Thứ ba 19/03/2024 09:20 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Nhức nhối chuyện mất an toàn lao động trong ngành xây dựng

Lao động - Việc làm -
In bài viết

TTTĐ - Ngành Xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân nhưng cũng là ngành có yếu tố nguy hiểm, nặng nhọc và độc hại. Mặc dù đã được tăng cường thực hiện nhiều biện pháp pháp hạn chế nhưng tai nạn lao động vẫn diễn biến phức tạp…

Nhức nhối chuyện mất an toàn lao động trong ngành xây dựng

Hiện trường vụ tai nạn lao động tại KCN Giang Điền, tỉnh Đồng Nai

Bài liên quan

Xu hướng học nghề tăng nhanh ở người trẻ

Lo ngại nguy cơ tổn thất việc làm trên quy mô lớn

Cơ hội thuận lợi dành cho người lao động

Đà Nẵng: Nhiều cơ hội việc làm cho những người trẻ

Đẩy mạnh liên kết tuyển dụng lao động giữa các Trung tâm Dịch vụ việc làm

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, có tới 30% trên tổng số vụ tai nạn lao động hiện nay rơi vào lĩnh vực xây dựng. Điển hình, vào giữa tháng 5 vừa qua vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm sập đoạn tường nhà xưởng dài hơn 100m, cao trên 12m của Công ty AV Healthcanre Việt Nam tại KCN Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã cướp đi mạng sống của 10 người và làm 14 người bị thương. Những vụ TNLĐ này đã để lại nỗi đau cho thân nhân những người chết và làm ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý của người bị thương, khó được chữa lành.

Tương tự như vụ TNLĐ ở KCN Giang Điền, vụ làm sập đoạn tường dài khoảng 30m, cao 12,57m tại công trình xây dựng nhà xưởng của Công ty TNHH Bohsing (KCN Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đã làm 7 người chết và nhiều người bị thương.

Điều đáng nói, sau những vụ TNLĐ đặc biệt nghiêm trọng này các cơ quan chức năng đều điều tra, đánh giá và rút kinh nghiệm nhưng TNLĐ vẫn tiếp tục xảy ra. Mới đây, ngày 1/6/2020 một vụ TNLĐ khác lại xảy ra tại công trình khai thác mỏ đá tại tỉnh Điện Biên lại có thêm 3 người chết và mất tích.

Cục An toàn Lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, qua thống kê báo cáo chưa đầy đủ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố gửi về, tính đến hết ngày 5/6/2020 cả nước đã xảy ra 320 vụ tai nạn lao động, làm 340 người bị nạn, trong đó, số vụ có chết người là 17 và đã làm 25 người chết. Tính riêng trong tháng 5 (Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân), đã xảy ra 17 vụ tai nạn lao động làm chết người là 25 người chết.

Hiện trường vụ sập công trình nhà xưởng Cty TNHH Bo Hsing
Hiện trường vụ sập công trình nhà xưởng Cty TNHH Bo Hsing

Các tỉnh có vụ tai nạn lao động nhiều là tỉnh Bình Dương và TP Hồ Chí Minh Cũng theo Cục An toàn Lao động, các vụ tai nạn lao động xảy ra nhiều nhất là lĩnh vực xây dựng với 7 vụ: 2 vụ ngã cao, 4 điện giật, 1 vật đè, trong đó: Có 5 vụ xảy ra ở công trình xây dựng, sửa chữa nhà dân và 2 vụ xảy ra ở công trình xây dựng tòa nhà cao tầng.

Tai nạn lao động liên tiếp xảy ra đã gây tổn thất lớn về người và tài sản. Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động phần lớn do người sử dụng lao động chưa tổ chức huấn luyện an toàn lao động, không xây dựng các quy trình, biện pháp làm việc an toàn, không cử người kiểm tra giám sát người lao động trong quá trình làm việc đảm bảo an toàn.

Việc thực thi pháp luật của doanh nghiệp còn kém như thiếu kiểm tra, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị, dụng cụ, không có sự kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất, vận hành máy; không tuân thủ các quy định về an toàn lao động, việc chuẩn bị các phương tiện lao động, đồ bảo hộ lao động đều thiếu hoặc không có.

Nhiều đơn vị xây dựng còn thờ ơ trong việc đăng ký kiểm định các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; không huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động; không trang bị phương tiện bảo hộ lao động, không ký hợp đồng lao động với người lao động…

Cùng đó nguyên nhân tai nạn lao động cũng đến từ phía người lao động. Theo nhiều chuyên gia về an toàn lao động, lực lượng lao động trong ngành Xây dựng chủ yếu ở các vùng quê lên Thành phố kiếm sống, làm việc theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức và ý thức an toàn vệ sinh lao động. Ý thức tự bảo vệ mình và bảo hộ chưa tốt. Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến những vụ tai nạn lao động đau lòng.

Anh Nguyễn Văn Cường (28 tuổi, quê ở Phú Thọ), thợ hồ đang thi công ở quận Ba Đình, Hà Nội khi được hỏi tại sao không sử dụng phương tiện bảo hộ lao động đã trả lời: “Cánh thợ hồ chúng em ít khi đội mũ bảo hộ vì toàn làm công trình nhỏ, chả có gì nguy hiểm cả. Đội vào nhiều khi vướng víu, mồ hôi ra khó chịu lắm, cứ mũ vải cho nhẹ nhàng”.

Không riêng anh Cường, nhiều công nhân xây dựng khác cũng rất chủ quan, không chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động tại các công trình đang thi công, không sử dụng phương tiện bảo hộ lao động đã được cấp phát như găng tay, giầy, mũ bảo hiểm, dây đeo an toàn…

Hiện trường vụ TNLĐ tại công trình khai thác mỏ đá tại tỉnh Điện Biên
Hiện trường vụ TNLĐ tại công trình khai thác mỏ đá tại tỉnh Điện Biên

Nhằm góp phần ngăn ngừa tai nạn lao động, ngày 19/5/2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc: Tăng cường phòng ngừa tai nạn lao động tái diễn xảy ra do thi công xây dựng. Đồng thời, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, triển khai một số công việc như: Khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả các vụ tai nạn lao động, kịp thời động viên các gia đình có người chết và bị thương, nhanh chóng ổn định, vượt qua những khó khăn, mất mát.

Các địa phương cần chỉ đạo tổ chức thông tin tuyên truyền về những thiệt hại, sự có an toàn lao động dẫn đến xảy ra tai nạn lao động liên tục trong thời gian qua. Đối với Cục An toàn Lao động cũng tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 29 –CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Luật an toàn, vệ sinh lao động, quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thi công xây dựng; đặc biệt người lao động phải được tập huấn an toàn vệ sinh lao động, trong sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân,…

Bên cạnh đó, ngày 20/5/2020 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng có Công văn gửi các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh các ngành nghề tiền ẩn gây ra sự cố kỹ thuật, mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động; đặc biệt là các công trình đang thi công xây dựng.

Minh Quang
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Tuyển dụng việc làm OKVIP: Nhiều vị trí với mức lương hấp dẫn

Tuyển dụng việc làm OKVIP: Nhiều vị trí với mức lương hấp dẫn

TTTĐ - Tuyển dụng việc làm OKVIP năm 2024 được cập nhật liên tục với rất nhiều vị trí khác nhau. Bạn sẽ có cơ hội tuyệt vời để tham gia vào đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tại môi trường làm việc chất lượng cao. Theo dõi ngay nội dung bài viết bên dưới để tìm hiểu các yêu cầu cơ bản của từng vị trí.
Hỗ trợ hơn 300 nghìn lượt người lao động

Hỗ trợ hơn 300 nghìn lượt người lao động

TTTĐ - Theo báo cáo của Ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), thông qua Chương trình Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2024, đã có 243.735 lượt đoàn viên, người lao động được hỗ trợ vé tàu, vé xe, vé máy bay, với tổng số tiền hỗ trợ hơn 106 tỷ đồng.
Tin khác
[Xem thêm]
Không ngừng chăm lo an sinh và nâng cao phúc lợi xã hội

Không ngừng chăm lo an sinh và nâng cao phúc lợi xã hội

TTTĐ - Cùng với tập trung các nhiệm vụ phát triển kinh tế, trong năm 2023, thành phố Hà Nội đã xây dựng nhiều chính sách đặc thù nhằm chăm lo an sinh và nâng cao phúc lợi xã hội. Thành phố cũng thực hiện các khâu đột phá trong giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhờ vậy đã hoàn thành vượt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
Bước đột phá trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Bước đột phá trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm

TTTĐ - Cùng với tập trung các nhiệm vụ phát triển kinh tế, trong năm 2023, TP Hà Nội đã xây dựng nhiều chính sách đặc thù nhằm chăm lo an sinh và nâng cao phúc lợi xã hội. TP cũng thực hiện các khâu đột phá trong giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhờ vậy đã hoàn thành vượt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.