Tag

Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Nhìn ra thế giới 25/08/2019 11:41
aa
TTTĐ - Theo phân tích của Ngân hàng thế giới (WB), chất lượng nguồn nước kém đã làm giảm một phần ba tăng trưởng kinh tế ở những khu vực bị ô nhiễm.

Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Một con sông bị ô nhiễm nặng nề. Ảnh: AFP

Bài liên quan

Những trang trại rau trong lòng thành phố

Chọn “đường tắt” vào đại học danh tiếng cho con

Bất bình đẳng thu nhập toàn cầu gia tăng nhanh chóng

Mô hình trợ giúp thanh thiếu niên nhân văn tại Mỹ

10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

Nâng cao trách nhiệm của những người làm giáo dục

Áp lực học hành, nhiều sinh viên Mỹ trầm cảm

Theo ông David Malpass, Chủ tịch WB: “Chất lượng nước xấu đi đang kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng đến sức khoẻ, giảm sản xuất lương thực và góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói ở nhiều quốc gia”.

Kết quả phân tích của WB đã cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại các nước ở khu vực hạ lưu những con sông bị ô nhiễm nặng giảm 0,82%. Ở các nước có mức thu nhập trung bình, tác động thậm chí còn lớn hơn với mức tăng trưởng giảm một nửa. Trong khi đó, các quốc gia có thu nhập cao, GDP giảm 0,34%.

Vi khuẩn, nước thải, hóa chất và chất thải nhựa có thể làm giảm oxy trong nước và tăng độc tính. Theo WB, nguyên nhân chính làm ô nhiễm nguồn nước là nitơ. Đây là hóa chất đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, thường được sử dụng làm phân bón. Sau khi đi vào sông, hồ và đại dương nó biến đổi thành nitrat. Trẻ em tiếp xúc sớm với nitrat sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển trí não. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng lao động của người trưởng thành.

Ví dụ, nếu một hecta đất nông nghiệp tăng thêm 1kg phân bón có chứa nitơ, sản lượng nông nghiệp sẽ tăng tới 5%. Tuy nhiên, tình trạng chậm lớn ở trẻ cũng tăng lên 19% và thu nhập trong tương lai khi chúng trưởng thành sẽ giảm tới 2% so với những trẻ không bị nhiễm khí này.

Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Độ mặn trong nước cao do hạn hán, bão lũ và hoạt đông khai thác vô tội vạ làm ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nông nghiệp. Theo báo cáo của WB, chất lượng nước đi xuống đã khiến sụt giảm sản lượng nông nghiệp bằng lượng thực phẩm có thể nuôi sống 170 triệu người, tương đương với dân số của Bangladesh.

Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận mối quan tâm ngày càng tăng về các hạt vi nhựa và dược phẩm trong nguồn nước. Theo thống kê, hơn 90% trong số 8,3 tỷ tấn nhựa ước tính được tạo ra từ những năm 1950 chưa được tái chế. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra các hạt vi nhựa có trong khoảng 80% nguồn nước tự nhiên, 81% nước máy thành phố và 93% nước đóng chai.

Dược phẩm cũng đang xâm nhập vào nguồn cung cấp nước ở mức báo động. Theo báo cáo, một nhà máy xử lý nước thải của Ấn Độ phục vụ khu vực sản xuất thuốc lớn đã phát hiện nồng độ kháng sinh cao gấp 1.000 lần mức cho phép. Dược phẩm thường xâm nhập vào nguồn nước thông qua chất thải của người và động vật. Khoảng 30% - 90% hầu hết các loại thuốc kháng sinh có thể được bài tiết dưới dạng hoạt chất.

Do đó, WB kêu gọi các nước phối hợp hành động để giải quyết những tác động tiêu cực đến con người và môi trường do nguồn nước ô nhiễm gây ra. Ngoài ra, WB cũng đề xuất thực hiện các chiến dịch tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về ô nhiễm nguồn nước, nỗ lực ngăn chặn và làm giảm tình trạng này, đồng thời đầu tư công nghệ hiện đại để xử lý ô nhiễm nguồn nước...

Ngoài ô nhiễm nguồn nước, gần 1,8 tỷ người ở 17 quốc gia (tương đương 1/4 dân số thế giới) đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu nước trầm trọng. Trong đó, 12 quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi; khu vực Châu Á có hai quốc gia là Ấn Độ và Pakistan. Các điểm nóng còn lại là San Marino ở Châu Âu, Botswana ở Châu Phi và Turkmenistan ở Trung Á.

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm