Tag

Những dự án sinh viên RMIT tạo tác động mạnh mẽ trong năm 2020

Giáo dục 20/12/2020 17:00
aa
TTTĐ - Đại học RMIT luôn nỗ lực mang lại những đóng góp có tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, đặc biệt qua thành quả làm việc và cuộc sống của những bạn trẻ mà nhà trường đang đào tạo và định hướng.
Chương trình học mới tại RMIT chuẩn bị sinh viên cho nền thời trang toàn cầu Sinh viên nhận học bổng RMIT với hoài bão đóng góp cho cộng đồng nông thôn Sinh viên nhận học bổng RMIT nỗ lực giúp giới trẻ tìm tiếng nói cho riêng mình RMIT tổ chức Ngày trải nghiệm trực tuyến cho học sinh trung học Đại học RMIT nuôi dưỡng lãnh đạo tương lai qua chương trình học bổng Sinh viên RMIT dẫn đầu vòng quốc gia cuộc thi khoa học dữ liệu
Một nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật (Kỹ sư phần mềm) đã tạo ra phiên bản mẫu ứng dụng di động EMODO để giúp trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ phát triển biểu cảm trên mặt
Một nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật (Kỹ sư phần mềm) đã tạo ra phiên bản mẫu ứng dụng di động EMODO để giúp trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ phát triển biểu cảm trên mặt

Những sản phẩm này không chỉ chuẩn bị hành trang cuộc sống và công việc cho sinh viên RMIT, mà còn tác động tích cực lên xã hội.

Hỗ trợ trẻ tự kỷ

Ứng dụng di động EMODO giúp trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) cải thiện biểu cảm gương mặt nhằm truyền tải cảm xúc, đồng thời giúp người chăm trẻ hiểu các em muốn và đang hình thành cảm xúc gì.

Được phát triển bởi nhóm bốn sinh viên ngành Kỹ thuật (Kỹ sư phần mềm) gồm Nguyễn Xuân Hào, Lê Minh Truyền, Hoàng Quang Huy và Dương Hữu Khang, ứng dụng hiển thị các dấu hiệu cảm xúc để trẻ có thể bắt chước và theo dõi phản ứng của các em thông qua hệ thống nhận diện biểu cảm khuôn mặt.

“Chúng tôi thiết kế và phát triển ứng dụng dành cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ vì muốn thấy nhiều em nhỏ hơn nữa có thể bộc lộ cảm xúc một cách dễ dàng và cải thiện khả năng nhận biết, phát triển cảm xúc và giao tiếp xã hội”, Khang chia sẻ.

Hào cho biết, cả nhóm gặp phải nhiều thách thức trong giai đoạn đầu phát triển ứng dụng, trong đó có việc nghiên cứu, thử nghiệm và hoàn thành phiên bản mẫu của dự án trong khoảng thời gian ngắn.

“Chúng tôi thiết kế sản phẩm bằng ngôn ngữ lập trình mới do Google phát triển nhưng có rất ít tài liệu về ngôn ngữ này, vì vậy chúng tôi phải tìm đáp án và trải qua quá trình thử nghiệm và sửa lỗi đầy khó khăn mãi đến khi tạo ra được sản phẩm cuối cùng.

Nhận dạng cảm xúc trên mặt không phải là một khái niệm mới nhưng ý tưởng thiết kế và phát triển cho mục đích hỗ trợ trẻ tự kỷ còn khá mới trong lĩnh vực thị giác máy tính”, Hào chia sẻ.

Nâng cao nhận biết cho những người bị trầm cảm

Sinh viên ngành Thiết kế (Thiết kế ứng dụng sáng tạo) Đặng Minh Khoa đã tạo một đoạn phim ngắn tìm hiểu các rối loạn tâm thần phổ biến trong đó có bệnh trầm cảm suốt thời gian giãn cách xã hội do Covid-19 trong năm nay.

Sinh viên ngành Thiết kế (Thiết kế ứng dụng sáng tạo) Đặng Minh Khoa đã làm một phim ngắn tìm hiểu về các rối loạn tâm thần phổ biến, trong đó có trầm cảm.
Sinh viên ngành Thiết kế (Thiết kế ứng dụng sáng tạo) Đặng Minh Khoa đã làm một phim ngắn tìm hiểu về các rối loạn tâm thần phổ biến, trong đó có trầm cảm.

Khoa cho biết đoạn phim mô tả một nhân vật đang phải chiến đấu với chứng trầm cảm cũng như cảm giác bị trầm cảm sẽ thế nào.

“Bạn sẽ dễ cảm thấy quá tải vì cảm giác vô vọng và cô lập trong khoảng thời gian nhiều biến động. Tôi muốn giúp mọi người hiểu và thấu cảm với muôn mặt của trầm cảm mà nhiều những người đang trải qua.

Qua nghiên cứu và quan sát, tôi đã kết nối thiết kế âm thanh, giản đồ màu và nhịp độ để mang lại cảm giác u tối và buồn bã mà tôi hình dung ra ban đầu”, Khoa chia sẻ.

Để nâng cao hiệu ứng kể chuyện hình ảnh, Khoa còn phối hợp các khái niệm ẩn dụ, chuyển động và bộ tài liệu số, chẳng hạn như đồng bộ giọng kể chuyện và hình ảnh ở mức độ cao, hiệu ứng chuyển động chữ cũng như kiểu chữ phù hợp.

Khoa nhấn mạnh vào mục tiêu của đoạn phim là cho mọi người thấy một người có thể khổ sở như thế nào khi bị trầm cảm, đồng thời nâng cao nhận thức về tác động của căn bệnh này với cuộc sống thường nhật và năng suất học tập của sinh viên đại học.

Tri ân những người làm công việc thầm lặng

Còn sinh viên ngành Truyền thông (Truyền thông chuyên nghiệp) lại chọn kể chuyện về hai công nhân có thu nhập và trình độ học vấn thấp trên tạp chí Silence (Tạm dịch: Thầm lặng) để truyền tải thông điệp rằng tất cả mọi người đều xứng đáng được đánh giá cao và công nhận, bất kể họ làm công việc gì đi nữa.

Một nhóm sinh viên ngành Truyền thông chuyên nghiệp đã tri ân những người làm việc thầm lặng trên tạp chí Silence – Thầm lặng
Một nhóm sinh viên ngành Truyền thông chuyên nghiệp đã tri ân những người làm việc thầm lặng trên tạp chí Silence – Thầm lặng

Các bạn Nguyễn Lê Bạch Dương, Nguyễn Phương Trinh, Nguyễn Thu Thủy và Lý Bá Phi đã trò chuyện với một cô công nhân vệ sinh và một bác nhân viên bảo vệ, những người đang làm trong những môi trường hết sức khắc nghiệp với những công việc được xem là không cần tới chuyên môn.

Chia sẻ về cuộc phỏng vấn đêm khuya với cô công nhân vệ sinh, Phương Trinh cho biết: “Cô công nhân mà chúng tôi phỏng vấn đã làm nghề này hơn 20 năm. Cô thường phải làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt như những đêm lạnh giá trong môi trường ô nhiễm, và luôn phải làm thêm giờ suốt các kỳ nghỉ lễ.

Cô muốn các con mình có một tương lai tươi sáng hơn và không theo nghề của cô, vì theo cô mọi người vẫn đánh giá thấp và thậm chí còn chế nhạo công việc của mình. Cô chia sẻ với chúng tôi rằng cô hy vọng nhận được sự thấu cảm và đối xử công bằng từ người khác".

Bác bảo vệ thì chia sẻ với Bạch Dương rằng mức lương bác nhận được hầu như không đủ chi tiêu trong nhà dù bác làm việc 15 tiếng mỗi ngày và suốt các kỳ lễ.

“Bác nói với tôi rằng mọi người thường nghĩ nhân viên bảo vệ đều thô lỗ và thất học. Nhưng bất kể bạn là ai hay bạn đang làm công việc gì, đóng góp của bạn cho xã hội đều đáng được trân trọng và ghi nhận”, Dương kết lời.

Các dự án này đang được trưng bày tại triển lãm trực tuyến IMPACT, với hơn 100 tác phẩm đổi mới sáng tạo và tạo ra tác động mạnh mẽ của sinh viên RMIT trong năm 2020.

Đọc thêm

Hà Nội thông tin thêm về việc tuyển sinh vào lớp 10 Giáo dục

Hà Nội thông tin thêm về việc tuyển sinh vào lớp 10

TTTĐ - Ngày 28/3, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà ký ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về công tác tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025.
Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 THPT công lập Giáo dục

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 THPT công lập

TTTĐ - Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội năm nay gồm ba môn là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, không có môn thứ tư.
Học sinh Hà Nội thi 3 môn vào lớp 10 không chuyên Giáo dục

Học sinh Hà Nội thi 3 môn vào lớp 10 không chuyên

TTTĐ - Năm học 2024 - 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập với ba môn gồm Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ.
Lời giải cho bài toán tuyển sinh vào trường công Giáo dục

Lời giải cho bài toán tuyển sinh vào trường công

TTTĐ - Nghệ An tăng số lượng học sinh thi vào lớp 10 song chỉ tiêu vào các trường công lập vẫn "ít ỏi". Phụ huynh và học sinh chật vật “tìm đường” vào trường công.
3 cô giáo giành giải xuất sắc Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo Giáo dục

3 cô giáo giành giải xuất sắc Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo

TTTĐ - Ngày 27/3, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội, phối hợp với Liên đoàn Lao động quận tổ chức chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm học 2023 - 2024.
Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời Giáo dục

Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời

TTTĐ - Năm 2024 là kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng của lứa học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. Từ năm 2025, kỳ thi chỉ còn 4 môn, trong đó có hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn do thí sinh lựa chọn trong số các môn đã chọn học ở bậc THPT.
Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai Giáo dục

Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai

TTTĐ - Dù lực học khá tốt nhiều học sinh vẫn không tránh khỏi băn khoăn, lo lắng trước lựa chọn mang tính bước ngoặt của cuộc đời - chọn ngành, chọn nghề. Để giúp các em tháo gỡ băn khoăn ấy, trước mùa tuyển sinh năm 2024, báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với trường Đại học Thành Đô và các đơn vị đồng hành tổ chức chuỗi chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh THPT”.
Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Giáo dục

Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố mẫu phiếu và hướng dẫn thí sinh ghi phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực Giáo dục

Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực

TTTĐ - Sau thành công vang dội và sự ủng hộ của độc giả dành cho cuốn sách "IELTS Writing Journey from basic to band 6" với thành tích đạt Top 1 sách bán chạy trên nền tảng TikTok và đã được phát hành hơn 10.000 bản đến tay bạn đọc chỉ sau vài tháng, tác giả Bùi Thành Việt cho ra mắt phần tiếp theo “IELTS Writing Journey: Elevate to Band 8.0”.
Không đặt mục tiêu “trên mây” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Không đặt mục tiêu “trên mây” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Có điểm chung là đầu vào của học sinh trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 còn thấp so với mặt bằng chung của các trường THPT trong thành phố, tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của thầy và trò các nhà trường, nhiều cơ sở giáo dục đã vươn lên đạt thành tích đáng khích lệ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT…
Xem thêm