Thứ năm 30/11/2023 10:58 Hotline: 0929242424 Email: tuoitrethudoonline@gmail.com congan.hanoi.gov.vn

Phấn đấu đưa Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Muôn mặt cuộc sống -
In bài viết

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1086/QĐ-TTg ngày 18/9/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Yên Bái: Tăng cường tư vấn việc làm cho học sinh, thanh niên Yên Bái: Một ngày thu hoạch quế cùng người dân Trấn Yên Yên Bái từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP đáp ứng thị trường khó tính Nơi kết nối cung ứng hàng hóa hai chiều giữa Hà Nội và Yên Bái
Phấn đấu đưa Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường

Phạm vi, ranh giới lập Quy hoạch tỉnh Yên Bái bao gồm toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Yên Bái, với tổng diện tích tự nhiên 6.892,67 km2, với 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và 7 huyện (Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình).

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển; khai thác hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo; Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, toàn diện, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc".

Bên cạnh đó, quy hoạch nhằm phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập"; Bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; Tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; Phấn đấu đưa Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Cụ thể, về kinh tế phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 8,5%/năm. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm khoảng 14,8%; Công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 39,0%; Dịch vụ chiếm khoảng 41,5%; Thuế sản phẩm, trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 4,7%. GRDP bình quân đầu người đạt trên 125 triệu đồng.

Phấn đấu đưa Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Về xã hội, tốc độ tăng dân số trung bình đạt 0,92%/năm. Tuổi thọ trung bình người dân đạt 75 tuổi; Số năm sống khỏe đạt tối thiểu 68 năm. Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2022-2025 giảm bình quân 3,3%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025; Giai đoạn 2026-2030 giảm bình quân 2,0 - 2,5%/năm theo chuẩn nghèo từng thời kỳ...

Đến năm 2050, tỉnh Yên Bái phát triển toàn diện, bền vững, xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; thuộc nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, là hình mẫu phát triển xanh của vùng và cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đô thị đồng bộ, thông minh, hiện đại. Bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy. Môi trường sinh thái được bảo vệ, xã hội hài hòa với thiên nhiên. Đời sống của người dân hạnh phúc. Quốc phòng - an ninh được bảo đảm vững chắc.

Phấn đấu đưa Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng

Về nông, lâm nghiệp, thủy sản, tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, bền vững.

Tỉnh khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh. Phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu, nâng cao chất lượng, hiệu quả rừng trồng gỗ lớn, phát triển dược liệu dưới tán rừng.

Yên Bái phát huy lợi thế so sánh, sự đa dạng các vùng sinh thái, phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản, hữu cơ, OCOP gắn với phát triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; Hình thành và phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; Thu hút, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Công nghiệp phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Tỉnh tập trung phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh như: Chế biến nông lâm sản gắn với khai thác, phát triển vùng nguyên liệu, trọng tâm là chế biến gỗ rừng trồng công nghệ cao, đưa Yên Bái trở thành một trong các trung tâm chế biến lâm sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Tỉnh quan tâm tới khai thác và chế biến sâu khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp; cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ; Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Đồng thời, phát triển hợp lý một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động địa phương như dệt may, da giày.

Yên bái cần ưu tiên lựa chọn các dự án công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, thân thiện với môi trường, công nghệ sinh học; Tiếp tục hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề gắn với chế biến, tiêu thụ nông lâm sản; Đẩy mạnh phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết chặt chẽ giữa công nghiệp với nông nghiệp và các ngành dịch vụ liên quan như: Thương mại, vận tải, logistics, xuất nhập khẩu…

Phấn đấu đưa Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Về dịch vụ, tỉnh sẽ tập trung nguồn lực phát triển một số ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế như: Du lịch, thương mại, giáo dục, đào tạo nghề, y tế, chăm sóc sức khoẻ, tài chính, ngân hàng, logistics, vận tải,... theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh.

Tinh chú trọng phát triển du lịch xanh, bản sắc, hấp dẫn, trở thành ngành kinh tế quan trọng; hoàn thiện hạ tầng du lịch, phát triển các tuyến du lịch, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, đưa Yên Bái trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của khu vực Tây Bắc với thương hiệu "điểm đến an toàn, thân thiện, bản sắc, hấp dẫn, ấn tượng".

Ngoài ra, quy hoạch yêu cầu tập trung đầu tư phát triển một số loại hình du lịch, như: Du lịch sinh thái, trải nghiệm; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa - lịch sử - tín ngưỡng; du lịch cộng đồng; Chú trọng phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, di sản văn hóa và các danh tham thắng cảnh...

Quy hoạch phát triển mới 4 khu công nghiệp, 16 cụm công nghiệp

Khu công nghiệp: Đến năm 2030, giữ nguyên diện tích 3 khu công nghiệp phía Nam, Âu Lâu, Trấn Yên; Mở rộng diện tích khu công nghiệp Minh Quân; Quy hoạch phát triển mới 4 khu công nghiệp: Y Can, Đông An, Thịnh Hưng, Lục Yên.

Cụm công nghiệp: Đến năm 2030, giữ nguyên diện tích 6 cụm công nghiệp Thịnh Hưng, Sơn Thịnh, Báo Đáp, Hưng Khánh, Đông An, Minh Quân; Quy hoạch phát triển mới 16 cụm công nghiệp; Đưa ra khỏi quy hoạch 3 cụm công nghiệp: Đầm Hồng, Bảo Hưng, Tây cầu Mậu A; Mở rộng 2 cụm công nghiệp Âu Lâu, Yên Thế; Giảm diện tích cụm công nghiệp Bắc Văn Yên.

Nhật Trường
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
TIN BUỒN

TIN BUỒN

Ban Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin, ông Lưu Văn Long, sinh năm 1949, là bố của đồng chí Lưu Thu Phương - phóng viên Ban Kinh tế, đã từ trần hồi 9h25' ngày 29/11/2023 ( tức 17/10 Âm lịch, năm Quý Mão), hưởng thọ 75 tuổi.
Tin khác
[Xem thêm]
Phát hoảng với hai phụ nữ nằm lăn ra đường xin tiền

Phát hoảng với hai phụ nữ nằm lăn ra đường xin tiền

TTTĐ - Đang di chuyển trên đường giờ tan tầm lúc nhập nhoạng tối, nhiều người điều khiển phương tiện giao thông giật mình, vội đánh lái để tránh va phải hai phụ nữ đang nằm dưới lòng đường Lạc Long Quân (đoạn qua ven hồ Tây, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) để xin tiền của những người qua lại.
Cảnh giác lừa đảo khi mua hàng trên sàn thương mại điện tử

Cảnh giác lừa đảo khi mua hàng trên sàn thương mại điện tử

TTTĐ - Thương mại điện tử đang phát triển mạnh tại Việt Nam kèm theo lượng khách mua hàng qua các sàn giao dịch trực tuyến tăng lên nhanh chóng. Thế nhưng, các quy định về chính sách khiếu nại chưa chặt chẽ nên nhiều đối tượng tìm cách "lách luật", lừa đảo người tiêu dùng, bán hàng giả, nhái, giao hàng không đúng mẫu mã...
Nestlé chung tay xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam

Nestlé chung tay xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam

TTTĐ - Bắt nguồn từ cam kết nâng cao quyền năng và trao quyền cho phụ nữ của Tập đoàn Nestlé và sứ mệnh thúc đẩy bình đẳng giới của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, chương trình “Nestlé đồng hành cùng phụ nữ” đã được hai bên triển khai từ 12/2020 với 9 tỉnh và mở rộng vào 11/2022 tại 21 tỉnh trên toàn quốc.
Xem phiên bản di động