Tag

Nguy cơ trẻ bị xâm hại từ môi trường mạng

Xã hội 09/06/2020 08:53
aa
TTTĐ - Không chỉ là nguy cơ, trẻ em hiện nay còn bị xâm hại trên môi trường mạng internet với các hình thức như dụ dỗ, ép buộc trẻ chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm, chụp ảnh hoặc quay phim trẻ khoả thân để đưa lên mạng…

Nguy cơ trẻ bị xâm hại từ môi trường mạng

Trẻ bị xâm hại qua không gia mạng đang có xu hướng gia tăng (Ảnh minh họa)

Bài liên quan

Tiếng nói trẻ em rất cần được ghi nhận và tôn trọng bằng hành động thực tiễn

Tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em: Gióng lên hồi chuông báo động

Đề nghị áp dụng biện pháp "thiến sinh học" tội phạm xâm hại tình dục trẻ em

Tình trạng xâm hại trẻ em còn nhiều tồn tại nhức nhối

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng xâm hại trẻ em

Dâm ô nhiều bé gái, nguyên cán bộ Trung tâm Hỗ trợ xã hội vào tù

Muôn kiểu xâm hại trẻ trên mạng

Vụ việc một bé trai xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng có hành vi vén váy một bé nữ trong giờ ngủ trưa khiến dư luận giật mình hoảng hốt. Theo đó, khoảng 12h28 ngày 2/6/2020, tại lớp học cho trẻ 4 tuổi của một trường mầm non ở xã Tú Sơn, hai cô giáo chủ nhiệm lớp mải đi ăn trưa. Trong lúc này, môt bé nam trong lớp là Đ.N.T nằm giường phía sau đã “tò mò” vén váy bé gái B.H.N nằm ngay phía trên mình.

Sự việc được camera nhà trường ghi nhận và camera có kết nối đến điện thoại cá nhân của các phụ huynh trong trường. Một phụ huynh trong lớp đã theo dõi, chứng kiến vụ việc, ghi nhận lại bằng hình ảnh.

Chứng kiến những hình ảnh trên, dư luận không khỏi hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và các phụ huynh cho rằng, những hành động của bé trai trên có thể chịu ảnh hưởng do chứng kiến những việc làm của người lớn trong gia đình hoặc cũng có thể, bé trai đã tiếp xúc với các trang web “đen” dẫn đến việc tò mò và làm theo.

Trong năm 2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng đã bắt khẩn cấp nhóm đối tượng người Trung Quốc ấu dâm, dụ trẻ em 15 tuổi đóng phim sex.

Cụ thể, tại sào huyệt 31 Lê Minh Trung (An Hải Bắc, Sơn Trà, TP Đà Nẵng), nhóm đối tượng người Trung Quốc đã dụ dỗ mua dâm một bé gái 15 tuổi, livestream (phát trực tiếp) cảnh quan hệ tình dục lên các trang mạng xã hội Trung Quốc.

Các đối tượng trên dùng Facebook để tuyển dụng diễn viên sex với chiêu bài tuyển các cô gái có nhan sắc, ngoại hình làm việc nhẹ lương cao. Sau khi coi mắt, các đối tượng dụ dỗ, ra giá 600.000 đồng/6 tiếng quay cảnh gợi dục không giao cấu, 1 triệu đồng/phim sex có quan hệ tình dục.

Thiếu kiến thức bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Mới đây, chia sẻ tại Hội nghị quốc gia về tình dục, sức khỏe và xã hội lần thứ 4 do Mạng lưới Ngăn ngừa và ứng phó bạo lực giới Việt Nam vừa tổ chức, bà Nguyễn Lê Hồng Phúc, Quản lý dự án bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (World Vision Việt Nam) cho biết, trong số khoảng 50 triệu người sử dụng internet ở Việt Nam có khoảng 1/3 ở độ tuổi chưa thành niên và thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) và 68% trẻ em tự học cách sử dụng internet.

Theo kết quả khảo sát của dự án thực hiện vào tháng 9/2018 trên địa bàn 3 quận của TP Đà Nẵng là Sơn Trà, Hải Châu và Cẩm Lệ cho thấy trẻ dưới 3 tuổi đã sử dụng internet, trong đó sử dụng nhiều nhất là đối tượng từ 10 - 11 tuổi, tiếp đến là độ tuổi 12 - 15 và 95% trẻ dùng internet tại nhà, có khoảng 17 - 18% trẻ sử dụng tại cửa hàng internet.

Cũng theo nghiên cứu này, hình thức xâm hại phổ biến nhất qua mạng là nhắn tin có liên quan đến tình dục cho trẻ, tiếp đến là việc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm; Chụp ảnh hoặc quay phim trẻ khoả thân để đưa lên mạng; Ép trẻ xem bộ phận sinh dục của mình.... "Có tới 124 trẻ em (22%) đã từng trải qua việc bị xâm hại tình dục trực tuyến. Chủ yếu các em từ độ tuổi từ 12 - 15", bà Phúc cho biết trong báo cáo.

Liên quan đến việc vì sao trẻ dễ bị xâm hại trên môi trường mạng, bà Phúc cho rằng trẻ em chưa nhận thức đầy đủ về nguy cơ tiềm tàng của internet, còn phụ huynh thì gặp khó khăn trong vấn đề giám sát những hoạt động của con em mình trên internet. Theo khảo sát này, chỉ có 10,4% trẻ em có kiến thức cơ bản về xâm hại tình dục qua mạng, trong khi đó phụ huynh chỉ có 8,6% người có kiến thức cơ bản về vấn đề này.

Xâm hại trẻ qua mạng có xu hướng gia tăng

Các thống kê gần đây cho thấy tình trạng xâm hại trẻ em qua mạng bằng hình thức khiêu dâm, dụ dỗ chat sex, cung cấp hình ảnh khiêu dâm... đang có xu hướng gia tăng. Theo các chuyên gia, loại tội phạm truyền thống đang có xu hướng chuyển sang hoạt động công nghệ cao, đặc biệt là tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.

Kẻ xấu có nhiều mánh khóe khác nhau để dụ dỗ trẻ, nếu trước đây là cho tiền ăn kem, chơi game, rủ đi chơi… thì nay dụ dỗ trẻ cung cấp hình ảnh, truyền trực tiếp hình ảnh khỏa thân qua Facebook và các phần mềm giao tiếp xã hội là hình thức mới và đang gia tăng.

"Những câu chuyện trên mạng tưởng là vui đùa, tử tế nhưng mục đích đằng sau đó có thể là cách thức lôi kéo trẻ em để xâm hại như: Nhắn tin có liên quan đến tình dục cho trẻ hay dụ dỗ trẻ chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm... Đã từng có một học sinh lớp 9 gọi đến tổng đài chia sẻ có quen một chị qua mạng xã hội. Người này giới thiệu làm việc ở công ty giày thể thao có thương hiệu. Chị này có hứa sẽ gửi tặng cô bé một đôi giày mới sau khi cung cấp thông tin với điều kiện học sinh đã livestream khỏa thân cho chị xem. Sau khi đã có video trong tay, chị này đã ép nữ sinh phải làm nhiều động tác khiêu dâm khác...", một chuyên gia chia sẻ.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an, trong 4 năm qua đã xảy ra 8.382 vụ xâm hại trẻ em. Trong khi đó, xâm hại tình dục trẻ em có tới 6.786 vụ. Năm 2018, cả nước xảy ra 1.547 vụ xâm hại trẻ em, với gần 1.700 đối tượng, xâm hại 1.579 trẻ, trong đó có 1.293 em bị xâm hại tình dục.

Theo số liệu thống kê về trẻ em bị bạo hành của năm 2018 được cập nhật qua tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111: 60% đối tượng xâm hại tình dục trẻ em là người quen, hàng xóm; Trên 21% đối tượng là người thân, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Theo UNICEF, hàng triệu trẻ em có nguy cơ bị xâm hại trên môi trường mạng trong thời gian phong tỏa, giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19. Hơn 1,5 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi trường học đóng cửa trên toàn thế giới do dịch Covid-19.

Hiện nay, nhiều học sinh học tập, giao lưu trên môi trường mạng. Việc dành nhiều thời gian hơn trên các nền tảng ảo có thể khiến trẻ dễ bị bóc lột tình dục, dụ dỗ và lừa gạt, tiếp xúc với những nội dung độc hại, bạo lực vì những kẻ xấu đang tìm cách lợi dụng tình hình đại dịch.

Cụ thể, UNICEF khuyến cáo các trường học cần cập nhật các chính sách bảo vệ hiện hành để phù hợp với thực tế mới là học ở nhà của trẻ em; Đồng thời khuyến khích và theo dõi những hành vi tốt trên mạng, đảm bảo trẻ em vẫn tiếp cận được với các dịch vụ tham vấn của trường học.

Đặc biệt, UNICEF khuyến cáo cha mẹ cần đảm bảo các thiết bị của con được cập nhật phiên bản mới nhất và có các chương trình chống virus. Trong gia đình, cha mẹ thường xuyên chia sẻ cởi mở với con về cách giao tiếp trên mạng; Giao tiếp như thế nào, với ai. Cha mẹ cùng con xây dựng những nguyên tắc khi dùng Internet, dùng như thế nào, khi nào, những kênh nào...

Cha mẹ cũng cần chú ý đến những dấu hiệu lo lắng của trẻ khi sử dụng mạng, đảm bảo con mình biết các chính sách từ nhà trường và cơ chế báo cáo ở địa phương, có các số điện thoại của đường dây điện thoại hỗ trợ và đường dây nóng…

Đọc thêm

Thiết kế cầu Thượng Cát không đạo ý tưởng Muôn mặt cuộc sống

Thiết kế cầu Thượng Cát không đạo ý tưởng

TTTĐ - Lãnh đạo Sở Quy hoạch và Kiến trúc (QH&KT) Hà Nội bác bỏ nhận định cho rằng thiết kế cầu Thượng Cát ở Hà Nội đạo thiết kế cầu Thạch Hãn 1 ở tỉnh Quảng Trị.
Giới thiệu tài liệu hỗ trợ trẻ có rối loạn phổ tự kỉ Muôn mặt cuộc sống

Giới thiệu tài liệu hỗ trợ trẻ có rối loạn phổ tự kỉ

TTTĐ - Ngày 28/3, hưởng ứng ngày "Thế giới nhận thức về tự kỉ", Quỹ Bảo trợ em Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức Hội thảo giới thiệu tài liệu “Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ”.
Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tập huấn nghiệp vụ ủy thác vay vốn ngân hàng cho cán bộ nữ Muôn mặt cuộc sống

Tập huấn nghiệp vụ ủy thác vay vốn ngân hàng cho cán bộ nữ

TTTĐ - Ngày 28/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ ủy thác vay vốn ngân hàng chính sách xã hội năm 2024 cho các cán bộ hội.
Kéo dài thời hạn giải ngân kế hoạch đầu tư công 270 dự án Muôn mặt cuộc sống

Kéo dài thời hạn giải ngân kế hoạch đầu tư công 270 dự án

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1650/QĐ-UBND về việc kéo dài thời hạn thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024.
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X Muôn mặt cuộc sống

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

TTTĐ - Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.
Tăng cường kiểm tra, xử lý ô nhiễm nước sông Cầu Bây Môi trường

Tăng cường kiểm tra, xử lý ô nhiễm nước sông Cầu Bây

TTTĐ - Thành phố Hà Nội kiên quyết không cấp phép đầu tư, cấp phép môi trường, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án, cơ sở không có biện pháp xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi xả ra sông Cầu Bây.
Ông Nguyễn Văn Minh giữ chức Tổng Biên tập Báo Công Thương Xã hội

Ông Nguyễn Văn Minh giữ chức Tổng Biên tập Báo Công Thương

TTTĐ - Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô hỗ trợ gia đình nam sinh bị đánh chấn thương sọ não Muôn mặt cuộc sống

Báo Tuổi trẻ Thủ đô hỗ trợ gia đình nam sinh bị đánh chấn thương sọ não

TTTĐ - Cảm thương với hoàn cảnh nam sinh lớp 8 bị đánh chết não, Báo Tuổi trẻ Thủ đô và bạn đọc đã chung tay giúp đỡ, ủng hộ gia đình nạn nhân 50 triệu đồng.
Một công dân được Giám đốc Công an TP Đà Nẵng tặng Giấy khen Muôn mặt cuộc sống

Một công dân được Giám đốc Công an TP Đà Nẵng tặng Giấy khen

TTTĐ - Một nam thanh niên tại TP Đà Nẵng vừa được Công an TP khen thưởng do có thành tích phối hợp bắt giữ đối tượng "Chống thi hành công vụ".
Xem thêm