một số công ty lắp hệ thống phát hiện khói để hạn chế việc nhân viên hút thuốc hay pha cà phê, khuyến khích họ hoàn thành công việc sớm để trở về nhà.

Tuy nhiên, các kế hoạch này chưa nhận được phản hồi tích cực từ chính lực lượng lao động tại xứ sở kim chi. Phần lớn họ cho rằng, giảm số giờ làm việc hàng tuần sẽ khiến họ bị mắc kẹt với khối lượng công việc còn dang dở vì thiếu giờ làm và cuối cùng họ vẫn phải giải quyết chúng.

"Những quy định về giờ lao động thực chất chỉ tồn tại trên giấy tờ. Thực tế, chúng tôi phải làm việc, làm việc và làm việc", anh Hyun-Soo, một nhân viên kế toán tại Seoul cho hay.

Còn các doanh nghiệp tại Hàn Quốc thì cho rằng, họ sẽ phải chi một khoản tiền lớn để thuê thêm nhân công bù lấp lỗ hổng công việc mà chính sách giảm giờ làm việc của Chính phủ gây ra.

Vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc chắc chắn phải cần nhiều thời gian để văn hoá làm việc quá giờ không còn là một vấn đề cố hữu của nền kinh tế phát triển lớn thứ tư châu Á này.

Theo OECD, người dân Mexico có số giờ làm việc nhiều nhất, với số giờ làm việc trung bình 2.255 vào năm ngoái. Trong khi đó, Nhật Bản là 1.713 giờ, Hoa Kỳ là 1.783 giờ, Ý là 1.730 giờ và Vương quốc Anh 1.676 - đạt mức trung bình của OECD.

Tin liên quan

Đọc thêm

Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam Nhìn ra thế giới

Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam

TTTĐ - Hội đồng Anh vừa thông báo Chương trình Tài trợ hợp tác quốc tế (International Collaboration Grants) với tổng giá trị tài trợ 1 triệu bảng Anh.
Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà thăm trụ sở Liên hợp quốc Thế giới 24h

Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà thăm trụ sở Liên hợp quốc

TTTĐ - Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023 Nguyễn Thanh Hà đã đến thăm trụ sở Liên hợp quốc tại New York, sau khi làm giám khảo cuộc thi Hoa hậu Môi trường Mỹ. Chuyến đi khiến cô hiểu biết hơn về những sứ mệnh mình được trao trong nhiệm kì đội vương miện Hoa hậu.
Các hãng vận tải biển phải khai báo thông tin, tránh bị tấn công Thế giới 24h

Các hãng vận tải biển phải khai báo thông tin, tránh bị tấn công

TTTĐ - Các nhà khai thác vận tải biển buộc phải khai báo thông tin để tránh bị tấn công do lực lượng Houthi ở Yemen thực hiện tại Biển Đỏ.
Tàu đổ bộ mặt trăng gặp sự cố kỹ thuật Thế giới 24h

Tàu đổ bộ mặt trăng gặp sự cố kỹ thuật

TTTĐ - Tàu đổ bộ mặt trăng đầu tiên của Mỹ trong hơn 5 thập kỷ qua đã gặp sự cố bất thường sau khi tách khỏi tên lửa. Điều này khiến tàu không thể hướng các tấm pin mặt trời của mình về phía mặt trời.
10 sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2023 Thế giới 24h

10 sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2023

TTTĐ - 10 sự kiện nổi bật của kinh tế thế giới năm 2023
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Kỳ vọng thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - Việt Nam phát triển và đạt đến tầm cao mới Thế giới 24h

Kỳ vọng thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - Việt Nam phát triển và đạt đến tầm cao mới

Theo Thời báo Hoàn Cầu số ra ngày 12/12, dư luận hai nước đều kỳ vọng chuyến thăm này sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ Trung Quốc-Việt Nam phát triển và đạt đến tầm cao mới.
Nước Anh sẽ giảm lượng lao động nhập cư Thế giới 24h

Nước Anh sẽ giảm lượng lao động nhập cư

TTTĐ - Bộ Nội vụ Anh đặt mục tiêu trong những năm tới, số lao động nhập cư ròng ít hơn 300.000 người so với số lao động bản địa ra nước ngoài làm việc.
Xem thêm