
Nợ xấu vẫn ở mức cao, Chính phủ đề xuất kéo dài thời hạn thí điểm xử lý nợ xấu
TTTĐ - Đến ngày 31/12/2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu ở mức cao là 6,31%. Nợ xấu chưa xử lý theo Nghị quyết số 42 đến 31/12/2021 vẫn ở mức cao là 412,7 nghìn tỷ đồng. Xử lý nợ xấu theo hình thức khách hàng tự trả nợ giảm do dịch COVID-19 tác động đến tình hình tài chính của khách hàng.


Amway Việt Nam lần thứ ba vinh dự nhận giải thưởng Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2022

Bộ GD&ĐT tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023

Xinh tươi đến trường cả tuần với 5 cách mix match cực dễ, bạn đã biết?

Năm 2022, Hà Nội đầu tư 1.464 tỷ đồng để mua sắm thiết bị dạy học
Sáng 24/5, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Tờ trình về việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017.
Xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu
![]() |
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng |
Theo báo cáo của Chính phủ, trải qua gần 5 năm đi vào thực tiễn, các quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Công ty TNHH một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Việc thi hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã mang lại những chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu, góp phần không nhỏ vào kết quả công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
Lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết số 42, bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 tại thời điểm ngày 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.
Tính trung bình nợ xấu đã xử lý đạt khoảng 5,67 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn mức trung bình 3,25 nghìn tỷ đồng/tháng trong giai đoạn trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (từ năm 2012 - 2017).
Trong tổng số 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã được xử lý có 148 nghìn tỷ đồng là do khách hàng tự trả nợ (chiếm 38,93%), cao hơn so với mức 22,8% trung bình năm từ 2012-2017 do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng đã xử lý. Đồng thời, kết quả xử lý, bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của TCTD và VAMC đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 20,3%.
Bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2021-2025 được dự báo diễn biến khó lường, lạm phát gia tăng, xung đột Nga - Ukraine, đại dịch COVID-19 vẫn còn ảnh hưởng và tác động tới kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, không trả được nợ ngân hàng, bởi vậy nợ xấu có xu hướng tăng trong thời gian tới.
Đến ngày 31/12/2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu ở mức cao là 6,31%. Nợ xấu chưa xử lý theo Nghị quyết số 42 đến ngày 31/12/2021 vẫn ở mức cao là 412,7 nghìn tỷ đồng. Xử lý nợ xấu theo hình thức khách hàng tự trả nợ giảm do dịch COVID-19 tác động đến tình hình tài chính của khách hàng.
Cần thiết phải tiếp tục duy trì các chính sách của Nghị quyết số 42
Tuy nhiên, Nghị quyết số 42/2017/QH14 chỉ kéo dài 5 năm và sẽ hết hiệu lực thi hành sau ngày 15/8/2022. Khi hết hiệu lực thi hành, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của TCTD sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không được ưu tiên áp dụng một số chính sách được quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bày tỏ lo ngại việc thiếu hụt cơ chế, chính sách khuyến khích để hỗ trợ tổ chức tín dụng, VAMC xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm cũng sẽ kéo dài quá trình xử lý nợ xấu. Các khoản nợ xấu đang xử lý theo Nghị quyết số 42 chuyển sang xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan sẽ gây khó khăn cho TCTD khi tiếp tục xử lý khoản nợ xấu đó, dễ dẫn đến việc phát sinh những tranh chấp giữa TCTD và khách hàng.
Bên cạnh đó, các khó khăn, vướng mắc, bất cập, xung đột pháp lý giữa các văn bản quy phạm pháp luật ngành ngân hàng với các văn bản quy phạm pháp luật khác (đặc biệt liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu) nếu không được tiếp tục thực hiện thí điểm theo Nghị quyết 42 sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến trình xử lý nợ xấu, đặc biệt là quá trình xử lý TCTD yếu kém. Do đó, cần thiết phải tiếp tục duy trì các chính sách hiệu quả mà Nghị quyết số 42/2017/QH14 mang lại nhằm đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, tránh những tranh chấp phát sinh trong thực tiễn.
“Chính phủ đề xuất Quốc hội thông qua việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 đến ngày 31/12/2023; Đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV; Giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất nội dung cần luật hóa quy định về xử lý nợ xấu cùng với việc rà soát, hoàn thiện Luật Các TCTD và các luật có liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, trình Quốc hội chậm nhất vào kỳ họp đầu năm 2023”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đề nghị.

Sẽ tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách về dự án luật Luật Đất đai sửa đổi

Muốn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, cần có những những giải pháp mạnh mẽ, đột phá

Tăng cường liên kết vùng, phối hợp liên ngành để phát triển du lịch

Khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc bảo tồn, chống xuống cấp di tích

Xử lý nghiêm các trường hợp tung tin xấu độc, phản văn hóa trên mạng xã hội

Hà Nội triển khai 6 nhóm giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội
Tin tức 12/08/2022 10:22

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, đề nghị kỷ luật hàng loạt cán bộ
Tin tức 11/08/2022 23:00

Hà Nội yêu cầu các địa phương mở chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19
Tin tức 11/08/2022 21:27

Đưa hoạt động hợp tác giữa HĐND hai Thủ đô Hà Nội, Viêng Chăn đi vào chiều sâu
Tin tức 11/08/2022 19:14

Đề nghị các nước phối hợp tháo gỡ khó khăn, sớm cấp thị thực cho hộ chiếu mẫu mới
Tin tức 11/08/2022 19:04

Hàn Quốc hỗ trợ Hà Nội thiết bị xử lý rác thải thành phân bón hữu cơ
Tin tức 11/08/2022 13:30

Hà Nội: Nâng cao trình độ lãnh đạo cho 236 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý
Tin tức 11/08/2022 12:21

Phát triển đảng viên trong trường học, vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là chiến lược lâu dài
Tin tức 11/08/2022 10:58

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Hành động quyết liệt để hỗ trợ doanh nghiệp
Tin tức 11/08/2022 10:52

Phát huy trách nhiệm cao nhất trong thực hiện các dự án hạ tầng giao thông chiến lược
Tin tức 10/08/2022 22:29

Muốn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, cần có những những giải pháp mạnh mẽ, đột phá
Tin tức 10/08/2022 21:05

Hà Nội: Phân cấp, ủy quyền triệt để theo quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn
Tin tức 10/08/2022 17:55

Tăng cường thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm triển khai Đề án 06 của Chính phủ
Tin tức 10/08/2022 17:54

Khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc bảo tồn, chống xuống cấp di tích
Tin tức 10/08/2022 16:38

Doanh nghiệp Hà Nội và Viêng Chăn hợp tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch
Kinh tế 10/08/2022 16:23
Đọc nhiều

Thanh Hóa: Bắt đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy tại huyện Mường Lát

Bắt giữ đối tượng người nước ngoài đang bị Interpol truy nã

Cao Bằng: 8X mua bán trái phép chất ma túy

Người đàn ông tử vong dưới chân cầu Nhật Tân là chủ nhân bỏ lại xe Audi

Nhóm cướp nhí dùng dao chém người, cướp tài sản tại quận Hà Đông sa lưới

Cảnh sát đang điều tra vụ việc người phụ nữ tử vong giữa phố, nghi do mâu thuẫn tình cảm

Bắt giam đối tượng chuyên cướp dây chuyền của trẻ em để mua ma túy

Nghệ An: Hỗn chiến khiến 2 người chết tại chỗ, 2 người bị thương
Đáng chú ý

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Hành động quyết liệt để hỗ trợ doanh nghiệp

“Ơn nghĩa sinh thành” lan tỏa thông điệp gìn giữ giá trị nhân văn của người Việt Nam

Ban Chỉ đạo Trung ương hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực

Thường vụ Quốc hội thống nhất giao vốn kế hoạch cho Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Chuyển đổi số phải hành động cụ thể, đẩy mạnh các dịch vụ thiết thực với người dân
Rao vặt

SeABank năm thứ 2 liên tiếp được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á”

Xinh tươi đến trường cả tuần với 5 cách mix match cực dễ, bạn đã biết?

Được đánh giá cao về “E-S-G”, Vinamilk nhận giải phát triển bền vững 2022

BIDV hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

The Koradise - Điểm đến check-in mới của đảo Ngọc
