Thứ ba 19/03/2024 10:31 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn
Hà Nội trong đại dịch

Những quyết sách kịp thời, thấm, ấm lòng dân

Phóng sự -
In bài viết

TTTĐ - Gần 4 tháng trước, Hà Nội bước đợt dịch thứ 4 với những khó khăn trên nhiều mặt. Thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội liên tiếp 2 đợt. Những con số công bố ca bệnh mới được phát ra liên tục trong một vài thời điểm đã khiến người dân không khỏi hoang mang.

Hà Nội: Đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận theo hướng linh hoạt trong tình hình mới Hà Nội đảm bảo kết nối, cung ứng thủy sản phục vụ Nhân dân Hà Nội hỗ trợ lao động ngoại tỉnh không có nơi cư trú trong thời gian giãn cách xã hội

Hà Nội của hôm nay, với nhiều nỗ lực trong thực hiện các giải pháp cùng những quyết sách kịp thời, đã đang dần ổn định trở lại, trong niềm tin tưởng, phấn khởi của Nhân dân.

Sức khỏe, đời sống của Nhân dân là trên hết

Những ngày qua, hàng loạt các văn bản của HĐND, UBND thành phố được ban hành đã "thắp lên ngọn lửa nhỏ" ấm áp trong tim mỗi người dân Thủ đô. Trong đó, nhiều chỉ đạo không chỉ kịp thời, sát thực tế mà còn thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tinh thần “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam. Đáng kể đến là 3 Nghị quyết của HĐND TP về một số chính sách đặc thù hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch, hỗ trợ giá nước sạch sinh hoạt cho người dân… với tổng số tiền hỗ trợ trên 500 tỷ đồng.

Trong đó, Nghị quyết số 15/NQ-HĐND của Thường trực HĐND TP quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 là nội dung được nhiều người dân mong đợi nhất. Bởi trên thực tế, trong suốt thời gian qua, còn rất nhiều các nhóm đối tượng yếu thế, bị ảnh hưởng nặng trong dịch bệnh chưa được quy định tại Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 3642/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội trước đó.

Đó là các hộ nghèo, hộ cận nghèo; Các đối tượng bảo trợ xã hội; Người có công với cách mạng, thương binh, thân nhân người có công… Đó còn là những người lao động làm việc tại hộ kinh doanh, làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục nghề nghiệp phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, chấm dứt hợp đồng lao động do hộ kinh doanh, cơ sở giáo dục phải dừng hoạt động để phòng chống dịch Covid-19...

Những phiên chợ 0 đồng ấm lòng người lao động
Những phiên chợ 0 đồng ấm lòng người lao động

Khỏi phải nói, người dân đã phấn khởi như thế nào. Chị Phùng Thị Xuyên (ở tổ 3, phường Phúc Xá, quận Ba Đình) cho biết, nhiều tháng nay, chị phải nghỉ việc không lương do công ty gia đình nơi chị làm việc phải đóng cửa phòng chống dịch. Không thuộc đối tượng áp dụng và không đủ điều kiện được hỗ trợ bởi Nghị quyết số 68 của Chính phủ, cùng nhiều nỗi lo cơm áo cho gia đình 5 miệng ăn khiến chị ăn không ngon, ngủ chẳng yên. Nghe tin về những chính sách hỗ trợ mới của thành phố, chị Xuyên nhẹ lòng hơn.

“Chúng tôi hiểu TP đang trải qua nhiều khó khăn trước tình hình dịch bệnh kéo dài triền miên. Vì vậy, chúng tôi cảm thấy vô cùng phấn khởi và biết ơn vì nhận được quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền”, chị Xuyên xúc động nói.

Cùng với Nghị quyết 15/NQ-HĐND, Thường trực HĐND TP cũng đồng ý bổ sung 500 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách năm 2021 ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố để cho vay đối với người lao động có nhu cầu phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, HĐND TP cũng quyết nghị hỗ trợ tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt 4 tháng cuối năm 2021 với mức hỗ trợ 100% tiền nước sạch cho các cơ sở cách ly, khám chữa tập trung bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm Covid-19 trên địa bàn thành phố; Các hộ dân sử dụng nước sạch cho mục đích sinh hoạt thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở mức sinh hoạt 1 (tối đa là 10m3 nước/hộ dân); Hỗ trợ 15% trên tổng hóa đơn tiền nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt phải trả của các hộ dân khác.

Bầu ơi thương lấy bí cùng...

Tất cả vì người dân Thủ đô, Hà Nội cũng không quên những người dân ngoại tỉnh là lao động tự do đang “mắc kẹt” tại thành phố vì dịch bệnh. Khi hình ảnh những người lao động bị mất việc làm, không có tiền và không thể về quê vạ vật nơi gầm cầu, góc phố vừa dấy lên mối lo ngại và niềm thương cảm trong cộng đồng, UBND TP Hà Nội đã kịp thời ban hành văn bản số 2647/ UBND-KGVX về việc hỗ trợ lao động ngoại tỉnh không có nơi cư trú trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Nhóm người lao động mất việc làm được các nhà hảo tâm tìm chỗ ở mới. Ảnh Tùng Giang
Nhóm người lao động mất việc làm được các nhà hảo tâm tìm chỗ ở mới (Ảnh: Tùng Giang)

UBND TP Hà Nội yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã linh hoạt, sáng tạo trong việc chăm lo, hỗ trợ nhu yếu phẩm cần thiết cho người lao động ngoại tỉnh gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 không có nơi cư trú; Chỉ đạo rà soát, lập danh sách; Tổng hợp, phân loại đối tượng đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 3642/QĐ-UBND và các chính sách đặc thù của thành phố; Khẩn trương hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết linh hoạt... tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giải quyết khó khăn của người dân.

Thành phố cũng yêu cầu các quận, huyện chủ động rà soát, bố trí nơi ở tạm thời để người lao động ngoại tỉnh gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 không có nơi cư trú đến tạm trú; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố có người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 xây dựng phương án đưa người lao động ngoại tỉnh trở về địa phương khi đủ điều kiện.

Không còn phải vạ vật nơi gầm cầu vượt bữa đói bữa no, anh Lò Văn May (21 tuổi, ở thị trấn Sông Mã, tỉnh Sơn La) như trút được phần nào gánh nặng. Cuộc sống ở quê khó khăn nên anh đành ra Hà Nội làm thợ xây. Làm được 8 tháng thì Hà Nội bước vào đợt giãn cách xã hội. Thất nghiệp, không có tiền tiêu, không có chỗ ở, anh May đành phải ra gầm cầu ngủ tạm. Rất may, anh May cùng một vài người khác đã được Công an phường Mỹ Đình 2 phối hợp cùng một số đơn vị thiện nguyện quan tâm, tặng quà động viên, sắp xếp chỗ ăn ở miễn phí trong thời gian giãn cách xã hội. Ngoài ra, phường Mỹ Đình 2 cũng sắp xếp đưa những người này đi xét nghiệm Covid-19.

“Mấy ngày trước, tôi còn hoang mang chưa biết phải sống như thế nào. Giờ đây, được bố trí chỗ ở, đối với tôi lúc này là may mắn vô cùng. Tôi chỉ mong Hà Nội sớm ổn định trở lại để trở về quê hương”, anh May cho biết.

Hà Nội trong những ngày tháng tới còn nhiều khó khăn nhưng chắc hẳn, mỗi người dân Thủ đô đều đang vững tin với những giải pháp và quyết sách từ các cấp chính quyền. Niềm tin ấy sẽ giúp thành phố sẽ có thêm “tấm lá chắn” phòng, chống dịch vững chắc, để từ đó tự tin chiến thắng dịch Covid-19, từng bước trở về trạng thái bình thường…

Tú Linh
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Tin khác
[Xem thêm]
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 3: Thủ đô tiên phong

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xử lý nghiêm khi phát hiện trồng và sử dụng cây thuốc phiện

Xử lý nghiêm khi phát hiện trồng và sử dụng cây thuốc phiện

TTTĐ - Tình hình trồng trái phép cây có chứa chất ma túy có diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi “lách luật”. Nếu không được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ lan rộng. Do đó, tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi trồng cây thuốc phiện, cây có chứa chất ma túy trái phép trên địa bàn.