Tag

Những lo ngại xung quanh siêu đập thủy điện Tam Hiệp

Quốc tế 02/07/2020 15:20
aa
TTTĐ - Phượng Hoàng cổ trấn là khu vực mới nhất ở thượng nguồn đập Tam Hiệp bị nhấn chìm trong mưa lũ. Tình trạng này cũng đang ảnh hưởng đến các tỉnh phía Nam, Tây Nam và Đông Trung Quốc.

Những lo ngại xung quanh siêu đập thủy điện Tam Hiệp

Đập Tam Hiệp xả nước trong đợt mưa lũ kỷ lục vừa qua (Ảnh: Xinhua)

Bài liên quan

Thành phố có đập Tam Hiệp ngập chìm trong mưa lũ

Những xe hàng rong có thể giúp Trung Quốc thoát khỏi khủng hoảng việc làm

Virus cúm lợn có khả năng trở thành đại dịch mới ở Trung Quốc

Dữ liệu vệ tinh cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể đã tấn công Trung Quốc sớm hơn thực tế

Cơ quan Khí tượng Trung ương Trung Quốc cảnh báo mưa lớn sẽ còn tiếp diễn. Một số vùng như khu vực trung tâm và phía Bắc tỉnh Hồ Nam sẽ có mưa vừa đến mưa to. Như vậy, mưa lớn trên khắp Trung Quốc đã lên đến ngày thứ 30 liên tiếp.

Từ tháng Sáu, 26 tỉnh thành của Trung Quốc đã có mưa lớn, trong đó nhiều thành phố nằm ở cả thượng nguồn và hạ nguồn đập Tam Hiệp chìm trong biển nước. Sau khi đập Tam Hiệp xả lũ ngày 28/6, tình hình lũ lụt tại nhiều thành phố ở hạ nguồn đã trở nên nghiêm trọng hơn.

Trước đó, những lo lắng về nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp đã được truyền thông phương Tây nhiều lần đưa tin. Họ cho rằng công trình hồ chứa vốn đã vượt mức cảnh báo lũ 2m, sẽ không thể trụ nổi nếu mưa lớn tiếp diễn. Nếu đập Tam Hiệp xảy ra sự cố thì ước chừng tính mạng của 400 triệu người có thể bị đe dọa.

Đây không phải là lần đầu tiên siêu đập thủy điện của Trung Quốc bị đồn sắp vỡ tung. Hồi năm ngoái, bức ảnh trên Google Maps cho thấy một đoạn của đập Tam Hiệp bị lõm như thể đang phải chịu sức ép cực lớn.

Công trình thế kỷ…

Đập thủy điện Tam Hiệp nằm trên sông Dương Tử, ở Hồ Bắc, Trung Quốc và cũng là đập thủy điện lớn nhất thế giới về sản lượng điện. Tổng công suất lắp đặt của nó là 22,5 triệu kWh và công suất phát hằng năm có thể đạt hơn 100 tỷ kWh.

Để hoàn thành công trình, nhà chức trách đã cho đào 102,6 triệu m3 đất, sử dụng tổng cộng 27,2 triệu m3 bê tông (chủ yếu dùng xây thành đập) và 463.000 tấn thép (đủ tạo nên 63 tòa tháp Eiffel - biểu tượng của nước Pháp).

Dự án bao gồm đập cao 185m và một hồ chứa nước dài 660km, được thiết kế để kiểm soát lũ ở Trung Quốc, sản xuất thủy điện và cải thiện giao thông.

Trước những thông tin đập thủy điện lớn nhất thế giới này có nguy cơ vỡ trong mùa mưa, truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời các chuyên gia trong nước khẳng định đập Tam Hiệp được thiết kế đủ sức chịu nhiều áp lực hơn thế (Ảnh: Xinhua)
Trước những thông tin đập thủy điện lớn nhất thế giới này có nguy cơ vỡ trong mùa mưa, truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời các chuyên gia trong nước khẳng định đập Tam Hiệp được thiết kế đủ sức chịu nhiều áp lực hơn thế (Ảnh: Xinhua)

Đập Tam Hiệp cung cấp năng lượng cho hàng triệu người, sử dụng 34 máy phát cực lớn. Nó tương đương với một nhà máy điện đốt 25 triệu tấn dầu thô hoặc 50 triệu tấn than.

Chi phí xây dựng con đập này không hề nhỏ, tổng cộng 200 tỷ nhân dân tệ (hơn 28,2 tỷ USD) tiền đầu tư được huy động từ nhiều nguồn. Tuy nhiên, con số thực tế được cho là lớn hơn nhiều.

Đập Tam Hiệp được ví như một pháo đài sắt. Là đập trọng lực bê tông, do đó mỗi phần của con đập có thể đảm bảo sự ổn định của nó. Khi một phần bị hư hỏng, toàn bộ công trình sẽ không sụp đổ và có thể được sửa chữa trực tiếp. Trừ vũ khí hạt nhân, những loại vũ khí thông thường không thể phá hủy đập Tam Hiệp.

… nhưng cũng gây nhiều tranh cãi

Kể từ khi đập Tam Hiệp được khởi công đã có không ít những chỉ trích xung quanh dự án này.

Khi dự án được xây dựng, hơn 1,2 triệu người đã buộc phải di dời để tìm nơi ở mới vì mực nước dâng cao. Việc phá hủy cảnh quan, vô số địa điểm kiến trúc có giá trị khảo cổ học và văn hóa cũng như các tác động tiêu cực khác tới môi trường cũng gây quan ngại.

Khu vực xung quanh đập Tam Hiệp còn là nơi cư ngụ của nhiều loài động thực vật. Ước tính, đây là nhà của có khoảng 6.400 loài thực vật, 3.400 loài côn trùng, 300 loài cá và hơn 500 loài động vật có xương sống trên cạn. Công trình xây dựng đập Tam Hiệp không chỉ ảnh hưởng đến các loài sinh vật mà cả môi trường sống của chúng.

Xói mòn hồ chứa đã gây ra hiện tượng lở đất và thậm chí đe dọa một trong những ngành ngư nghiệp lớn nhất thế giới. Con đập quá lớn đến nỗi nó đã tạo ra một phạm vi khí hậu đe dọa hệ sinh thái của toàn bộ khu vực.

Bên cạnh đó, những lo ngại chất thải từ sinh hoạt của con người và hoạt động sản xuất công nghiệp của các thành phố sẽ làm ô nhiễm hồ chứa nước đập thủy điện. Mặt khác, lượng nước khổng lồ trong hồ chứa cũng có thể gây ra động đất, lở đất xung quanh khu vực.

Từ năm 2011 - 2019, Trung Quốc đã chi hơn 600 tỷ nhân dân tệ (tương đương 86 tỷ USD) để giảm bớt tác động lâu dài của đập Tam Hiệp đối với những ngôi làng xung quanh và ngăn chặn hậu quả môi trường khu vực ngày một xấu đi. Tuy nhiên, nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết và Chính phủ Trung Quốc đã hứa sẽ chi thêm 600 tỷ nhân dân tệ đến năm 2025.

Nhiều ý kiến đã chỉ trích con đập này làm gia tăng tình trạng động đất và gây tổn hại đến hệ sinh thái… Bộ Môi trường Trung Quốc thống kê, trong năm 2017, khu vực này có tới 776 trận động đất, mạnh nhất là 5 độ richter, tăng 60% so với năm trước đó.

Tổng số trận động đất đã gia tăng kể từ khi dự án đập Tam Hiệp được khởi động. Cơ quan nghiên cứu động đất Trung Quốc cho biết trong khoảng thời gian từ 2003 - 2009, khi hồ chứa nước tại đập Tam Hiệp đầy, số trận động đất đã tăng gấp 30 lần.

Đọc thêm

Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam Nhìn ra thế giới

Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam

TTTĐ - Hội đồng Anh vừa thông báo Chương trình Tài trợ hợp tác quốc tế (International Collaboration Grants) với tổng giá trị tài trợ 1 triệu bảng Anh.
Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà thăm trụ sở Liên hợp quốc Thế giới 24h

Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà thăm trụ sở Liên hợp quốc

TTTĐ - Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023 Nguyễn Thanh Hà đã đến thăm trụ sở Liên hợp quốc tại New York, sau khi làm giám khảo cuộc thi Hoa hậu Môi trường Mỹ. Chuyến đi khiến cô hiểu biết hơn về những sứ mệnh mình được trao trong nhiệm kì đội vương miện Hoa hậu.
Các hãng vận tải biển phải khai báo thông tin, tránh bị tấn công Thế giới 24h

Các hãng vận tải biển phải khai báo thông tin, tránh bị tấn công

TTTĐ - Các nhà khai thác vận tải biển buộc phải khai báo thông tin để tránh bị tấn công do lực lượng Houthi ở Yemen thực hiện tại Biển Đỏ.
Tàu đổ bộ mặt trăng gặp sự cố kỹ thuật Thế giới 24h

Tàu đổ bộ mặt trăng gặp sự cố kỹ thuật

TTTĐ - Tàu đổ bộ mặt trăng đầu tiên của Mỹ trong hơn 5 thập kỷ qua đã gặp sự cố bất thường sau khi tách khỏi tên lửa. Điều này khiến tàu không thể hướng các tấm pin mặt trời của mình về phía mặt trời.
10 sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2023 Thế giới 24h

10 sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2023

TTTĐ - 10 sự kiện nổi bật của kinh tế thế giới năm 2023
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Kỳ vọng thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - Việt Nam phát triển và đạt đến tầm cao mới Thế giới 24h

Kỳ vọng thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - Việt Nam phát triển và đạt đến tầm cao mới

Theo Thời báo Hoàn Cầu số ra ngày 12/12, dư luận hai nước đều kỳ vọng chuyến thăm này sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ Trung Quốc-Việt Nam phát triển và đạt đến tầm cao mới.
Nước Anh sẽ giảm lượng lao động nhập cư Thế giới 24h

Nước Anh sẽ giảm lượng lao động nhập cư

TTTĐ - Bộ Nội vụ Anh đặt mục tiêu trong những năm tới, số lao động nhập cư ròng ít hơn 300.000 người so với số lao động bản địa ra nước ngoài làm việc.
Xem thêm