Thứ ba 19/03/2024 09:00 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Nhà nước cần đặt hàng báo chí trong truyền thông chính sách

Tin tức -
In bài viết

TTTĐ - Chiều 24/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác truyền thông chính sách với chủ đề "Nhận thức - Hành động - Nguồn lực".

Đẩy mạnh truyền thông chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và chăm sóc sức khỏe sinh sản Thủ tướng Chính phủ: Truyền thông chính sách phải tập trung, hướng tới người dân

Cùng dự hội nghị tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ có Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Đại diện lãnh đạo các ban, Bộ, ngành; Lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí chủ lực quốc gia. Dự hội nghị tại các điểm cầu 63 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và lãnh đạo các Sở, ngành, cơ quan báo chí của địa phương.

Báo chí có sứ mệnh quan trọng trong truyền thông chính sách
Quang cảnh hội nghị

Truyền thông chính sách phải tập trung vào người dân

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, truyền thông chính sách là phần quan trọng trong hoạt động truyền thông của Đảng, Nhà nước, trong đó truyền thông của Chính phủ, có vai trò hết sức quan trọng.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, hiện nay, chúng ta đang tập trung xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nền dân chủ XHCN và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà xuyên suốt là lấy con người làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu, nguồn lực cho sự phát triển. Từ đó, truyền thông chính sách phải tập trung vào người dân, mọi chính sách đều hướng đến người dân làm sao bảo đảm cho Nhân dân sống trong độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Nhấn mạnh, hội nghị có mục tiêu là làm tốt hơn công tác truyền thông chính sách để người dân hiểu được chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; Tự giác tham gia tổ chức thực hiện cùng với các cơ quan quản lý Nhà nước... Thủ tướng yêu cầu hội nghị lắng nghe xem chính sách còn sơ hở, vướng mắc điểm nào.

“Mình làm đã đúng, đã trúng, đã đạt kết quả chưa, do nguyên nhân chủ quan, khách quan nào, sắp tới mục tiêu là làm gì, các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ, ngành, địa phương, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân ấm no, hạnh phúc", Thủ tướng nêu rõ.

Báo chí có sứ mệnh quan trọng trong truyền thông chính sách
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm phát biểu đề dẫn

Báo cáo đề dẫn tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT )Nguyễn Thanh Lâm cho biết ở nước ta, công tác truyền thông các chủ trương, đường lối, chính sách luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng với phương châm truyền thông phải đi trước để thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội, kịp thời phát hiện và xử lý hiệu quả đối với những xu hướng thông tin sai lệch bản chất, không có lợi cho sự phát triển của đất nước.

Chính phủ, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng đã đặt công tác chủ động truyền thông chính sách trong toàn hệ thống chính quyền từ Trung ương tới địa phương ở vị trí trọng tâm trong công tác chỉ đạo điều hành.

Điển hình gần đây phải kể đến những thành quả rõ rệt của công tác phòng chống đại dịch COVID-19, trong đó có sự đóng góp quan trọng của công tác truyền thông chính sách ở Trung ương và các địa phương, với nhiều sáng kiến, cách làm có tính đột phá, mang lại hiệu quả ổn định xã hội, ổn định tâm lý người dân, giúp các tầng lớp Nhân dân tin tưởng và ủng hộ các nỗ lực của hệ thống chính trị nhằm ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh hiệu quả, đưa xã hội trở về trạng thái bình thường mới.

Tuy nhiên, các kết quả bước đầu của việc đổi mới công tác truyền thông chính sách chủ yếu vẫn tập trung ở các cơ quan đầu não ở Trung ương. Ở nhiều địa phương và cá biệt ở một số Bộ, ngành hiện nay, công tác truyền thông không được quan tâm do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan.

Báo chí có sứ mệnh quan trọng trong truyền thông chính sách
Đại biểu dự tại các điểm cầu

Đáng kể, gần đây nhiều vụ việc nổi cộm trên không gian báo chí, truyền thông (trong đó có vụ việc trở thành "sự cố truyền thông", ảnh hưởng lớn đến tâm lý xã hội, sản xuất kinh doanh, thậm chí trật tự an ninh...) có nguyên nhân xuất phát một phần từ sự thiếu kinh nghiệm xử lý truyền thông hiệu quả từ phía các cơ quan hành chính Nhà nước.

Nhiều Bộ, ngành, địa phương chưa hình thành được đội ngũ cán bộ làm truyền thông chính sách chuyên trách, chuyên nghiệp, chưa thấy được tầm quan trọng của việc phải bố trí được nguồn lực phù hợp…

Bên cạnh đó, báo chí truyền thống đang gặp khó khăn về nguồn lực đầu tư để thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để sản xuất và đưa nội dung báo chí lên chiếm lĩnh, lan tỏa rộng trên không gian mạng. Các mạng xã hội xuyên biên giới, với công nghệ hiện đại, tài chính dồi dào và lượng người dùng áp đảo đang chiếm ưu thế trong việc kiểm soát phân phối thông tin dựa trên phân tích dữ liệu người xem và các thuật toán để gợi ý nội dung phù hợp đến từng người sử dụng.

Đo lường hiệu quả truyền thông chính sách qua các phương thức khác nhau

Từ thực trạng và bài học kinh nghiệm thực tiễn, Bộ TT&TT đề xuất một số giải pháp, kiến nghị. Trong đó: Cần cấp bách thay đổi nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác truyền thông chính sách (từ khâu hoạch định, ban hành và thực thi chính sách). Thủ tướng Chính phủ cần ban hành Chỉ thị tăng cường công tác truyền thông chính sách để làm cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương hình thành bộ phận/đơn vị thực hiện chức năng nhiệm vụ tham mưu truyền thông chính sách chuyên trách, chuyên nghiệp, cũng như tăng cường bố trí kinh phí cho công tác này.

Phải có công cụ đo lường, đánh giá được hiệu quả truyền thông chính sách qua các phương thức khác nhau. Nhà nước cần có chính sách và nguồn lực hỗ trợ các cơ quan báo chí đổi mới công nghệ, chuyển đổi số để chiếm lĩnh và dẫn dắt thông tin trên không gian mạng, trở thành dòng chảy chính, tích cực để dẫn dắt dư luận, truyền thông chính sách hiệu quả.

Báo chí có sứ mệnh quan trọng trong truyền thông chính sách
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị

Tại hội nghị, đại diện các Bộ, ngành đã làm rõ các kết quả trong truyền thông chính sách tại các Bộ ngành, đồng thời, thảo luận, đề xuất một số giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách như: Kiện toàn tổ chức; Chi ngân sách riêng cho truyền thông chính sách; Khắc phục tâm lý e ngại góp ý, phản biện về dự thảo chính sách; Hoàn thiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ truyền thông chính sách...

Các ý kiến cũng thống nhất truyền thông phải luôn đi trước để thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận trong xã hội; Đồng thời khẳng định, báo chí có sứ mệnh truyền thông, khơi dậy khát vọng phát triển Việt Nam hùng cường thịnh vượng.

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: Báo chí là phương tiện truyền thông, còn công tác truyền thông là việc của chính quyền các cấp. Tuy nhiên hiện nay, báo chí khi làm tuyên truyền thì thiếu thông tin từ chính quyền, cũng thiếu cả việc đặt hàng từ chính quyền. Tức là, báo chí thiếu cả thông tin và ngân sách để làm tuyên truyền.

Chính quyền các cấp cần có sự thay đổi nhận thức về công tác truyền thông, coi truyền thông là một chức năng quan trọng của chính quyền, trực tiếp làm chủ công tác truyền thông, bổ sung các nguồn lực cho truyền thông. Có như vậy thì chất lượng truyền thông chính sách sẽ có sự thay đổi căn bản về chất. Các cơ quan báo chí cũng sẽ có động lực mới, nguồn lực mới để làm tốt hơn truyền thông chính sách của chính quyền các cấp.

Tú Linh
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Nghiêm cấm cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, lôi kéo khách

Nghiêm cấm cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, lôi kéo khách

TTTĐ - Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về tình trạng chèo kéo, tranh giành khách quá mức làm méo mó thị trường bảo hiểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, chèo kéo trong bán bảo hiểm là hành vi của các nhân viên bảo hiểm và công ty bảo hiểm. Luật đã nghiêm cấm việc cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn lợi dụng những người chưa có nhận thức cao để bán bảo hiểm.
Tin khác
[Xem thêm]
Phát huy tâm huyết tinh thần trách nhiệm cao nhất, chủ động, sáng tạo

Phát huy tâm huyết tinh thần trách nhiệm cao nhất, chủ động, sáng tạo

TTTĐ - Ngày 16/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến, kết nối từ trụ sở Chính phủ tới 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, lãnh đạo các bộ, ngành, các chuyên gia, các tổ chức tài chính, ngân hàng, hiệp hội bất động sản.
Bản lĩnh tạo đột phá

Bản lĩnh tạo đột phá

TTTĐ - Tròn 94 mùa Xuân, với trí tuệ, bản lĩnh, tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết, gắn bó với Nhân dân, Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân Thủ đô đạt được nhiều thành tựu to lớn. Dấu ấn lãnh đạo của cấp uỷ ngày càng thể hiện rõ nét trên các mặt công tác, tác động sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
Bàn về tương lai báo chí...

Bàn về tương lai báo chí...

TTTĐ - Chiều 15/3, trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc năm 2024 tại TP HCM đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024, gồm 12 phiên họp: 2 phiên toàn thể khai mạc, bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề xoay quanh các vấn đề nóng mà báo chí đang rất quan tâm.
Thực hiện hiệu quả, đồng bộ công tác cán bộ

Thực hiện hiệu quả, đồng bộ công tác cán bộ

TTTĐ - Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Thấu hiểu sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt chặng đường 94 năm xây dựng và phát triển, công tác cán bộ luôn được Đảng bộ TP Hà Nội xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cần tập trung lãnh đạo.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Năm 2023 kinh tế tăng trưởng vượt bậc

Bà Rịa - Vũng Tàu: Năm 2023 kinh tế tăng trưởng vượt bậc

TTTĐ - Năm 2023, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có GRDP (trừ dầu khí) tăng 5,75%, tổng thu ngân sách trên địa bàn 89.624 tỷ đồng, đạt 101,2% dự toán. Giá trị sản xuất công nghiệp trừ dầu khí tăng 9,81%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng 12,94%. Doanh thu dịch vụ lưu trú tăng 18,17% so với cùng kỳ năm 2022. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục được đẩy mạnh, với tổng vốn đăng ký quy đổi khoảng 2,5 tỷ USD.