Thứ ba 28/03/2023 06:31 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Những “kỹ sư tâm hồn” khơi nguồn cảm hứng cho học sinh

Giáo dục -
In bài viết

TTTĐ - Mang trong mình lòng nhiệt huyết và khả năng sáng tạo không ngừng, những người thầy ấy mỗi ngày đều tận tâm tìm ra những cách giảng dạy khoa học, tạo môi trường học tập để học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo.

Những “kỹ sư tâm hồn” khơi nguồn cảm hứng cho học sinh

Cô giáo Hoàng Thị Kim Cúc và học sinh của mình

Bài liên quan

Học sinh THPT Việt Đức mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Teen THPT Trần Nhân Tông xếp hình bản đồ Việt Nam tặng thầy cô ngày 20/11

Nỗ lực thầm lặng của thầy cô vì niềm vui uống sữa của học sinh

Công an Vĩnh Phúc: Sẽ có hướng xử lý vụ thầy dạy võ thô bạo

Bảo vệ môi trường từ những dự án khởi nghiệp sáng tạo

Tấm gương trí tuệ và sự sáng tạo

Cô giáo Lê Thị Thơ là giáo viên tiếng Anh của trường THPT Chúc Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Cô Thơ có hoàn cảnh khá đặc biệt so với các đồng nghiệp của mình. Con trai út của cô là “một em bé tự kỷ đặc biệt”. Vì vậy, quỹ thời gian của cô khá eo hẹp khi phải cân đối “việc nước – việc nhà”. Tuy thế, cô Thơ vẫn luôn dành thời gian trăn trở đổi mới phương pháp, nhiệt tình giúp đỡ học sinh, chia sẻ, học hỏi đồng nghiệp và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Chia sẻ về những sáng kiến, đổi mới phương pháp dạy học, cô Thơ tâm sự: “Là giáo viên dạy Tiếng Anh ở ngôi trường nằm ở vùng nông thôn nghèo, tôi nhận thấy, đa số học sinh của mình còn rụt rè, thụ động và không yêu thích môn học này. Không những thế, trang thiết bị dạy học cũng còn nhiều thiếu thốn”.

Cô giáo Lê Thị Thơ và học sinh
Cô giáo Lê Thị Thơ và học sinh

Năm học 2017 - 2018, được sự động viên của Ban Giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp, cô Lê Thị Thơ đã thành lập CLB Tiếng Anh của trường. Câu lạc bộ ra đời sinh hoạt định kỳ 2 lần/tháng với nhiều hoạt động thiết thực, đã tạo được môi trường thân thiện, năng động, dần biến Tiếng Anh trở thành môn học gần gũi với các em. Đến nay, Câu lạc bộ đã bước qua năm thứ ba phát triển và trưởng thành.

Không chỉ thành lập câu lạc bộ, năm học 2018 - 2019, sau hai năm giảng dạy bộ sách giáo khoa Tiếng Anh mới, cô Thơ nhận thấy việc đào tạo học sinh khối 10 làm quen với cách học sáng tạo của sách mới, đặc biệt là đối với phần Project mất rất nhiều thời gian và công sức. Trong khi đó, học sinh khối 11 sau một năm được cô hướng dẫn đã thay đổi tích cực. Từ thực tế này, cô Thơ đã nảy ra sáng kiến “Hợp tác liên khối giữa học sinh nhằm nâng cao hiệu quả bài thuyết trình trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh mới”. Theo đó, mỗi nhóm học sinh khối 11 sẽ trợ giúp một nhóm học sinh khối 10 hoàn thành bài thuyết trình dưới sự giám sát của của giáo viên.

Hiện, cô Thơ đang trợ giúp Tổ chuyên môn nhân rộng sáng kiến ở trường. Ngoài ra, cô Thơ còn có nhiều năm dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém không thu phí.

Nữ giáo viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm

Ở trường THPT Sơn Tây (thị xã Sơn Tây, Hà Nội), cô giáo dạy Ngữ văn Hoàng Thị Kim Cúc được đồng nghiệp, học trò tin yêu, quý mến bởi tinh thần trách nhiệm, luôn hết lòng vì học sinh. Cô Kim Cúc luôn chú trọng tạo môi trường học tập để học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo.

Cô Kim Cúc tâm sự: “Môn Ngữ văn thường làm khó học sinh, nhiều học sinh học Văn như bị ru ngủ, khó tiếp thu bài. Đó là thực tế mà nhiều giáo viên dạy Ngữ văn gặp phải trong quá trình dạy học. Từ đó, tôi luôn trăn trở với suy nghĩ phải làm cách nào để khơi gợi sự hứng thú cho học sinh".

Bằng sự chủ động, sáng tạo của mình, cô đã tự đổi mới phương pháp dạy học. Có khi, giờ học Văn của cô là một buổi thuyết trình, có giờ học như một cuộc thi giới thiệu sách, có giờ học lại là một hành trình khám phá tri thức. Bởi vậy, học sinh không còn e ngại những giờ học văn và kết quả học tập của các em cũng ngày càng tiến bộ.

Cô là tác giả của nhiều sáng kiến dạy học như: “Vận dụng một số vấn đề thi pháp học vào việc đọc hiểu văn bản văn học trong nhà trường Trung học phổ thông”, “Phát triển năng lực tư duy người học bằng quy tắc 4 hỏi”, “Vận dụng phương pháp luận của văn học so sánh vào việc đọc hiểu văn bản”.

Không chỉ giảng dạy, cô còn đảm nhiệm vai trò Bí thư Đoàn trường THPT Sơn Tây. Tâm huyết với công tác Đoàn, cô đã triển khai tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để tạo môi trường hỗ trợ nâng cao trí tuệ, bồi dưỡng năng khiếu, rèn luyện thể lực cho học sinh như: Cuộc thi Hành trang tuổi 18, Giai điệu tuổi hồng, Ngày hội Khi tôi 18, Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Theo dòng lịch sử”, Hội trại 26/3, Cuộc thi Hùng biện tiếng Anh...

Ngoài ra, cô Cúc còn tham mưu, đề xuất vẽ tranh trên tường toàn bộ khu vực nhà để xe của học sinh với chủ đề Bay cao những ước mơ. "Tôi đã trực tiếp tư vấn CLB Mỹ thuật của trường trong việc xây dựng ý tưởng công trình. Đồng thời cùng các em lựa chọn hình ảnh; vận động giáo viên, học sinh ủng hộ về vật chất và tinh thần để triển khai thực hiện công trình. Đây thực sự là một sự sáng tạo, đổi mới không chỉ trong việc tổ chức hoạt động của các CLB mà còn đối với việc xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm trong nhà trường" - cô Cúc chia sẻ.

Ngọc Minh
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Nhân lên những “hạt giống tốt” từ hoạt động Đoàn

Nhân lên những “hạt giống tốt” từ hoạt động Đoàn

TTTĐ - Nếu học tốt là điều kiện tiên quyết để học sinh chinh phục mọi đỉnh cao tri thức thì rèn luyện đạo đức, tác phong chính là yếu tố giúp học sinh được phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất. Minh chứng là có rất nhiều những hạt giống quý đã được ươm mầm, nảy hạt từ hoạt động Đoàn ở trường THPT.
Tin khác
[Xem thêm]
Nhân lực là giải pháp quan trọng để Tây Nguyên phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới

Nhân lực là giải pháp quan trọng để Tây Nguyên phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới

TTTĐ - Ngày 24/3, tại tỉnh Đắk Lắk, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nghị lực vượt khó của cậu học trò nghèo xứ Lạng

Nghị lực vượt khó của cậu học trò nghèo xứ Lạng

TTTĐ - Bố mất sớm vì bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh kinh tế gia đình cũng chẳng mấy dư dả nhưng vượt lên những khó khăn ấy, cậu học trò Mạc Trọng Hùng, trường THCS Yên Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, vẫn ngời sáng, trở thành tấm gương về tinh thần hiếu học…
Xem phiên bản di động