Tag

Nhà thơ Phùng Hiệu ra mắt tập thơ “Biên bản thặng dư”

Văn hóa 04/11/2019 10:42
aa
TTTĐ – Trong tập thơ mới ra mắt, Phùng Hiệu dành phần lớn dung lượng viết về những con người lao động, những mảnh đời bất hạnh, những phận người mất nhà vì giải tỏa sống bấp bênh trong những khu ở tạm,…

Nhà thơ Phùng Hiệu ra mắt tập thơ “Biên bản thặng dư”

Phùng Hiệu chia sẻ về tập thơ của anh

Bài liên quan

Thơ của Ngọc Lê Ninh liên tiếp được dịch đăng tại nước ngoài

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: "Trần Lê Khánh là một điều mới mẻ, một tinh thần khác"

Ra mắt tập di cảo – hồi ký “Đoàn binh Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng

Những vần thơ Jeton Kelmendi qua bản dịch của nhà thơ Ngọc Lê Ninh

Nhà thơ Phùng Hiệu tên thật là Phùng Văn Hiệu, sinh năm 1976 tại TP Đà Nẵng. Anh lớn lên tại Phú Ngọc, Định Quán, Đồng Nai.

Hiện anh đang công tác tại Tạp chí Môi trường Đô thị Việt Nam, Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Bến Nghé (Hội Nhà văn TP HCM); Chủ biên trang Văn chương phương Nam – Diễn đàn của Hội Nhà văn TP HCM.

Chia sẻ trong buổi ra mắt tập thơ, nhà thơ Phùng Hiệu cho biết, tập thơ “Biên bản thặng dư” (NXB Hội Nhà văn vừa ấn hành) được anh sáng tác trong thời gian 5 năm.

Nếu ở các tập thơ trước, Phùng Hiệu chủ yếu viết về tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương thì đến tập thơ thứ 5, anh hướng ngòi bút của mình về những người công nhân, những người lao động.

Nhà thơ Phùng Hiệu ra mắt tập thơ “Biên bản thặng dư”
"Biên bản thặng dư" là tập thơ thứ năm của Phùng Hiệu

Ngoài làm báo, làm văn, nhà thơ Phùng Hiệu còn làm trong lĩnh vực xây dựng, trang trí nội thất. “Với đặc thù công việc như thế nên tôi có điều kiện đi đến các công trường, đi thực tế ở các nhà máy, xí nghiệp, các công ty. Nhờ đó, tôi nhìn thấy được những hoàn cảnh, số phận, những mảnh đời bất hạnh, những người công nhân lao động ngày đêm nhưng giá trị lao động không mang lại thành quả nào tương xứng cho họ. Thậm chí, có những đứa trẻ không được đến trường, lang thang ngoài vỉa hè với những nghề như đánh giày, bán vé số, bán kẹo,… Từ những hình ảnh đó, tôi tích lũy lại và chuyển hóa thành những bài thơ”, Phùng Hiệu chia sẻ.

Phùng Hiệu cũng cho rằng, khi viết về tình yêu đôi lứa hay tình yêu quê hương, đất nước thường dễ dàng hơn. Còn khi viết về những mảnh đời bất hạnh, những mảnh đời lao động cơ cực sẽ rất khô khan, thô ráp, để chuyển hóa thành thơ không dễ. Đó chính là lý do vì sao anh phải mất 5 năm để hoàn thành tập thơ này.

“Phùng Hiệu là người luôn đau đáu với thơ, rất đam mê và rất dễ xúc cảm. Sự xúc cảm của Phùng Hiệu có thể thấy rõ nhất là về những vấn đề nhân thế. Anh là một trong số ít những nhà thơ luôn dấn thân vào đời sống xã hội. Tính xã hội trong thơ Phùng Hiệu rất cao. Qua tất cả các bài thơ mà anh sáng tác, dấu ấn đời sống xã hội trong từng thời kỳ rất rõ. Anh từng có tập thơ Dấu chân biển cả, mang tính thời sự và tính chiến đấu rất cao”, nhà văn Trần Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM nhận định.

Còn nhà thơ Phạm Sỹ Sáu lại cho rằng, trong các bài thơ, Phùng Hiệu đã cài cắm những ý tưởng, trách nhiệm công dân của mình. Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM tỏ ra vui mừng vì thực tế trong số những người làm thơ trẻ, Phùng Hiệu là người có lẽ là duy nhất đặt vấn đề về trách nhiệm công dân của người làm thơ.

Theo ông, người làm thơ không chỉ ca tụng tình yêu, ca tụng đất nước mà còn phải nhìn thẳng vào cuộc sống để cảm nhận được nỗi lo của cuộc sống, thấy được dòng chảy đó đang diễn ra như thế nào.

Được biết, trước “Biên bản thặng dư”, Phùng Hiệu từng xuất bản 4 tập thơ, gồm: Tình không dám ngỏ, Thức giấc, Trong thế giới ngụy trang và Dấu chân biển cả.

Đọc thêm

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam" Điện ảnh - Âm nhạc

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam"

TTTĐ - Đầu tháng tư tới, nhóm nữ họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm chung lần thứ 10 tại Hà Nội mang tên "Sắc màu Bắc Trung Nam". Mỗi người một cá tính, con đường sáng tạo nhưng họ đều muốn mang đến những đóa hoa tươi thắm cho đời.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội Văn hóa

Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội

TTTĐ - Bằng cách ứng dụng công nghệ, những lễ hội trên địa bàn Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của công chúng Thủ đô và nhiều du khách. Đây được cho là dấu hiệu khởi sắc trong tiến trình các quận, huyện của thành phố Hà Nội triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”.
Phong cách năng động, trẻ trung của Hoa hậu Thu Hoài Văn hóa

Phong cách năng động, trẻ trung của Hoa hậu Thu Hoài

TTTĐ - Dù công việc khá bận rộn, song doanh nhân kiêm hoa hậu Thu Hoài vẫn duy trì tập luyện các bộ môn thể thao cô yêu thích như: Gym, Yoga, Pilates… Gần đây, bà mẹ 3 con còn gây chú ý khi chơi lại bộ môn golf.
Lương Kỳ Duyên, Hương Ly chấm Siêu mẫu nhí toàn năng Thời trang - Làm đẹp

Lương Kỳ Duyên, Hương Ly chấm Siêu mẫu nhí toàn năng

TTTĐ - Vừa qua, tại trường tiểu học Lê Quý Đôn (Hà Nội), vòng thi bán kết Siêu mẫu nhí toàn năng khu vực miền Bắc đã diễn ra trong không khí vô cùng náo nhiệt với hơn 400 thí sinh ở khắp các tỉnh thành về tham gia.
Tài năng piano Nguyễn Việt Trung biểu diễn cùng Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời Điện ảnh - Âm nhạc

Tài năng piano Nguyễn Việt Trung biểu diễn cùng Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời

Ngày 30/3, tài năng piano Nguyễn Việt Trung sẽ cùng Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời biểu diễn tại Hà Nội để tôn vinh nhà soạn nhạc S.Rachmaninoff.
Xem thêm