Thứ năm 30/11/2023 11:40 Hotline: 0929242424 Email: tuoitrethudoonline@gmail.com congan.hanoi.gov.vn

Những hành động sai lầm khiến bạn phải hối tiếc khi xảy ra cháy

Pháp luật -
In bài viết

TTTĐ - Nhận biết những hành động sai lầm khi xảy ra cháy sẽ giúp mỗi người chúng ta kịp thời xử trí, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Hét to, mở tung cửa…là hai hành động sai lầm đứng đầu danh sách này.

Cách xác định lối thoát nạn an toàn khi xảy ra cháy Làm gì để thoát nạn khi xảy ra cháy nhà ở cao tầng, chung cư mini Xem xét, xử lý nghiêm trách nhiệm của tập thể, cá nhân khi xảy ra cháy, nổ

Từ thực tế của những đám cháy đã xảy ra, lực lượng chức năng đã liệt kê nhiều hành động sai lầm mà người dân có thể mắc phải khi đứng trước tình huống cháy.

Việc đưa ra quyết định sai lầm đôi khi có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.

Gọi 114 khi phát hiện cháy
Gọi 114 khi phát hiện cháy

Nhanh chóng mở tung cửa

Khi đám cháy bùng phát ở một tòa nhà, phản xạ bản năng của hầu hết mọi người là chạy ra khỏi khu vực đó. Điều này thường có nghĩa là họ sẽ mở các cánh cửa để tìm lối thoát.

Thật không may, việc mở một cánh cửa (đặc biệt là cánh cửa có cảm giác ấm khi chạm vào) là một trong những sai lầm tồi tệ nhất mà bạn có thể mắc phải khi xảy ra hỏa hoạn.

Cách làm đúng trong trường hợp này: Thay vì ngay lập tức mở cửa, trước tiên hãy kiểm tra các lối thoát khác mà ngọn lửa chưa lan rộng hoặc cố gắng thoát ra ngoài qua cửa sổ nếu thấy an toàn.

Hoặc bạn cần dùng tay cảm nhận nhiệt độ của cửa để xem nguồn lửa cách cửa bao xa. Nếu cửa không nóng thì bạn có thể thoát hiểm ra ngoài. Nói chung vì lý do an toàn, trước khi ra ngoài, bạn hãy đẩy nhẹ từng chút để không khí từ từ lùa vào.

Ngoài ra, khi chuyển đến sống ở bất kỳ tòa nhà nào, bạn nên lập kế hoạch trước cho trường hợp hoả hoạn bằng cách cẩn thận vạch ra và ghi nhớ các lối thoát hiểm khẩn cấp.

Nếu có thể, kế hoạch này nên bao gồm ít nhất hai lối thoát khỏi mỗi căn phòng nếu hỏa hoạn bùng phát.

Hét thật to

Khi hoả hoạn xảy ra, việc la hét lớn không chỉ lãng phí sức lực, thời gian mà còn có thể gây mất bình tĩnh, hoảng loạn, gây nguy hiểm cho cả những người xung quanh. Hơn nữa, nếu hít phải khói độc có thể gây bỏng đường hô hấp, tử vong tại chỗ.

Cách làm đúng trong trường hợp này: Hãy che miệng, mũi bằng khăn ướt/quần áo ướt. Nếu cần cảnh báo hãy dùng còi báo cháy, hay tạo ra âm thanh lớn bằng vật dụng xung quanh thay vì bằng cổ họng để mọi người tới giải cứu.

Không đóng cửa lại, tiếp thêm oxy cho đám cháy

Trong trường hợp bạn không có lối thoát nào khác và cần thoát hiểm bằng duy nhất cánh cửa đó, hãy nhớ đóng cửa lại để lửa không được tiếp thêm oxy và tạo thành một đám cháy lớn.

Đừng phá cửa sổ từ bên ngoài để lấy không khí trong lành cho bên trong.

Khói dày đặc từ đám cháy nhà có thể nhanh chóng lấn át và làm ngạt thở bất kỳ ai bị mắc kẹt bên trong, vì vậy nhiều người cho rằng việc phá cửa sổ từ bên ngoài sẽ giúp những người bên trong dễ thở hơn. Đây thường là một ý tưởng tồi, đặc biệt trong trường hợp cháy nhà.

Đứng thẳng, đi thẳng

Khi đám cháy xảy ra, khí độc sẽ lan ra nhanh chóng. Lúc này, nếu bạn đứng thẳng, bạn có thể hít phải nhiều khí hơn.

Cách làm đúng trong trường hợp này là, bạn nên giữ tư thế thấp hơn, cúi xuống và bò về phía trước. Sau đó, bạn cần nhanh chóng thoát ra khỏi lối thoát hiểm hoặc cầu thang bộ.

Đừng ném chiếc chảo đang bốc cháy

Nhiều trường hợp vụ cháy nhà bắt nguồn từ nhà bếp. Sự kết hợp của dầu dễ cháy, nhiệt và ngọn lửa có thể dẫn đến hiện tượng cháy trong nồi, chảo.

Lực lượng chức năng khuyến cáo: Đối với các đám cháy khi nấu nướng, đừng lấy chiếc chảo đang cháy ra khỏi bếp và vứt nó ra ngoài. Đây là hành vi rất phổ biến và thường khiến lửa lan rộng do dầu mỡ đang cháy bị rơi vãi tứ tung.

Cách làm đúng trong trường hợp này là hãy đậy nắp nồi chảo hoặc đậy một tấm kim loại lên trên và tắt bếp để dập tắt ngọn lửa.

Chỉ mở nắp khi nồi, chảo đã nguội hoàn toàn để bảo đảm lửa không bùng lại. Nếu đó là một đám cháy nhỏ do dầu mỡ, hãy thử đổ nhiều baking soda vào vì loại bột này cũng có thể giúp dập tắt ngọn lửa.

Nếu những cách trên không hiệu quả, hãy sử dụng bình chữa cháy hoặc gọi 114.

Vùng vẫy khi quần áo bắt lửa

Nếu quần áo bắt lửa, theo phản xạ tự nhiên, nhiều người hay bỏ chạy hoặc vùng vẫy để cố dập lửa. Thật không may, đây có thể là điều tồi tệ nhất bạn có thể làm trong tình huống này. Bởi vì việc đi lại chỉ khiến ngọn lửa lan rộng hơn, nhất là khi bạn va vào các đồ vật hoặc người khác.

Thay vào đó, Bạn cần nằm xuống mặt đất, lăn lộn qua lại để dập tắt ngọn lửa. Ngay sau đó hãy dùng nước dội lên người để làm giảm cơn bỏng rát.

Dùng bình chữa cháy xịt vị trí quá cao

Bạn nên chuẩn bị sẵn bình chữa cháy trong nhà, đặc biệt là ở gần những khu vực có nhiệt hoặc điện, ví dụ như nhà bếp hoặc nhà xưởng. Điều quan trọng là phải biết cách sử dụng nó một cách chính xác.

Sai lầm phổ biến nhất mà mọi người mắc phải khi sử dụng bình chữa cháy là nhắm vào vị trí quá cao của ngọn lửa. Chuyên gia cho rằng khi sử dụng bình chữa cháy, hãy kéo chốt, nhắm vào gốc ngọn lửa, bóp lẫy và quét từ bên này sang bên kia.

Nếu bạn để bình chữa cháy trong nhà, hãy nhớ kiểm tra thường xuyên để bảo đảm chúng luôn trong tình trạng hoạt động tốt. Bình chữa cháy mini nên được thay thế vài năm một lần.

Bỏ lỡ cơ hội thoát thân

Khi xảy ra hoả hoạn, nếu phòng tắm không có cửa sổ hướng ra ngoài, chúng ta rất dễ bị hôn mê hoặc tử vong do thiếu dưỡng khí. Trong trường hợp bình thường, dù phòng tắm có cửa số cũng rất nhỏ, nếu lửa cháy lâu, lực lượng cứu hộ sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và giải cứu. Vì vậy, bạn không nên đi vào phòng tắm để tránh nguy hiểm.

Cách làm đúng: Khi đám cháy bùng phát, bạn hãy lập tức thoát ra ngoài bằng lối thoát hiểm hoặc thang bộ.

Cố gắng dập lửa một mình

Theo các chuyên gia, một vụ cháy nhỏ có thể trở thành đám cháy lớn trong vòng chưa đầy 30 giây. Chỉ trong vòng 5 phút, một ngọn lửa có thể thiêu rụi toàn bộ tòa nhà. Nếu bạn không thể dập tắt ngay đám cháy khi nó còn rất nhỏ, hãy ra khỏi tòa nhà và gọi dịch vụ khẩn cấp.

Chuyên gia khuyên rằng, mọi người đừng cố gắng tự mình dập lửa. Mỗi giây trôi qua sẽ làm tăng khả năng bạn hít phải khói. Hãy cúi thấp người và rời khỏi khu vực cháy càng nhanh càng tốt".

Điều này được áp dụng ngay cả khi bạn có bình chữa cháy. Nếu bạn phun vào một đám cháy nhỏ và nó không tắt ngay lập tức, lựa chọn an toàn nhất là thả bình chữa cháy xuống, rời khỏi khu vực đó và gọi trợ giúp.

Quay lại đám cháy

Theo các chuyên gia khuyên: Nếu nhà của bạn bị cháy, bạn không nên quay lại trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu có vật nuôi hoặc thứ gì đó cực kỳ có giá trị bên trong, hãy đợi ở ngoài và chỉ dẫn cho lính cứu hỏa biết nơi cần đến. Bởi vì chỉ mất vài giây là bạn có thể bị khói tấn công và bất tỉnh.

Việc quay trở lại đám cháy, kể cả việc giải cứu người khác thực sự có thể gây nguy hiểm hơn cho người thân bị mắc kẹt và đội ứng cứu.

Nhảy khỏi toà nhà cao tầng

Đừng bao giờ nhảy khỏi toà nhà nếu đang ở tầng quá cao. Nhảy khỏi toà nhà chỉ là biện pháp cuối cùng và chỉ áp dụng cho những tầng thấp.

Cách làm đúng: Bạn có thể dùng cầu thang thoát hiểm, ban công, ống thoát nước, thang dây. Hoặc bạn có thể xé ga giường, vỏ chăn thành dải rồi nối lại thành dây thừng, buộc chặt vào các vật cố định như khung cửa sổ, lan can rồi trượt xuống.

Sử dụng thang máy để thoát hiểm

Khi xảy ra hoả hoạn ở nhà cao tầng, nghiêm cấm việc sử dụng thang máy để thoát nạn. Bởi hoả hoạn có thể phá huỷ hệ thống điện, khiến thang máy bị tê liệt. Thậm chí nhiều thang máy trục trặc, rơi tự do gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cách xử lý đúng trong trường hợp này là: Khi đám cháy bùng phát ở nhà cao tầng, bạn nên chọn lối thoát hiểm hoặc hành lang để thoát thân. Và hãy dùng khăn ướt che miệng, mũi, cúi thấp người để di chuyển.

Hoa Thành
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Cao Bằng: Hai đối tượng bị tuyên phạt 42 tháng tù giam

Cao Bằng: Hai đối tượng bị tuyên phạt 42 tháng tù giam

TTTĐ - Tòa án Nhân dân tỉnh Cao Bằng vừa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép đối với 2 bị cáo: Nguyễn Văn Mai (sinh năm 1978), thường trú tại thành phố Hải Dương (Hải Dương); Lục Văn Ninh (sinh năm 1984), thường trú tại xã Khâm Thành (Trùng Khánh).
Tin khác
[Xem thêm]
Hiểm hoạ ma túy đội lốt “nước khoái”, thuốc lá điện tử

Hiểm hoạ ma túy đội lốt “nước khoái”, thuốc lá điện tử

TTTĐ - Những năm gây đây trào lưu sử dụng thuốc lá điện tử nở rộ, đặc biệt là trong giới trẻ như một cách để thể hiện đẳng cấp, sành điệu, thời thượng. Lợi dụng thực trạng này, tội phạm ma túy “đầu độc” thế hệ trẻ bằng cách pha trộn, tẩm ướp, bơm tinh dầu ma túy để tăng độ phê, để lại hậu quả nặng nề cho chính bản thân người nghiện, gia đình và xã hội. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại tội phạm khác như trộm cắp, cướp giật tài sản, giết người…
Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 tổ chức diễn tập PCCC cho người lao động

Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 tổ chức diễn tập PCCC cho người lao động

TTTĐ - Đảm bảo công tác an toàn, phòng chống cháy, nổ trong sản xuất thông qua công tác đào tạo, huấn luyện kỹ năng, diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) là một trong những hoạt động trọng tâm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 của Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Vĩnh Tân 4.
Bắt Sơn “thảo nứa”- Trùm “anh chị” đất Hà Đông

Bắt Sơn “thảo nứa”- Trùm “anh chị” đất Hà Đông

TTTĐ - Ngày 25/11, Cơ quan CSĐT Công an quận Hà Đông (Hà Nội) đã ra quyết định tạm giữ hình sự và lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối đối với Nguyễn Văn Sơn (tức Sơn Thảo Nứa), Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Văn Khiêm, Trần Mạnh Toàn về hành vi Gây rối trật tự công cộng. Đây là nhóm đối tượng côn đồ có nhiều tiền án, tiền sự đã gây ra vụ ẩu đả tại quán ăn trên địa bàn quận Hà Đông đêm 23/11 khiến một người bị chấn thương sọ não.
Xem phiên bản di động