Tag

Người lao động chới với giữa “cơn bão” tăng giá

BHXH & Đời sống 18/03/2022 09:47
aa
TTTĐ - Giá xăng dầu trong nước liên tục tăng khiến giá cả các loại hàng hóa, thực phẩm cũng leo thang. Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, nhất là những người lao động nghèo, không có việc làm.
Tạo thuận lợi cho người lao động F0 điều trị tại nhà được hưởng chế độ BHXH Thêm nhiều cơ hội kết nối cung - cầu lao động trong phiên giao dịch việc làm Đề xuất 7 loại giấy tờ để F0 điều trị tại nhà hưởng bảo hiểm xã hội Doanh nghiệp đối mặt nguy cơ thiếu hụt lao động do F0 tăng Các chế độ người lao động tham gia BHXH được hưởng khi bị mắc COVID-19

Cuộc sống chồng chất khó khăn

Kết thúc một ngày làm việc mệt nhọc, chị Vũ Thị Lan (quê ở Kinh Môn, Hải Dương) hiện đang làm nghề thu mua phế liệu tại quận Hà Đông (Hà Nội) ngồi nhẩm tính lại số tiền kiếm được trong ngày. Mặc dù làm việc vất vả, phải thức khuya dậy sớm, đi cả chục cây số để thu mua đồng nát nhưng mỗi ngày chị Lan cũng chỉ kiếm được từ 200.000 - 300.000 đồng.

Chị Lan tâm sự: "Ở quê khó khăn, vợ chồng tôi ra Hà Nội kiếm tiền trang trải nợ nần và nuôi dạy các con ăn học. Chồng hiện đang làm thợ xây còn tôi đi thu mua phế liệu. Ngày công của cả hai vợ chồng khoảng 400.000 - 500.000 đồng. Sau khi trừ chi phí, ăn uống sinh hoạt, thuê nhà trọ, mỗi tháng tôi để ra được 7 - 8 triệu đồng gửi về quê cho các con ăn học.

Hai năm nay, dịch bệnh diễn biến phức tạp, công việc của chồng thì bấp bênh, còn công việc của tôi cũng gặp nhiều khó khăn do phải thực hiện giãn cách phòng chống dịch. Cuộc sống vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn khi giá xăng liên tục tăng cao khiến giá cả các loại hàng hóa, thực phẩm cũng leo thang. Nếu như trước đây, mỗi ngày vợ chồng tôi chỉ tiêu khoảng 100.000 đồng để mua thực phẩm thì nay phải mất từ 120.000 - 150.000 đồng. Kiếm được không nhiều mà tiêu lại quá lớn khiến số tiền tiết kiệm gửi về cho các con cũng không được bao nhiêu”.

Người lao động chới với giữa “cơn bão” tăng giá
Tác động kép của dịch COVID-19 và giá xăng khiến người dân gặp nhiều khó khăn

Cùng hoàn cảnh làm xa nhà như chị Vũ Thị Lan, chị Đồng Thị Cúc (quê ở Phú Thọ) hiện đang bán hàng rong tại Hà Nội cũng gặp không ít khó khăn. “Suốt từ khi xảy ra dịch bệnh, công việc của tôi vô cùng bấp bênh. Do sức khỏe yếu, không thể làm được các việc nặng nhọc nên tôi chọn nghề bán hàng rong để kiếm sống qua ngày.

Chiếc xe đẩy chất đầy quần áo kia chính là gia tài của tôi. Nếu như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh, công việc khá thuận lợi. Mỗi tháng, tôi vẫn để ra được một khoản kha khá để gửi về quê cho chồng con. Tuy nhiên, dịch bệnh diễn biến phức tạp, cả thành phố phải giãn cách để phòng chống dịch, tôi không thể đi bán hàng cũng không về quê được. Tôi phải chi tiêu tiết kiệm mới đủ trang trải cuộc sống hàng ngày.

Từ khi dịch bệnh được kiểm soát, cứ ngỡ cuộc sống sẽ trở lại bình thường thì lại gặp phải “cơn bão” tăng giá, kéo theo mọi thứ chi phí sinh hoạt đều tăng cao. Điều đó khiến cho cuộc sống của những người làm nghề tự do như tôi đã khó khăn lại càng thêm vất vả”.

Thắt chặt chi tiêu để tiết kiệm chi phí

Giá cả tăng nhanh khiến cuộc sống chật vật cũng là tình trạng chung của nhiều người. Khi giá xăng tăng, mọi thứ cũng đều rục rịch tăng theo, chi phí tiêu dùng của người lao động tăng cao. Đặc biệt, người lao động tự thân, công nhân có khoản thu nhập ít, tiền tiết kiệm không nhiều thì khó khăn càng chồng chất hơn.

Theo các chuyên gia, hầu hết mặt hàng đều tăng giá do tác động của giá xăng dầu tăng cao trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, nguồn cung xăng dầu mất cân đối trên thế giới và trong nước. Tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã có 7 lần tăng giá xăng, lên mức kỷ lục gần 30.000 đồng/lít.

Trao đổi với phóng viên, TS Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế thừa nhận, không thể xem nhẹ khủng hoảng về năng lượng, bởi người phần lớn những tác động đều "đánh lên" người nghèo.

Người lao động chới với giữa “cơn bão” tăng giá
Khi giá xăng tăng, mọi thứ cũng đều rục rịch tăng theo khiến người lao động gặp nhiều khốn khó (Ảnh minh họa)

"Giá xăng dầu tăng, chúng ta không thể xem nhẹ mà phải tính toán tới tác động của nó. Nhiều thống kê cho thấy, giá xăng dầu tăng 10% thì lạm phát tăng lên 0,33%, đến khi tăng thêm 10% lần thứ 2 thì mức tăng của lạm phát giảm còn 0,27%, tăng 10% lần thứ 3 là 0,23%. Điều đáng nói, phần lớn những tác động tới giá cả, khủng hoảng kinh tế đều tác động tới người nghèo, vì thu nhập của người giàu rất lớn. Trong cơn bão giá, người nghèo ngày càng nghèo đi", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Còn theo đánh giá của TS Cấn Văn Lực, giá xăng tăng, các mặt hàng khác cũng "té nước theo mưa" từ đó tác động tiêu cực đối với tiêu dùng của người dân.

"Do giá xăng dầu tăng, người dân phải chi tiêu nhiều hơn cho sinh hoạt hàng ngày, nhất là giao thông (chi tiêu cho xăng dầu chiếm 1,5% trong tổng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình). Đồng thời, việc này cũng là áp lực khiến các mặt hàng tiêu dùng tăng giá theo gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân", ông Lực nhấn mạnh.

Ngoài ra, giá xăng dầu tăng mạnh sẽ tác động trực tiếp đến nhóm giao thông, nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (các nhóm này chiếm đến 28,5% trong rổ hàng hóa tính CPI), đồng thời tác động vòng 2, 3… đến các nhóm hàng hóa khác và gây áp lực lên CPI tổng thể.

Ông Lực ước tính, nếu giá xăng dầu bình quân năm 2022 tăng 30-40% so với năm 2021, GDP sẽ giảm tốc độ tăng trưởng từ 1,2 - 1,5 điểm % năm 2022 và lạm phát sẽ đội lên từ 0,8 - 1 điểm %.

Tác động kép của dịch COVID-19 và giá xăng khiến nhiều người dân khó chồng khó. Trong thời gian tới, ngoài hạn chế đi lại, tiết kiệm những khoản chi không cần thiết, việc lựa chọn các phương tiện công cộng để di chuyển là những cách để người dân thắt chặt chi tiêu, đảm bảo mức cuộc sống hàng ngày.

Đọc thêm

Trao tặng bảo hiểm y tế cho học sinh khó khăn huyện biên giới BHXH & Đời sống

Trao tặng bảo hiểm y tế cho học sinh khó khăn huyện biên giới

TTTĐ - Công an tỉnh Đắk Nông vừa tổ chức trao tặng 175 thẻ bảo hiểm y tế và quà nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện biên giới Cư Jút.
Tích cực vận động Nhân dân không dùng tiền mặt BHXH & Đời sống

Tích cực vận động Nhân dân không dùng tiền mặt

TTTĐ - UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tiếp tục tập trung tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thuộc diện được hưởng chính sách an sinh xã hội thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng để thực hiện chi trả không dùng tiền mặt.
Tích cực đổi mới hoạt động truyền thông trên mạng xã hội BHXH & Đời sống

Tích cực đổi mới hoạt động truyền thông trên mạng xã hội

TTTĐ - Ngoài những hình thức truyền thông theo hình thức truyền thống như truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, phát thành, tờ rơi, tờ gấp, băng rôn...), BHXH TP Hà Nội còn tích cực truyền thông trên các mạng xã hội như Zalo, TikTok hay Facebook.
Thực hiện nghiêm quy định về quản lý thu, thanh tra chuyên ngành BHXH BHXH & Đời sống

Thực hiện nghiêm quy định về quản lý thu, thanh tra chuyên ngành BHXH

TTTĐ - BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 4331/BHXH-TTKT gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là các tỉnh, thành phố) về việc tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về quản lý thu, thanh tra chuyên ngành và xử phạt vi phạm hành chính.
Hà Nội: Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bền vững BHXH & Đời sống

Hà Nội: Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến chính sách an sinh xã hội như hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho các đối tượng theo quy định của Trung ương và một số nhóm đối tượng đặc thù của thành phố. Đây được xem chính sách phù hợp với tình hình thực tế nhằm phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô.
Chậm đóng bảo hiểm xã hội, 3 doanh nghiệp bị xử phạt Xã hội

Chậm đóng bảo hiểm xã hội, 3 doanh nghiệp bị xử phạt

TTTĐ - UBND TP Đà Nẵng vừa có quyết định xử phạt hành chính 3 doanh nghiệp vì chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của người lao động.
Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1-2/2024 vào cùng kỳ chi trả BHXH & Đời sống

Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1-2/2024 vào cùng kỳ chi trả

TTTĐ - BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan Bưu điện tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1, tháng 2/2024 vào cùng kỳ chi trả tháng 1/2024, đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời tới người hưởng.
Quyết liệt đôn đốc thu, giảm tỷ lệ chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN Xã hội

Quyết liệt đôn đốc thu, giảm tỷ lệ chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN

TTTĐ - BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH các tỉnh) tăng cường thực hiện các giải pháp đôn đốc thu, giảm nợ tiền chậm đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Quy định mới khi thực hiện thủ tục hành chính ngành BHXH BHXH & Đời sống

Quy định mới khi thực hiện thủ tục hành chính ngành BHXH

TTTĐ - BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 4144/BHXH-VP gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc không yêu cầu công dân nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành BHXH Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Tích lũy khi trẻ, vui khỏe khi già Xã hội

Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Tích lũy khi trẻ, vui khỏe khi già

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội phối hợp Bưu điện thành phố Hà Nội tổ chức lễ ra quân tuyên truyền bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình. Chương trình được tổ chức đồng loạt tại 30 quận, huyện, thị xã.
Xem thêm