Tag

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Cải cách giáo dục, sự lãng phí ngân sách và học đối phó

Giáo dục 26/02/2018 08:00
aa
- Thưa ông Trần Đăng Khoa! Chúng ta lại đang cải cách giáo dục. Trong đó có phần viết lại sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa mới này sẽ được áp dụng đưa vào học đại trà năm 2019. Hiện đang xin ý kiến nhân dân. Ông cũng đã bàn khá nhiều về cái cách giáo dục, trong đó có việc biên soạn sách giáo khoa. Ngay trong chuyên mục này, khoảng 5 năm phụ trách, ông cũng đã có đến mấy chục bài viết rồi. Nếu tập hợp lại cũng đã đủ thành một cuốn sách dày. Vì lý do gì mà ông lại quan tâm đến công cuộc cải cách giáo dục của chúng ta như vậy?

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Cải cách giáo dục, sự lãng phí ngân sách và học đối phó

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Cải cách giáo dục, sự lãng phí ngân sách và học đối phó
Nhà thơ Trần Đăng Khoa


- Đơn giản, vì tôi là phụ huynh học sinh. Tôi có hai cô con gái đang là học sinh phổ thông. Em gái út của tôi, cô Trần Thúy Giang, cùng rất nhiều bạn bè tôi, trong đó có những người hiện vẫn đang đứng trên các bục giảng từ trường tiểu học đến bậc đại học. Chuyện học hành, thi cử là chuyện trong nhà, chuyện của chính mình, làm sao không quan tâm. Một lần, đồng chí Phó Thủ tướng, phụ trách văn hóa, giáo dục đến thăm và làm việc với Đài Tiếng nói Việt Nam, mỗi cán bộ chủ chốt của Đài được phát biểu không quá 10 phút. Tôi chỉ nói về Đài có 3 phút thôi, bởi Đài phát triển thế nào thì ai cũng đã biết rồi, còn 7 phút, tôi nói về chuyện học hành. Thì cũng là chuyện của Đài. Bởi Đài có cả một Kênh về văn hóa Giáo dục. Kênh VOV2. Tôi cũng chân thành thưa với đồng chí Phó Thủ tướng rằng, ngày xưa bảy, tám tuổi đi học, cô giảng chỉ mấy câu, trong mấy phút, tôi đã hiểu bài, đã nắm vững ngữ pháp Tiếng Việt ngay tại lớp, và rồi với vốn liếng ấy, tôi cũng đã thành nhà thơ, nhà văn nhí, có tác phẩm xuất bản từ khi mới học lớp 1, lớp 2. Bây giờ xem sách học của con tôi, tôi chẳng hiểu gì cả. Mấy ông bà Tiến sĩ học ở nước ngoài, lấy luôn những kiến thức người ta đào tạo các nhà ngôn ngữ học về làm ngữ pháp dạy trẻ con. Lẽ ra, để dạy con trẻ, cần giản dị. Phải biến những gì phức tạp thành đơn giản. Nhưng ta thì làm ngược lại. Biến những gì dễ hiểu, đơn giản thành phức tạp, rối tinh rối mù. Đối với trẻ con, cần tránh kinh viện, hàn lâm. Bây giờ chương trình cũng đã có sự điều chỉnh, nhưng vẫn còn rất nặng. Có thầy cô nói với tôi, nếu buông sách hướng dẫn giảng dạy, chúng tôi cũng chẳng biết giảng thế nào. Thế thì trẻ con nó sợ học là phải. Ta hiểu vì sao, có nơi, trẻ con bỏ học hàng loạt. Nếu trở lại lứa tuổi học trò, tôi cũng bỏ học…

Cải cách giáo dục là rất đúng. Nhưng có điều là cải cách như thế nào. Tôi thấy ở ta, nhiều em chỉ học đối phó. Cái tâm lý đối phó đã nhiễm vào máu rồi. Nếu không thi thì sẽ không học, hoặc nếu có học thì cũng chỉ học một cách quấy quá. Học trò coi thường môn học thì thầy cô cũng mất hứng, làm sao có được những tiết giảng hay. Tất nhiên tôi không cổ súy chuyện thi cử, nhất là thi cử một cách nặng nề, từ lâu đã trở thành áp lực với các em và cả các bậc phụ huynh học sinh. Ở một số nước, người ta còn bỏ thi phổ thông, thậm chí bỏ cả thi vào đại học. Chỉ xét điểm trong quá trình học. Tôi cũng mong nước mình như thế. Nhưng đó là chuyện tương lai. Để có được điều đó, phải thay đổi hoàn toàn cách dạy và học. Nghĩa là phải có một cuộc cải cách giáo dục, cải cách toàn diện từ cội rễ, để có một nền giáo dục sạch sẽ và trung thực, chứ không phải chỉ viết lại sách giáo khoa, tốn kém rất nhiều tiền bạc của dân, mà hiệu quả lại rất thấp, bởi rốt cuộc, ta chỉ thay sự bất cập này bằng những bất cập khác, có khi hậu quả lại còn xấu hơn.

Để có cuộc cải cách ấy, phải tiến hành toàn diện và đồng bộ. Nhảy tắt cũng không được. Nếu bỏ thi ngay, tuyển đại học chỉ căn cứ vào điểm trung bình trong cả quá trình học thì liệu có ổn không, khi ở ta bệnh thành tích đã trở thành đại dịch, rất khó chữa. Cũng đã từng có cháu bé học đến lớp 7 rồi mà vẫn không biết đọc biết viết. Nghĩa là cháu mù chữ hoàn toàn. Thế mà cháu vẫn có điểm cao. Nếu điểm thấp thì không thể lên lớp được. Vậy thì có thể tin vào điểm được không? Trong loạt bài viết từ mấy năm trước, tôi có nói đại ý rằng không nên quá căng thẳng trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Thậm chí ở cấp phổ thông, có thể bỏ thi, thay vào đó, các cháu chỉ cần làm bài kiểm tra những kiến thức cơ bản, rồi cho các cháu tốt nghiệp, ra trường, đi lao động, đào than hay cày ruộng, cấy lúa. Cháu nào giỏi thì đào tạo tiếp. Vào đại học mới cần phải tuyển chặt chẽ. Bởi đó là nơi đào tạo trí thức, đào tạo cán bộ. Đầu vào phải chặt. Bởi ai vào được đại học cũng đều tốt nghiệp, ra trường cả, có ai lưu ban ở cấp đại học đâu. Điều này ngược hoàn toàn với các nước trên thế giới. Vì thế lại càng phải chọn lọc kỹ. Còn chương trình phổ thông thì không nên quá nặng nề. Tôi rất đồng cảm với một em học sinh lớp 12 khi em thuyết trình hơn một tiếng đồng hồ trên mạng xã hội về những bất cập của nền giáo dục nước nhà mà tôi cũng đã đề cập từ mấy năm trước. Những ý kiến của em rất đáng lưu ý. Em bảo: “Có người hỏi tôi, ở phổ thông, học đến lớp mấy là đủ, tôi trả lời lớp 9. Tại sao lại lớp 9? Vì tôi tin rằng tuổi 14, 15 xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Có người muốn làm lập trình viên, đầu bếp nhà hàng, giám đốc ngân hàng, thiết kế thời trang, thậm chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Đâu phải nghề nào cũng cần biết đến phương trình chuyển động? Một kỹ sư vật lý liệu có cần phải phân tích hình tượng nghệ thuật trong một bài văn hay không? Một nhà văn có cần thiết phải biết phương trình của một loạt các phản ứng hóa học? Tôi không tin có một nghề nào cần đến toàn bộ kiến thức Trung học Phổ thông. Giáo viên hay giáo sư cũng đi theo một vài kiến thức chuyên môn của mình, vậy mà học sinh lại phải học tất cả. Biết nhiều cũng tốt, nhưng để làm gì? Làm bài tập, làm kiểm tra, làm bài thi, thi xong rồi thì làm gì với chúng nữa? Nếu không có ích cho bản thân thì học để làm gì? Đánh giá nhau không phải là anh biết được bao nhiêu, mà là anh làm được bao nhiêu với những gì anh biết? Học thuyết lượng tử ánh sáng mà không lắp được bóng đèn thì học làm gì? Học phương pháp lai phân tích, quy luật di truyền mà trồng một cái cây không lớn nổi thì học làm gì? Kiến thức SGK toàn lý thuyết thiếu thực tiễn, nhiều chỗ mang tính hàn lâm mà đâu phải ai cũng đầy đủ năng lực và niềm yêu thích. Quỹ thời gian không đủ, nhiều bạn thức thâu đêm học bài, như thế chỉ tổn thọ chứ chẳng được lợi lộc gì. Giáo viên nào thông cảm thì lại dạy cho có hình thức, học sinh không tôn trọng môn học, ảnh hưởng đến tinh thần đối phó trong công việc. Làm như thế mà mong có một tương lai sáng lạn ư? Thật là thê thảm! Chính nền giáo dục này đã tạo tiền đề cho tính cách đối phó hoành hành. Cách học ở trường cũng chỉ là đối phó. Ở đây tôi không nói đến việc mang phao vào trước mỗi giờ kiểm tra, bởi đó là điều hiển nhiên, tất yếu. Điều tôi muốn hỏi những ai là học sinh: Nếu sáng mai không kiểm tra thì hôm nay bạn có học không? Nếu mai được nghỉ mà ngày kia cũng chẳng kiểm tra môn gì thì bạn có mở sách ra để học không? Nếu không có bất cứ một khái niệm nào trong thi cử, bạn có mở sách ra để làm giàu cho bản thân mình không? Tất nhiên là không!” Đấy là tiếng nói của chính người trong cuộc. Cũng theo em học sinh lớp 12 ấy, cách dạy và học của chúng ta chỉ có thể đào tạo ra được những con vẹt, hay “những con lừa giả dối”. Trong khi cái đích mà chúng ta muốn vươn tới là đào tạo Con Người.

- Trở lại với việc biên soạn sách giáo khoa mới. Ông thấy có điều gì cần phải bàn không? Hiện nay chúng ta đang xin ý kiến nhân dân mà…

- Vừa rồi, Hội Nhà văn cũng đã có cuộc hội thảo về sách giáo khoa mới. Tham dự có rất nhiều nhà văn nổi tiếng từng là những nhà giáo có nhiều năm đứng trên bục giảng. Bộ Giáo dục đang xin ý kiến nhân dân về sách giáo khoa, nhưng khi đại diện ưu tú nhất của nhân dân là các nhà văn góp ý sách giáo khoa thì lại chẳng có một người nào của Bộ Giáo dục dự để nghe ý kiến của dân. Vừa rồi Bộ Giáo dục cũng đã đề nghị phong hàng loạt giáo sư, một con số khổng lồ, nhưng lại chẳng có một trường đại học nào của ta có uy tín trên thế giới. Việc phong giáo sư vừa rồi đã thành chuyện đàm tiếu trên mạng xã hội, rất phản giáo dục. Cứ chạy theo hư danh thì không thể cất mình lên được. Cần phải nhìn thẳng vào sự thật và đi vào thực chất. Bây giờ lại thay sách giáo khoa như rất nhiều lần chúng ta đã thay sách giáo khoa. Nói như ông Nguyễn Xuân Sinh thì "nhiều triệu USD từ ngân sách đã được chi cho công cuộc “Cải cách giáo dục”, nhưng càng cải cách, lại càng rối. Cái “được” nhất của công cuộc cải cách này chỉ là bán sách giáo khoa. Sách giáo khoa được sửa đổi liên tục từ nhiều năm qua, đồng nghĩa với việc thay đổi chương trình dạy và học. Sách giáo khoa của năm trước không dùng được cho năm sau, gây ra sự lãng phí khổng lồ cho xã hội. Người hưởng lợi từ sự lãng phí đó chính là các nhà xuất bản được độc quyền in và bán sách giáo khoa (SGK) của Bộ Giáo dục. Sau nhiều lần biên soạn, hiệu chỉnh… nội dung sách giáo khoa vẫn rối rắm, nặng nề và sai sót khá nhiều về kiến thức. Nếu phải đính chính SGK có lẽ phải xuất bản một cuốn sách khác chỉ để… đính chính. Hình như biên soạn SGK chỉ là cái cớ để lấy tiền ngân sách, thu lợi cho một nhóm người, còn việc biên soạn chỉ làm qua quýt, làm cho xong và xin ý kiến nhân dân cũng chỉ là việc hình thức, là chuyện đã rồi"…

(Còn tiếp)

SONG YẾN ghi


Tin liên quan

Đọc thêm

Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời Giáo dục

Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời

TTTĐ - Năm 2024 là kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng của lứa học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. Từ năm 2025, kỳ thi chỉ còn 4 môn, trong đó có hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn do thí sinh lựa chọn trong số các môn đã chọn học ở bậc THPT.
Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên TP HCM Giáo dục

Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên TP HCM

TTTĐ - Học bổng “Vững tương lai” là chương trình nhằm chung tay giúp sức, hỗ trợ học sinh, sinh viên trên toàn quốc có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí vươn lên, đạt thành tích xuất sắc trong học tập...
Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai Giáo dục

Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai

TTTĐ - Dù lực học khá tốt nhiều học sinh vẫn không tránh khỏi băn khoăn, lo lắng trước lựa chọn mang tính bước ngoặt của cuộc đời - chọn ngành, chọn nghề. Để giúp các em tháo gỡ băn khoăn ấy, trước mùa tuyển sinh năm 2024, báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với trường Đại học Thành Đô và các đơn vị đồng hành tổ chức chuỗi chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh THPT”.
Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Giáo dục

Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố mẫu phiếu và hướng dẫn thí sinh ghi phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực Giáo dục

Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực

TTTĐ - Sau thành công vang dội và sự ủng hộ của độc giả dành cho cuốn sách "IELTS Writing Journey from basic to band 6" với thành tích đạt Top 1 sách bán chạy trên nền tảng TikTok và đã được phát hành hơn 10.000 bản đến tay bạn đọc chỉ sau vài tháng, tác giả Bùi Thành Việt cho ra mắt phần tiếp theo “IELTS Writing Journey: Elevate to Band 8.0”.
Không đặt mục tiêu “trên mây” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Không đặt mục tiêu “trên mây” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Có điểm chung là đầu vào của học sinh trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 còn thấp so với mặt bằng chung của các trường THPT trong thành phố, tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của thầy và trò các nhà trường, nhiều cơ sở giáo dục đã vươn lên đạt thành tích đáng khích lệ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT…
“Chạy nước rút” trước kỳ thi vào lớp 10 Giáo dục

“Chạy nước rút” trước kỳ thi vào lớp 10

TTTĐ - Dự kiến đầu tháng 6/2024, Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi để tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Cách kỳ thi hơn 2 tháng, học sinh đang tăng tốc ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi mang tính chất bước ngoặt của cuộc đời…
Tập huấn triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024 Giáo dục

Tập huấn triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024

TTTĐ - Chiều 25/3, tại trường Mầm non Họa Mi, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) tiến hành tập huấn hướng dẫn triển khai công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024.
Để không có trường nào dậm chân tại chỗ... Giáo dục

Để không có trường nào dậm chân tại chỗ...

TTTĐ - Với mong muốn nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã lắng nghe đề xuất, kiến nghị từ các nhà trường để cùng đưa ra giải pháp…
Kết nối, phát huy trí tuệ của các nhà khoa học trẻ Giáo dục

Kết nối, phát huy trí tuệ của các nhà khoa học trẻ

TTTĐ - Tại Hội nghị các nhà khoa học trẻ trong nghiên cứu sáng tạo do trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức ngày 25/3 đã thu hút đông đảo các cán bộ, giảng viên, nhà khoa học tham gia, với nhiều tham luận, ý kiến chuyên sâu, chất lượng, thiết thực.
Xem thêm