Tag

Những “dấu ấn” của “đại gia” Trầm Bê ở miền Tây

Phóng sự 06/08/2017 14:53
aa
Chùa Giồng Lớn còn có cái tên khác là Chùa Cò, thuộc ấp Cây Da xã Đại An, huyện Trà Cú), ngay từ cổng vào đã thấy sừng sững 3 ngọn tháp trang nghiêm, được trang trí tinh sảo, 2 bên rào có 8 trụ tròn, mỗi bên là tượng 30 vị Bồ tát đứng thẳng hàng chắp tay uy nghiêm. Lệch sang bên phải là ngôi chánh điện hoành tráng. Chùa được khánh thành và đưa vào sử dụng vào năm 2013.

Những “dấu ấn” của “đại gia” Trầm Bê ở miền Tây

Chùa Giồng Lớn còn có cái tên khác là Chùa Cò, thuộc ấp Cây Da xã Đại An, huyện Trà Cú), ngay từ cổng vào đã thấy sừng sững 3 ngọn tháp trang nghiêm, được trang trí tinh sảo, 2 bên rào có 8 trụ tròn, mỗi bên là tượng 30 vị Bồ tát đứng thẳng hàng chắp tay uy nghiêm. Lệch sang bên phải là ngôi chánh điện hoành tráng. Chùa được khánh thành và đưa vào sử dụng vào năm 2013.


Những “dấu ấn” của “đại gia” Trầm Bê ở miền Tây
Đại gia Trầm Bê

Những ngôi chùa bề thế nhờ “đại gia” Trầm Bê

Chùa Giồng Lớn còn có cái tên khác là Chùa Cò, thuộc ấp Cây Da xã Đại An, huyện Trà Cú), ngay từ cổng vào đã thấy sừng sững 3 ngọn tháp trang nghiêm, được trang trí tinh sảo, 2 bên rào có 8 trụ tròn, mỗi bên là tượng 30 vị Bồ tát đứng thẳng hàng chắp tay uy nghiêm. Lệch sang bên phải là ngôi chánh điện hoành tráng. Chùa được khánh thành và đưa vào sử dụng vào năm 2013.

Tại đây, khuôn hình khổ lớn của gia đình ông Trầm Bê được dán chắc chắn vào mặt tiền đại sảnh chùa với đầy đủ thông tin “Gia đình ông Trầm Bê & bà Viên Đông Anh phát tâm xây dựng ngôi chánh điện…” cùng ngày khởi công, ngày hoàn thành, tên cùng địa chỉ tọa lạc của ngôi chùa… Phía sau và 2 bên ngôi chánh điện cũng treo hình gia đình, chạm trổ họ tên, hình tượng của người thân, gia tộc ông Trầm Bê. Trên gian bên trái và cổng ra nằm kề bên ngôi chánh điện cũng có hàng chữ nổi chữ Khơme và tiếng Việt màu đỏ thật nổi bật “Gia đình ông Trầm bê xây dựng năm 2007”… Những thứ liên quan đến ông Trầm Bê được đặt vào vị trí quan trọng và nổi bật nhất, những hình ảnh liên quan đến Phật pháp thì chỉ lưa thưa vài chỗ… Một số người trong ban quản trị và nhà sư ở đây tiết lộ, do cá nhân ông Trầm Bê đã bỏ ra cúng dường với số tiền lớn để tôn tạo lại chùa nên theo họ, việc treo ảnh…. gia đình ông Trầm Bê như hành động để ghi công lao của vị “đại gia” có tấm lòng hảo tâm này.

Tương tự, tại ấp Vàm Ray A, xã Hàm Tân, ngôi chùa Vàm Ray có khu chánh điện cũng khang trang không kém chùa Giồng Lớn. Từ cổng vào, khu chánh điện được phủ màu vàng với kiến trúc chùa của dân tộc Khơme. Tại bức tường giữa của ngôi chánh điện là 1 bảng chữ vừa tiếng Khơme vừa tiếng Việt ghi tên vợ chồng ông Trầm Bê cùng với dòng chữ nổi bật “Phát tâm xây dựng ngôi chánh điện”…

Gian chánh điện của 2 ngôi chùa này đều có 4 cửa, 1 cửa chính, cửa hậu và 2 cửa bên hông, thì đều có treo ảnh các thành viên gia đình ông Trầm Bê, trông như những bảng vàng. Bà Thạch Srel (55 tuổi, bán nước cạnh khuôn viên chùa) cho biết: “Ngôi chùa này đã có hàng trăm năm trước nhưng trước kia rất cũ kỹ, nhờ ông Trầm Bê đóng góp công đức hàng chục tỷ đồng để tu sữa nên mới được vậy đó. Lâu nay chùa này còn có tên khác là “chùa ông Trầm Bê” nữa”. Tuy nhiên, nhiều người cũng cho rằng, những hình ảnh thế này tại một ngôi chùa gây phản cảm. “Chẳng qua là họ muốn se sua, muốn khoe khoang thôi!”, một người chạy xe ôm gần cổng chùa Giồng Lớn nói. Đánh giá về việc treo hình ảnh gia đình ông Trầm Bê trang trọng tại chùa, một Thượng tọa, Ủy viên Hội đồng trị sự Phật giáo Việt Nam, từng chia sẻ: “Làm việc thiện chỉ để hưởng cho mình, làm để cho thấy riêng mình thôi, là điều Đức Phật không hề dạy”. Vị Thượng tọa này cho rằng, chùa chiền là nơi có tính chất cộng đồng, sự đóng góp chung của Phật tử chứ không là của riêng bất kỳ ai. Vì thế, ông Trầm Bê cho treo hình ảnh của gia đình mình ngay chính giữa lối lên mặt tiền của đại sảnh chánh điện cũng là điều khó coi, làm vậy chẳng khác nào quên đi công đức của chư tăng, đồng bào Phật tử đã sáng lập chùa, coi thường nhiều Phật tử khác khi họ đến cúng viếng…

Nhưng dù sao, ông Trầm Bê cũng từng là “thần tượng” đối với nhiều người nghèo ở Trà Vinh - quê hương của ông. Đến tỉnh Trà Vinh, hỏi đến “chùa ông Trầm Bê” thì rất nhiều người biết, đặc biệt là người dân tộc Khơme. Có thể nói, vị đại gia này có tầm ảnh hưởng rất cao đối với cộng đồng xã hội và đồng bào Phật tử chính nơi ông ấy sinh ra… Nghe tin ông bị bắt ngay ngày đầu tháng 8/2017, nhiều người không tin đấy là sự thật, bởi họ cho rằng: “Ổng giàu lắm mà, quyền thế lắm mà!”.

Những “dấu ấn” của “đại gia” Trầm Bê ở miền Tây
Ngôi chùa ở Trà Vinh mà ông Trầm Bê bỏ tiền trùng tu



Vụ mất sừng tê giác gây chấn động

Cách đây 5 năm, đại gia Trầm Bê từng thêm nổi tiếng ở Trà Vinh khi là nạn nhân của vụ mất trộm sừng tê giác trị giá bạc tỷ tại xã nghèo Hàm Tân (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh). Nơi đó, có khu dinh thự hoành tráng của ông Trầm Bê, nằm ở ấp Vàm Ray, ngay bên cạnh những ngôi nhà xác xơ của những người dân tộc Khơme nghèo. Khu dinh thự này hoàn thành vào năm 2008, vẫn mở cửa cho các đoàn khách từ Hà Nội, TP. HCM và nhiều tỉnh thành đến tham quan, nếu có sự giới thiệu của chính quyền địa phương…

Lúc đầu, ông Trầm Bê mua đất ngay mặt lộ để làm nơi chôn cất cha, mẹ ruột mình, rồi sau đó xây dựng nhà mộ, khu dinh thự lộng lẫy ở phía sau. Trung bình 1 tháng, ông Trầm Bê mới đi xe ô tô từ TP. HCM về thăm nhà. Nhìn từ phía ngoài, khu dinh thự này được chia làm 3 phần: Phần bên trái là nhà mộ gia tộc ông Trầm Bê, phần bên phải là nhà khách và cánh cống chính giữa chạy thẳng ra phía sau dẫn đến dinh thự được xây dựng nguy nga, lộng lẫy. Ngoài ra, xung quanh ngôi dinh thự này là những cây kiểng cổ thụ rất đắt tiền. Hàng năm, vào dịp tháng 2, ông Trầm Bê tổ chức đám giỗ cha và mẹ mình suốt 1 tuần lễ ở khu dinh thự này. Tất cả bà con hàng xóm ở ấp Vàm Ray đều được mời tới dự đám giỗ. Trong suốt 1 tuần ông Trầm Bê đều mời đoàn hát nổi tiếng như đoàn Nghệ thuật Khơme Ánh Bình Minh, đoàn cải lương Ánh Hồng… để diễn những vở tuồng truyền thống của đồng bào dân tộc Khơme và cả cải lương Nam Bộ để phục vụ miễn phí cho bà con nơi đây. Trong 2 ngày chính tổ chức đám giỗ, ông Trầm Bê mời tới gần 500 mâm. Bà con tới đó ăn uống miễn phí ngay tại khuôn viên ngôi dinh thự. Đồng thời, suốt 7 đêm tổ chức ca hát, người dân xung quanh kéo tới rất đông đúc như là ngày hội, Tết của đồng bào dân tộc Khơme. Sau đám giỗ, ông Trầm Bê còn mua gạo để phát cho dân nghèo. Thông thường UBND xã Hàm Tân và các xã lân cận sẽ lập danh sách các hộ nghèo để ông Trầm Bê căn cứ vào đó phân phát cho hộ nghèo, có năm lên đến khoảng 1.000 hộ, mỗi hộ được 20kg gạo…

Chiều 27/9/2012, người thân của ông Trầm Bê đến trụ sở Công an xã Hàm Tân báo mất sừng tê giác. Chính quyền địa phương cùng nhiều người lân cận rất ngạc nhiên trước vụ trộm này, bởi dinh thự của ông rất nguy nga, kiên cố, bảo vệ cẩn mật. Sau vụ trộm, dư luận cũng từng râm ran, liệu ông Bê có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi sở hữu sừng tê giác trái phép hay không? Được biết chiếc sừng tê giác này nằm trong tiêu bản con tê giác nhồi bông nặng khoảng 4 tấn, bên trong có khung sắt làm giá đỡ. Ông Trầm Bê từng cho biết, chiếc sừng tê giác này nằm trong tiêu bản con tê giác nhồi bông chứ không phải chiếc sừng rời và được 1 người bạn của ông tặng với đầy đủ giấy tờ nhập khẩu hợp lệ. Nhưng ngay sau vụ trộm, Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) đã có văn bản chính thức gửi tới Công an huyện Trà Cú đề nghị làm rõ vấn đề vì sao ông Trầm Bê lại sở hữu được sừng tê giác? Bởi ông Trầm Bê không nằm trong danh sách những người được nhập khẩu hợp pháp sừng tê giác vào Việt Nam. Ông này cũng không có tên trong danh sách những người xuất khẩu sừng tê giác hợp pháp như là mẫu vật săn bắn từ Nam Phi. Vì vậy, WCS cho rằng, chiếc sừng tê giác mà ông Trầm Bê bị mất có khả năng là đồ bất hợp pháp. Tuy nhiên, sau đó, sự việc rơi vào im lặng…

Ở Cần Thơ, “đại gia” Trầm Bê cũng từng để lại dấu ấn của mình với vị thế chủ đầu tư Khu Dân cư Ngân Thuận rộng 150ha tại trung tâm quận Bình Thủy. Nhưng sau hơn 10 năm phân lô, làm đường, khu dân cư này vẫn còn hoang vắng, ngoại trừ sự góp mặt của các cơ quan hành chính của quận và một số hộ dân vào sinh sống…



Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm