Tag

Những câu chuyện rùng rợn về nhân quả, nghiệp báo - Kỳ 7: Chuyện đời tội lỗi, liêu trai của chủ hàng thịt thú rừng

Phóng sự 14/12/2016 22:36
aa
(TTTĐ) - Để thỏa mãn sự hiếu kỳ của khách, tôi còn nghĩ ra đủ trò tra tấn, hành hạ, giết thịt các con vật khác tại bàn ăn. Tôi chưa từng biết ghê tay trước cảnh giết mổ nào. Khách hàng càng phê, hú hét, tôi càng hứng, những nhát dao xẻ thịt càng diệu nghệ.

Những câu chuyện rùng rợn về nhân quả, nghiệp báo - Kỳ 7: Chuyện đời tội lỗi, liêu trai của chủ hàng thịt thú rừng

(TTTĐ) - Để thỏa mãn sự hiếu kỳ của khách, tôi còn nghĩ ra đủ trò tra tấn, hành hạ, giết thịt các con vật khác tại bàn ăn. Tôi chưa từng biết ghê tay trước cảnh giết mổ nào. Khách hàng càng phê, hú hét, tôi càng hứng, những nhát dao xẻ thịt càng diệu nghệ.

>> Những câu chuyện rùng rợn về nhân quả, nghiệp báo:
Kỳ 1: Nỗi oan nghiệt của gia đình hành nghề sát sinh
Kỳ 2: Lối thoát mập mờ
Kỳ 3: Sự vi diệu của Phật pháp nhiệm màu
Kỳ 4: Hậu vận bi thương của gia đình 3 đời làm nghề đồ tể
Kỳ 5: Kỹ nghệ giết mổ ngựa bạch thượng thừa
Kỳ 6: Dồn dập những sự việc rùng rợn, thương tâm xảy ra

Những câu chuyện rùng rợn về nhân quả, nghiệp báo - Kỳ 7: Chuyện đời tội lỗi, liêu trai của chủ hàng thịt thú rừng

LTS: Cuối năm 2015, nhận lời mời của Thượng tọa Thích Trí Tịnh, trụ trì chùa Hoằng Pháp (Thành phố Hồ Chí Minh), tôi có đến chùa, chia sẻ với mấy ngàn Phật tử tại khóa tu thường niên về chủ đề hạnh phúc, làm thế nào để chế tác hạnh phúc đích thực? Mãi tận 12 giờ trưa, buổi nói chuyện mới kết thúc, nhưng hàng trăm Phật tử vẫn chạy theo tôi, những mong tôi cho họ những lời khuyên để giải quyết những bi kịch, khổ đau.

Một người đàn ông trung niên, tóc hoa râm, mặc áo tràng màu lam, dúi vào tay tôi một mẩu giấy. Về đến khách sạn, tôi mở ra đọc: “Thưa nhà báo Hoàng Anh Sướng! Tôi rất tâm đắc với những gì nhà báo chia sẻ sáng nay tại chùa Hoằng Pháp. Giá như tôi được gặp nhà báo sớm hơn thì cuộc đời tôi hạnh phúc biết bao. Tôi biết công việc nhà báo rất bận nhưng tôi mạo muội xin phép được gặp nhà báo để được kể câu chuyện của đời tôi, một cuộc đời nhiều tội lỗi, khổ đau, u mê, lầm lạc… Tôi tin, qua ngòi bút của nhà báo, nó sẽ giúp ích cho bạn đọc TSGĐ nhiều lắm. Điện thoại của tôi: 097.856…. Nóng lòng chờ hồi âm của anh. Kính thư! Nguyễn Nhật T.”.

Tôi quyết định đổi chuyến bay về Hà Nội. Tối hôm đó, tôi hẹn gặp người đàn ông bí ẩn đó tại một quán trà đạo ở Sài Gòn. Gặp tôi, anh mừng rơi nước mắt. Vừa nhấp ngụm trà đầu tiên, anh đã vội xin phép được kể câu chuyện đời mình. Vì như anh nói, nó dài lắm...

Nhà hàng thịt thú rừng “ngon, độc, lạ” với cách giết mổ tàn độc có một không hai

Tôi tên là Nguyễn Nhật T., quê gốc ở Đồng Nai nhưng sinh ra và lớn lên ở một tỉnh miền Trung. Vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, nhận thấy đời sống kinh tế dân mình bắt đầu dư dả, nhiều người có thú sưu tầm ăn uống những của ngon vật lạ, tôi dốc toàn bộ vốn liếng, mở mộtnhà hàng thịt thú rừngđặc sản với 3 tiêu chí: ngon, độc, lạ.

Nhà hàng bài trí sang trọng, đẹp mắt. Dàn nhân viên chân dài, da dẻ nõn nà. Thức ăn thì toàn hàng “độc” với những công dụng “chết người” mà hễ vừa nghe quảng cáo qua, ẩm khách phải sôi sùng sục đòi ăn cho kỳ được như: Ăn bào thai rắn để “ông khỏe, bà vui”. Ăn chuột bao tử sống để “đêm bảy ngày ba vào ra không kể”…

Những câu chuyện rùng rợn về nhân quả, nghiệp báo - Kỳ 7: Chuyện đời tội lỗi, liêu trai của chủ hàng thịt thú rừng
Món ăn độc nhất, quý nhất, tạo nên thương hiệu nhà hàng của tôi chính là món óc khỉ, thịt khỉ

Nhà hàng của tôi bài trí sang trọng, đẹp mắt, dàn nhân viên chân dài, da dẻ nõn nà, thức ăn thì toàn hàng “độc” nên rất hút khách

Tôi muốn nói thêm với anh, bào thai rắn thực chất là trứng rắn. Bề ngoài giống trứng chim cút nhưng có giá cắt cổ, mỗi quả lên đến vài trăm nghìn đồng. Khi đập vỡ quả trứng sẽ thấy một con rắn bé tí như đầu đũa ngo ngoe như con giun đất.

Thiên hạ đồn rằng bào thai rắn là một bài thuốc bí truyền của người Trung Quốc, ăn một lần thì nam giới sẽ có sức khỏe gấp đôi. Món này làm cho thân thể thấy rạo rực, làm “chuyện ấy” thì miễn chê. Đặc biệt, muốn phát huy hết tác dụng “cường dương” thì khi đập vỡ quả trứng, người dùng phải nuốt tươi ngay.

Nhiều người đồn đại rằng, chuột đồng bao tử (chuột con mới đẻ còn đỏ hỏn, chưa mở mắt) là món ăn “độc nhất vô nhị”, là vị thuốc bổ thận có một không hai của Từ Hy Thái hậu xứ Trung Hoa.

Theo lời đồn này, nếu mổ bụng con chuột cái đang mang thai, moi chuột con đỏ hỏn bên trong ra, nhúng qua nước sôi đưa vào miệng ăn tươi nuốt sống thì sẽ mang đến công dụng kỳ diệu cho đàn ông. Sở dĩ có thể ăn tươi nuốt sống bởi chuột bao tử nằm trong bụng mẹ nên đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối, mùi vị cũng dễ ăn vì nó rất ngọt và béo ngậy.

Ngoài món chuột chao nước sôi ở trên, tôi còn rửa sạch chuột bao tử bằng rượu, cồn hoặc nước muối, mổ bỏ lòng ruột, đem ngâm rượu với một số vị thuốc bắc như ba kích, kỷ tử, đẳng sâm… trong 2 – 3 tháng. Uống loại rượu này rất tốt cho sinh lực đàn ông.

Nhưng món ăn độc nhất, quý nhất, tạo nên thương hiệu nhà hàng của tôi chính là món óc khỉ, thịt khỉ. Chẳng biết tự bao giờ rộ lên lời đồn rằng đây là món đại bổ, có tác dụng tuyệt vời để kích âm, cường dương… và sức mạnh dược tính càng phát huy mạnh mẽ nếu mổ xẻ thú khi đang còn sống.

Những câu chuyện rùng rợn về nhân quả, nghiệp báo - Kỳ 7: Chuyện đời tội lỗi, liêu trai của chủ hàng thịt thú rừng
Món ăn độc nhất, quý nhất, tạo nên thương hiệu nhà hàng của tôi chính là món óc khỉ, thịt khỉ

Để tránh ăn phải óc khỉ dởm, khách đều yêu cầu nhà hàng phải giết mổ tại bàn để ăn óc tươi. Cho nên, giữa mỗi bàn ăn tôi đều khoét một lỗ vừa đủ cho chỏm đầu con khỉ nhô lên. Khỉ trước khi lên đầu đài đều được trói chặt, nhét dưới gầm bàn, đầu nhô lên khỏi lỗ khoét khoảng 1/3.

“Phập”. Một nhát dao thật sắc, thật ngọt như tia chớp lia qua. Chỏm đầu con khỉ bay vèo, rơi xuống mặt bàn. Một tiếng rú man dại như tiếng đứa trẻ thét lên. Chanh tươi vắt, hạt tiêu bỏ vào, thực khách tranh nhau dùng muỗng múc óc tươi lẫn máu đỏ tứa ra, nuốt ngồm ngoàm cùng rau răm, húng.

Tiếng kêu rên thảm thiết của con khỉ càng kích thích đám thực khách. Cho đến lúc nó lịm đi, chết trong tột cùng đau đớn, óc khỉ cũng sạch banh. Trên khóe miệng nhiều người còn vương máu.

Để thỏa mãn sự hiếu kỳ của khách, tôi còn nghĩ ra đủ trò tra tấn, hành hạ,giết thịt các con vậtkhác tại bàn ăn. Càng dã man, rùng rợn, khách càng sướng: Cắt tiết canh vịt tại bàn, chặt đuôi bò hầm khi nó còn sống, nhốt mèo vào lồng chật hẹp, dùng nước sôi già rót từ từ như rót trà cho lớp lông tự bung, xẻ từng lát thịt khi cá còn giãy đành đạch… Tôi chưa từng biết ghê tay trước cảnh giết mổ nào. Khách hàng càng phê, hú hét, tôi càng hứng, những nhát dao xẻ thịt càng diệu nghệ.

Hoàng Anh Sướng

  

Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm