Tag

Nhóm học sinh Hà Nội trồng tảo thông minh trên nền tảng IoT

Nhịp sống trẻ 25/08/2020 21:26
aa
TTTĐ - Từ thực trạng nuôi tảo ở Việt Nam vẫn trong quy mô nhỏ, đặc biệt chưa có mô hình ứng dụng công nghệ thông minh, nhóm 3 học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội đã tìm tòi, nghiên cứu ra sản phẩm “Hệ thống nuôi tảo thông minh trên nền tảng IOT quy mô hộ gia đình”. Sản phẩm đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Tin học trẻ thành phố Hà Nội lần thứ XXV năm 2020.
Novaland “bắt tay” TTC Energy phát triển giải pháp công nghệ thông minh trên nền tảng năng lượng mặt trời Giải pháp công nghệ thông minh, “chìa khóa” trong thời đại 4.0 An toàn thông tin cũng sẽ phải dựa trên “công nghệ thông minh”

Sáng tạo đột phá

Ba học trò là chủ nhân của “Hệ thống nuôi tảo thông minh trên nền tảng IOT quy mô hộ gia đình” gồm: Nguyễn Thiện Hải An, Chử Minh Hiếu (trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) và Đinh Kim Sơn (trường Trung học phổ thông Chu Văn An). Nhóm bạn trẻ đã cùng nghiên cứu, tìm hiểu về tảo xoắn Spirulina (dùng để điều chế thực phẩm chức năng) từ tháng 1/2020.

Theo Nguyễn Thiện Hải An, trưởng nhóm nghiên cứu, tảo Spirulina là một loại thực phẩm rất giàu giá trị dinh dưỡng đối với con người, vì thế nhân rộng mô hình nuôi tảo này là rất cần thiết.

Nhóm học sinh Hà Nội trồng tảo thông minh trên nền tảng IoT
Nhóm bạn trẻ với sản phẩm “Hệ thống nuôi tảo thông minh trên nền tảng IOT quy mô hộ gia đình”

Tuy nhiên, tảo rất nhạy cảm với môi trường sống chỉ cần thay đổi một số yếu tố bất lợi là gây nên hiện tượng tảo chết hàng loạt. Do đó, việc sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để đo đạc lấy mẫu và các chỉ số môi trường là rất cần thiết.

Việc lấy mẫu và đo đạc cần có dụng cụ chuyên môn, tốn rất nhiều thời gian và công sức, trong khi đó trên thị trường và các cơ sở sản xuất chưa có một thiết bị nào có thể tự động theo dõi liên tục và điều khiển các điều kiện phát triển của tảo. Với mong muốn nhiều người được sử dụng sử dụng sản phẩm từ tảo Spirulina này, 3 cậu học trò đã bắt tay vào nghiên cứu.

Quá trình tìm hiểu thông tin về các giải pháp nuôi tảo, 3 cậu học trò nhận ra chỉ có mô hình khép kín mới bảo đảm được nguồn dinh dưỡng trong tảo còn nguyên vẹn. Vì vậy, để thực hiện dự án, nhóm bắt tay vào mua thiết bị, lắp ráp và thiết lập phần mềm thử nghiệm. Thiết kế, thử nghiệm ban đầu chưa ưng ý, 3 cậu học trò lại mày mò, tiếp tục nghiên cứu.

Việc tìm kiếm tài liệu cũng gặp khó khăn và chiếm khá nhiều thời gian của nhóm. Nguyên nhân các tài liệu cần thiết lại không tìm kiếm được. Mặt khác, 3 cậu học trò còn gặp khó trong vấn đề chuyên môn sâu do đề tài bao gồm nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, việc thiết kế khung cơ khí, mạch điện tử và phần viết code ứng dụng để thu thập dữ liệu và điều khiển hệ thống theo mong muốn là bài toán nan giải.

Vì vậy, nhóm quyết định tìm đến thầy hướng dẫn và các chuyên gia. Với lợi thế học chuyên Hóa sinh – Tin và sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, chỉ sau hơn 5 tháng, “Hệ thống nuôi tảo thông minh trên nền tảng IOT quy mô hộ gia đình” của đã ra đời.

Tính ứng dụng cao

Đánh giá về “Hệ thống nuôi tảo thông minh trên nền tảng IOT quy mô hộ gia đình”, đồng chí Lý Duy Xuân, Phó Bí thư Thành đoàn, Trưởng ban Tổ chức Hội thi Tin học trẻ thành phố Hà Nội lần thứ XXV năm 2020 nhận định: “Không chỉ dừng lại ở cuộc thi, dự án này có tính ứng dụng cao trong thực tiễn. Hy vọng trong thời gian tới, các em tiếp tục nghiên cứu, cho ra đời nhiều sản phẩm thông minh, hữu ích khác; đồng thời có thể ứng dụng phát triển nông nghiệp thông minh”.

“Giàn nuôi tảo là một hệ thống khép kín, có tính tự động hóa cao, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường và thời tiết bên ngoài, được lắp đặt trên một bộ khung di động để có thể di chuyển dễ dàng. Sau 14 ngày nuôi, tảo thành phẩm được đem phân tích tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, đạt tiêu chuẩn chất lượng”, Nguyễn Thiện Hải An hào hứng chia sẻ.

Đinh Kim Sơn cho biết thêm, hệ thống sử dụng 10 cảm biến chức năng khác nhau và đã được thiết kế thành các module. Hệ thống máy nuôi tảo thông minh phù hợp cho quy mô vừa và nhỏ, có thể lắp đặt dễ dàng, phù hợp không gian gia đình. Ngoài ra, hệ thống kiểm tra được chất lượng nước, đo mật độ tảo, có cảnh báo, nhận biết cháy nổ tự động…

Đặc biệt, sản phẩm có chi phí thấp, dễ thi công, lắp đặt và có thể sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình tại Hà Nội. Do được thiết lập phần mềm thông minh, nên hệ thống không phải phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, cường độ ánh sáng, độ ẩm của môi trường… cho thu hoạch gấp 2,5 - 4 lần so với nuôi tảo theo phương pháp thủ công. Ưu điểm nữa là sản phẩm tảo chất lượng cao, giá thành giảm, tiết kiệm nhân lực.

nhom hoc sinh ha noi trong tao thong minh tren nen tang iot
Các thành viên trong nhóm miệt mài làm việc để hoàn thành sản phẩm

Với tính ứng dụng cao, sản phẩm xuất sắc đạt giải nhất Hội thi Tin học trẻ thành phố Hà Nội năm 2020.Sau quá trình thử nghiệm nuôi tảo, nhóm sẽ thu thập các thông số đạt tiêu chuẩn. Qua đó nhóm có bộ dữ liệu mẫu cho các lần nuôi sau, không cần sự tham gia của con người. Hệ thống cũng hoàn toàn có thể điều khiển từ xa bằng điện thoại và tự động chăm sóc tảo trong môi trường khép kín, tránh được vi sinh vật có hại.

“Giải thưởng là sự ghi nhận để chúng em có động lực nghiên cứu những sản phẩm tốt hơn. Chúng em đang thử chế biến từ tảo ra nhiều loại thực phẩm như: Kem, sinh tố, lương khô…”, Chử Minh Hiếu cho biết.

Đặc biệt, thời gian tới, nhóm bạn trẻ sẽ tiếp tục cải tiến một số chi tiết của hệ thống để có thể ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như nuôi sinh vật cảnh hoặc các loại cây trồng có quy trình chăm sóc đặc biệt mà không cần nhiều nhân công.

Theo Ban Tổ chức cuộc thi Tin học trẻ thành phố Hà Nội năm 2020, sản phẩm sáng tạo “Hệ thống nuôi tảo thông minh trên nền tảng IOT quy mô hộ gia đình” đạt giải Nhất bảng D3 - phần mềm sáng tạo khối trung học phổ thông. Đây là sản phẩm thực tế do nhóm học sinh thực hiện dựa trên những kiến thức phổ thông học trong nhà trường kết hợp với nhu cầu thực tiễn của nền nông nghiệp sạch.

Nhóm học sinh đã kết hợp linh hoạt kiến thức môn Vật lý áp dụng để xử lý hệ thống điện, môn Sinh học cung cấp kiến thức về sự sinh sản của tảo, kiến thức môn Hóa học để tạo ra môi trường sống của tảo, đặc biệt là môn Tin học để tạo ra sự tự động hóa và áp dụng nền tảng IOT – nền tảng đang được toàn thế giới quan tâm trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0. Sản phẩm này có tiềm năng phát trong nền nông nghiệp sạch, áp dụng trên quy mô lớn và phù hợp với định hướng của Hội thi Tin học trẻ toàn quốc năm 2020.

Sau khi được lựa chọn là sản phẩm chiến lược của thành phố Hà Nội tham gia Hội thi Tin học trẻ toàn quốc, Ban Tổ chức đã mời những chuyên gia hàng đầu của thành phố hướng dẫn để đội tuyển hoàn thiện sản phẩm.

Đọc thêm

Cảm xúc đong đầy “Tháng Ba biên giới” Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Cảm xúc đong đầy “Tháng Ba biên giới”

TTTĐ - Trong những ngày tháng 3, Tuổi trẻ Đà Nẵng đã có chuyến hành trình “Tháng Ba biên giới” đầy ý nghĩa, thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc với cảm xúc yêu thương mãi đọng lại với người dân nơi đây.
Ấn tượng đẹp màu áo xanh tình nguyện Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Ấn tượng đẹp màu áo xanh tình nguyện

TTTĐ - Những ngày tháng Ba, màu áo xanh tình nguyện của tuổi trẻ Bình Thuận có mặt ở khắp các xã, phường, thị trấn… với nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực vì cộng đồng.
Tuổi trẻ Vùng 3 Hải quân xung kích lập công, tô hồng truyền thống Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Vùng 3 Hải quân xung kích lập công, tô hồng truyền thống

TTTĐ - Tuổi trẻ Vùng 3 Hải quân đặt mục tiêu 100% cán bộ, đoàn viên thanh niên thực hiện hiệu quả chương trình rèn luyện năm 2024, xung kích, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.
“Đâu khó” có… tuổi trẻ Năm Thanh niên tình nguyện 2024

“Đâu khó” có… tuổi trẻ

TTTĐ - Với các hoạt động có ý nghĩa thiết thực hướng tới cộng đồng, phong trào thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ Quảng Ngãi thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia và để lại hình ảnh tốt đẹp về màu áo xanh tình nguyện.
Ứng dụng chuyển đổi số vào các hoạt động Đoàn Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Ứng dụng chuyển đổi số vào các hoạt động Đoàn

TTTĐ - Tháng Thanh niên năm 2024, tuổi trẻ Quảng Nam đồng loạt triển khai các chương trình, dự án, hoạt động tình nguyện đa dạng, đổi mới; đặc biệt là phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” ứng dụng chuyển đổi số vào các hoạt động Đoàn.
Tuổi thanh xuân rực rỡ, truyền cảm hứng tích cực Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi thanh xuân rực rỡ, truyền cảm hứng tích cực

TTTĐ - Một chàng trai kiên định để thành công trong nghề nghiệp; một người trẻ bằng tình yêu thương đã mang đến bao việc có ích cho cộng đồng… Tất cả đã góp phần tạo nên một đất nước với nhiều người tốt và những điều tử tế, viết nên tuổi thanh xuân rực rỡ, đáng nhớ cho bản thân.
Những “hạt giống đỏ” nảy mầm từ công tác Đoàn - Hội Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những “hạt giống đỏ” nảy mầm từ công tác Đoàn - Hội

TTTĐ - Đến từ nhiều vị trí khác nhau nhưng những cán bộ Đoàn có một điểm chung là năng động, nhiệt huyết, thông minh và sáng tạo. Bằng hành động cụ thể, thiết thực, họ đã mang lại giá trị tích cực, là nguồn cảm hứng về sức trẻ năng động với cộng đồng.
Dấu ấn sức trẻ trên các công trình Tôi yêu Hà Nội

Dấu ấn sức trẻ trên các công trình

TTTĐ - Phủ xanh nhiều góc phố, cơ quan nhằm bảo vệ môi trường đô thị, quảng bá sản phẩm địa phương theo cách của người trẻ… tất cả đã thổi một luồng gió mới góp phần làm thay đổi diện mạo Thủ đô.
Những năm tháng hào hùng Tôi yêu Hà Nội

Những năm tháng hào hùng

TTTĐ - Bước ra từ khói lửa chiến tranh, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tiến Hà luôn xúc động khi nhớ về những năm tháng cách mạng quyết liệt. Ông là người truyền lửa cho thế hệ ngày nay qua ký ức lịch sử hào hùng.
Nhiều hoạt động sôi nổi đậm bản sắc Việt Nhật Camera 360 trẻ

Nhiều hoạt động sôi nổi đậm bản sắc Việt Nhật

TTTĐ - Ngày 31/3, Trường Đại học Việt Nhật (VJU) - Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức Ngày hội “VJU Open Campus” năm 2024, hướng tới kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập Trường Đại học Việt Nhật (21/7/2014 - 21/7/2024).
Xem thêm