Tag

Những dấu ấn của giáo dục Thủ đô

Giáo dục 06/02/2019 10:28
aa
TTTĐ - Dẫn đầu cả nước về thành tích thi học sinh giỏi và quốc tế, tiên phong hội nhập quốc tế trong giáo dục, đăng cai thành công kì thi quốc tế Toán học mở rộng… là những dấu ấn nổi bật của ngành giáo dục Thủ đô trong năm 2018. Nhân dịp xuân mới Kỷ Hợi 2019, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, đã có cuộc trò chuyện với độc giả báo Tuổi trẻ Thủ đô.

Những dấu ấn của giáo dục Thủ đô

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng tham quan các gian trưng bày sản phẩm ứng dụng CNTT tại Ngày hội CNTT lần thứ IV năm 2018

Bài liên quan

Những bứt phá ngoạn mục của giáo dục Thủ đô

Gặp gỡ gia đình các chiến sỹ đang công tác tại quần đảo Trường Sa

Năm học 2018 – 2019: Kì thi vào lớp 10 trên địa bàn TP Hà Nội sẽ không thay đổi

Mùa xuân bàn về chuyện giáo dục

Hà Nội: 100 nhà giáo tâm huyết, sáng tạo được tuyên dương

- Thưa ông, xin ông hãy chia sẻ về những dấu ấn của ngành giáo dục trong năm 2018?

- Trong năm 2018, ngành giáo dục Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước, giành thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế với 132 giải quốc gia và gần 200 giải quốc tế năm 2017, 2018. Đặc biệt, từ tháng 5/2018 đến nay học sinh Hà Nội đã tham gia nhiều kì thi quốc tế dành cho học sinh phổ thông và đạt thành tích xuất sắc: kì thi Olimpic Vật lí châu Á lần thứ 19 tại Việt Nam 2018; kì thi Olympic Vật lí Quốc tế lần thứ 49 tại Bồ Đào Nha 2018; Kỳ thi Toán học trẻ quốc tế; 36/36 học sinh Hà Nội đại diện Việt Nam tham dự Kì thi vô địch các đội tuyển Toán thế giới 2018 tổ chức tại tại Bulgaria đều đoạt giải…

Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội
Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội

Bên cạnh đó, một trong những bước đột phá của ngành là tăng cường hội nhập quốc tế trong GD-ĐT; nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động hợp tác quốc tế tại các cơ sở giáo dục; tiếp tục Đề án thí điểm đào tạo chương trình song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc-Chứng chỉ A Level của Cambridge tại trường THPT Chu Văn An, mở rộng chương trình ra 7 trường THCS và 1 trường THPT năm học 2018-2019.

Ngoài ra, lần đầu tiên ngành GD-ĐT Hà Nội đã tổ chức kì thi Toán học Hà Nội mở rộng lần thứ 15 năm 2018 (HOMC) với sự tham dự của 9 nước đến từ châu Á, châu Âu.

- Những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành sẽ hướng tới trong năm 2019 là gì, thưa ông?

- Năm học 2019 – 2020, toàn ngành sẽ hoàn thành việc rà soát bổ sung quy hoạch mạng lưới trường học đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây mới, cải tạo nâng cấp trường, lớp; xây dựng các đề án, chương trình nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí; chuẩn bị tốt các điều kiện đáp ứng việc triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới; tăng cường giáo dục cho học sinh về kĩ năng sống, kĩ năng thực hành, tuân thủ pháp luật, biết yêu thương, đồng cảm, chia sẻ với những người xung quanh; quan tâm tới giáo dục thể chất để tạo ra một thế hệ thanh niên khỏe mạnh, phát triển toàn diện văn - thể - mỹ; chú trọng việc bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia và quốc tế, song song với việc nâng cao chất lượng đại trà; tiếp tục đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tổ chức tốt kì thi Toán học Hà Nội mở rộng lần thứ 16 (HOMC 2019) và kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế (IMSO 2019) lần thứ 16 tại Việt Nam; đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm trong lĩnh vực giáo dục.

- Ông có thể cho biết những vấn đề mà ngành giáo dục Thủ đô phải đối mặt trong năm 2019 là gì?

- Chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới vào năm 2020-2021, ngoài tham mưu, đề xuất với thành phố các giải pháp thì ngành cũng phải nỗ lực giải quyết những vấn đề khó khăn như: thiếu trường, lớp cục bộ ở một số địa phương; số lượng và chất lượng đội ngũ nhà giáo…

Để giải quyết khó khăn trên, thành phố Hà Nội đã đầu tư nhiều công trình trung hạn giai đoạn 2018-2020, xây dựng mới 222 dự án trường học với kinh phí 5.519,2 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, trước yêu cầu đổi mới giáo dục và chương trình, sách giáo khoa, Hà Nội đã có nhiều điều chỉnh trong cách thức và nội dung bồi dưỡng cán bộ, giáo viên. Dự kiến sẽ có khoảng 5.000 cán bộ, giáo viên được tham gia các khóa bồi dưỡng do chuyên gia nước ngoài giảng dạy, với tổng kinh phí khoảng 54 tỉ đồng. Năm học 2018-2019, Hà Nội tăng cường tập huấn qua mạng internet để bảo đảm 100% số giáo viên được bồi dưỡng kĩ năng trước khi đảm nhận chương trình mới; trong đó, chú trọng nội dung giáo dục đạo đức nhà giáo và kĩ năng ứng xử.

- Xin cảm ơn ông!

Tin liên quan

Đọc thêm

Hà Nội thông tin thêm về việc tuyển sinh vào lớp 10 Giáo dục

Hà Nội thông tin thêm về việc tuyển sinh vào lớp 10

TTTĐ - Ngày 28/3, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà ký ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về công tác tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025.
Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 THPT công lập Giáo dục

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 THPT công lập

TTTĐ - Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội năm nay gồm ba môn là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, không có môn thứ tư.
Học sinh Hà Nội thi 3 môn vào lớp 10 không chuyên Giáo dục

Học sinh Hà Nội thi 3 môn vào lớp 10 không chuyên

TTTĐ - Năm học 2024 - 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập với ba môn gồm Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ.
Lời giải cho bài toán tuyển sinh vào trường công Giáo dục

Lời giải cho bài toán tuyển sinh vào trường công

TTTĐ - Nghệ An tăng số lượng học sinh thi vào lớp 10 song chỉ tiêu vào các trường công lập vẫn "ít ỏi". Phụ huynh và học sinh chật vật “tìm đường” vào trường công.
3 cô giáo giành giải xuất sắc Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo Giáo dục

3 cô giáo giành giải xuất sắc Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo

TTTĐ - Ngày 27/3, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội, phối hợp với Liên đoàn Lao động quận tổ chức chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm học 2023 - 2024.
Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời Giáo dục

Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời

TTTĐ - Năm 2024 là kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng của lứa học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. Từ năm 2025, kỳ thi chỉ còn 4 môn, trong đó có hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn do thí sinh lựa chọn trong số các môn đã chọn học ở bậc THPT.
Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên TP HCM Giáo dục

Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên TP HCM

TTTĐ - Học bổng “Vững tương lai” là chương trình nhằm chung tay giúp sức, hỗ trợ học sinh, sinh viên trên toàn quốc có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí vươn lên, đạt thành tích xuất sắc trong học tập...
Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai Giáo dục

Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai

TTTĐ - Dù lực học khá tốt nhiều học sinh vẫn không tránh khỏi băn khoăn, lo lắng trước lựa chọn mang tính bước ngoặt của cuộc đời - chọn ngành, chọn nghề. Để giúp các em tháo gỡ băn khoăn ấy, trước mùa tuyển sinh năm 2024, báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với trường Đại học Thành Đô và các đơn vị đồng hành tổ chức chuỗi chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh THPT”.
Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Giáo dục

Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố mẫu phiếu và hướng dẫn thí sinh ghi phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực Giáo dục

Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực

TTTĐ - Sau thành công vang dội và sự ủng hộ của độc giả dành cho cuốn sách "IELTS Writing Journey from basic to band 6" với thành tích đạt Top 1 sách bán chạy trên nền tảng TikTok và đã được phát hành hơn 10.000 bản đến tay bạn đọc chỉ sau vài tháng, tác giả Bùi Thành Việt cho ra mắt phần tiếp theo “IELTS Writing Journey: Elevate to Band 8.0”.
Xem thêm