Tag

Những công dụng bổ dưỡng huyền bí về món chân gà

Văn hóa 02/05/2017 10:50
aa
TTTĐ.VN - Trong Đông y, chân động vật luôn được đánh giá là bộ phận rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Ví dụ, cả một bộ xương hổ dùng để nấu cao, chỉ cần thiếu những mảnh xương bánh chè ở chân hổ, coi như mẻ cao đó không có giá trị.

Những công dụng bổ dưỡng huyền bí về món chân gà

Những công dụng bổ dưỡng huyền bí về món chân gà
Những công dụng bổ dưỡng huyền bí về món chân gà

Người xưa có quan niệm rằng ăn gì bổ nấy. Xét theo góc độ khoa học thì quan niệm này khá đúng. Ví dụ như thiếu máu, ăn tiết luộc có những chất giúp sản sinh hồng cầu. Nếu yếu gan, trong món gan luộc kỹ có những chất bổ gan mà thực phẩm khác không có. Nếu yếu thận cũng nên chăm ăn cật lợn. Còn nếu gân yếu, viêm hoặc đau nhức khớp gối ta nên tăng cường ăn chân động vật.

Chân các con vật nói chung là thành phần vững chắc nhất trong cơ thể. Những cái chân rất nhỏ nhưng vẫn chống đỡ cả cơ thể to lớn. Không những thế, chân là bộ phận phải hoạt động nặng và hoạt động liên tục. Chính vì vậy trong Đông y, chân động vật luôn được đánh giá là bộ phận rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Chúng ta vẫn thường được nghe những chuyện về cao hổ cốt có tác dụng “huyền thoại” đối với sức khỏe. Thế nhưng cả một bộ xương hổ dùng để nấu cao, chỉ cần thiếu những mảnh xương bánh chè ở chân hổ, coi như mẻ cao đó không có giá trị.

Nhìn chung, chân động vật đều có công dụng giúp mạnh gân cốt, những loài vật càng vận động nhiều, chân càng nhỏ thì càng có tác dụng. Thế nhưng thật khó khi chúng ta bồi bổ xương khớp bằng cách thường xuyên ăn chân ngựa, chân dê, chân bò… vì chúng quá to và khó kiếm. Chân gà và chân các loài như chim sẻ, chim cút (ngoài tự nhiên), chim sâm cầm, chim cuốc… được Đông y đánh giá rất cao.

Tại sao vậy? Đông y quan niệm rằng chân là bộ phận thấp nhất của cơ thể nên khí lực được dồn hết về bộ phận này. Con gà bới đất tìm mồi suốt ngày nên chân gà chứa rất nhiều khí lực. Con chim sẻ nhảy suốt ngày nên khí lực dồn hết xuống chân.

công dụng của chân gà
Con gà bới đất tìm mồi suốt ngày nên chân gà chứa rất nhiều khí lực

Loài chim cút, chim cuốc có đôi chân rất bổ vì chúng là chim nhưng di chuyển chủ yếu trên đôi chân. Chim sâm cầm thì tương truyền là chúng thường ăn rễ các loại thuốc quí. Sâm cầm sử dụng chân để bơi lặn suốt ngày tìm thức ăn. Chân sâm cầm có giá rất đắt và được nhiều người dùng để ngâm rượu giúp mạnh gân xương, chân tay cứng cáp, chữa đau lưng…

Người Trung Quốc có món chân vịt nổi tiếng. Người ta nhốt con vịt trên một tấm sắt nóng. Con vịt phải liên tục đổi chân để tránh bị bỏng. Đến khi máu dồn xuống căng mọng đôi chân vịt, người ta sẽ chặt đôi chân này để chế biến món ăn.

Vua chúa Trung Quốc xưa được phục vụ một món ăn đặc biệt, đó là gân chân gà, được liệt vào 8 món ăn quý chỉ dành riêng cho giới thượng lưu. Người ta thả gà ra và cho chó đuổi đến khi gà kiệt sức thì cắt lấy chân, tước lấy những sợi gân căng mọng.

Các vị thái y cho rằng khi gà bị đuổi, gắng sức chạy thì bao nhiêu sinh lực đều dồn vào đôi chân mà gân lại là nơi tích tụ nguồn sinh lực ấy. Gân chân gà có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng cao, mạnh sinh lực, cường gân cốt. Dược liệu được dùng phổ biến dưới dạng thức ăn, thường nấu nhừ với các loại hạt như lạc, đỗ đen, thuốc Bắc… rồi ăn nóng. Có thể đem gân gà phơi khô để dùng dần.

Nhiều người cầu kỳ rằng chân gà ác mới thật sự bổ dưỡng. Thế nhưng thực tế hiện nay, không phải là chân của giống gà nào tốt hơn, mà là những con gà đó nếu nuôi thả ngoài tự nhiên, di chuyển nhiều, bới đất tìm mồi nhiều sẽ tốt hơn những con gà nuôi nhốt và cho ăn bằng cám tổng hợp. Chính vì thế, nếu kiếm được chân gà ta nuôi thả vườn dùng làm thuốc chữa bệnh là tốt nhất.

công dụng của chân gà
Chân gà hầm thường dùng để chữa các bệnh về xương, chậm biết đi, tay chân yếu, không có lực


Chân gà rất ít thịt, thành phần chủ yếu là gân và xương. Ở nước ta, từ xa xưa dân gian đã biết dùng chân gà hầm để chữa các bệnh yếu xương, chậm biết đi, chậm mọc răng chân tay yếu, cơ bắp không có lực, chữa đau lưng, đau cổ, đau quanh khớp vai, thoái hóa xương khớp…

Tuy nhiên thành phần bổ xương khớp chủ yếu ở các gân và xương, chúng ta nên loại bỏ lớp da chân gà chứa nhiều chất béo, dễ bị tích mỡ, tăng cholesterol nếu dùng trong thời gian dài. Những phụ nữ có cơ thể gầy ốm không cần phải bỏ lớp da chân này, nhưng nên dùng nhiều rau xanh và hoa quả để hạn chế cholesterol.

Hiện nay nhiều người cũng thích ăn chân gà, nhưng họ dùng chân gà nướng, chân gà rút xương, chân gà luộc… Khi chế biến bằng những cách này, chủ yếu khi ăn vào là phần da gà, nhiều chất béo và không có công dụng chữa bệnh. Chỉ hầm kỹ lấy nước thì chất bổ từ gân, xương gà mớt tiết ra nước hầm.

Khoa học đã tìm thấy trong xương chân gà (cũng như xương các động vật khác khi được hầm nhừ) có hydroxyapatite, canxi và nhiều khoáng chất hữu ích có tác dụng làm xương chắc khỏe. Gân gà có các bó sợi collagen chiếm 80%, elastin, tế bào và chất nền gồm chondroitin, proteoglycan và glucoprotein.

Các chất này giúp tăng dịch nhày ở ổ khớp, phục hồi tổn thương ở sụn khớp và giúp các bệnh nhân xương khớp không bị đau khi vận động. Tuy vậy, không được dùng liên tục món chân gà hầm trong một thời gian dài. Những người có bệnh mỡ máu cao hoặc quá thừa cân phải bỏ hết lớp da gà khi chế biến. Khi hầm xong, cần hớt bỏ lớp mỡ gà nổi ở phía trên. Người đang bị tiêu chảy không nên dùng chân gà.

Tin liên quan

Đọc thêm

Văn Mai Hương, Hứa Kim Tuyền cùng nhận Giải cống hiến 2024 Điện ảnh - Âm nhạc

Văn Mai Hương, Hứa Kim Tuyền cùng nhận Giải cống hiến 2024

TTTĐ - Giải thưởng Album của năm thuộc về album Minh tinh của Văn Mai Hương với sự đồng hành của Hứa Kim Tuyền.
Á hậu Trang Viên ra mắt tập thơ "Ru tình" Văn học

Á hậu Trang Viên ra mắt tập thơ "Ru tình"

TTTĐ - Sau thành công của tập thơ đầu tay “Đêm mặn” với gần 5.000 cuốn, Á hậu Trang Viên tiếp tục gửi đến độc giả tác phẩm mới nhất mang tên "Ru tình".
Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam Văn hóa

Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

TTTĐ - Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ Điện ảnh - Âm nhạc

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam" Điện ảnh - Âm nhạc

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam"

TTTĐ - Đầu tháng tư tới, nhóm nữ họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm chung lần thứ 10 tại Hà Nội mang tên "Sắc màu Bắc Trung Nam". Mỗi người một cá tính, con đường sáng tạo nhưng họ đều muốn mang đến những đóa hoa tươi thắm cho đời.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Xem thêm