Tag
Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng

“Phao cứu sinh” cho người lao động khó khăn do dịch Covid-19

BHXH & Đời sống 17/07/2021 14:03
aa
TTTĐ - Qua bốn làn sóng Covid-19 bùng phát ở Việt Nam, người lao động cảm nhận rõ hơn hết những tác động nặng nề của đại dịch đến đời sống cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh. Rất nhiều lao động bị mất việc làm, hàng triệu lao động phải tạm nghỉ, nghỉ giãn việc và giảm thu; Nhiều cơ sở sản xuất buộc phải ngừng hoạt động. Trước bối cảnh đó, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết 68/NQ-CP với gói hỗ trợ trị giá 26 nghìn tỷ đồng cùng với việc cắt giảm thủ tục, rút ngắn tối đa thời gian giải quyết để triển khai gói hỗ trợ nhanh, thuận lợi, đúng và trúng đối tượng.

Người dân vui mừng và mong mỏi được hỗ trợ

Khi được hỏi và chia sẻ thông tin về gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng có thể “chạm” đến những đối tượng dễ tổn thương nhất trong xã hội, đa số người dân đều cảm thấy vui và mong ngóng nhanh chóng tiếp cận được gói hỗ trợ này.

Chị Nguyễn Thị Nguyệt, sống tại thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, chủ một cơ sở mầm non trong khu đô thị mới Hồng Hà Eco City cho biết: “Hai năm trước, tôi mở một cơ sở mầm non tư thục. Ban đầu cũng khá nhiều cháu và thu nhập của tôi cũng như hai giáo viên trong cơ sở khá ổn. Vừa hoạt động được vài tháng thì dịch Covid-19 bùng phát, trường phải nghỉ liên tục, số trẻ theo học giảm dần, buộc chúng tôi phải đóng cửa cơ sở mầm non. Vài tháng nay, thu nhập của tôi chủ yếu trông vào việc đi làm thêm tại các gia đình nhưng nhu cầu ngày càng giảm vì tình hình kinh tế khó khăn do đại dịch, nhà nào cũng thắt chặt chi tiêu.

Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, không biết khi nào các con mới đi học trở lại. Tôi rất mong chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng sẽ có những hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể về thủ tục để những người gặp khó khăn thực sự do đại dịch được tiếp cận gói chính sách an sinh xã hội rất ý nghĩa này”.

Người dân mong mỏi được tiếp cận gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng khi hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ do Covid-19
Người dân mong mỏi được tiếp cận gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng khi hoạt động buôn bán, kinh doanh đình trệ do dịch Covid-19

Chị Đặng Thị Nga, một lao động tự do từ tỉnh lẻ lên Hà Nội thuê trọ ở Long Biên kiếm sống hơn 6 năm nay cho biết, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, thu nhập bấp bênh vì con còn nhỏ, chồng ốm đau liên miên.

"Cô nói, tôi mới biết đến Nghị quyết này. Tôi mong muốn được biết thêm thông tin về gói hỗ trợ và cách thức để được hưởng. Tôi rất cảm động vì sự quan tâm của Chính phủ đến lao động tự do như chúng tôi. Hy vọng, người lao động nghèo như tôi sẽ nhanh chóng tiếp cận được gói hỗ trợ này”, chị Nga chia sẻ.

Nghị quyết số 68/NQ-CP nêu rõ chính sách với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do): Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương.

Cùng với việc bổ sung nhiều nhóm thụ hưởng đã thể hiện tính nhân văn của gói hỗ trợ lần này. Theo chia sẻ của bà Bạch Liên Hương, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP lần này tuy kinh phí thấp hơn so với gói lần trước, song đã bổ sung nhiều nhóm thụ hưởng mới, chuyển hỗ trợ lao động tự do cho địa phương tự bố trí.

Đặc biệt, Nghị quyết cũng đưa ra 12 chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do đại dịch, thể hiện chính sách rất nhân văn, ý nghĩa và kịp thời của Đảng, Nhà nước ta. Ngoài bảo đảm an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ lần này sẽ góp phần phục hồi, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm đời sống và an toàn cho người lao động, nhất là những người đang tạm thời mất việc, lao động tự do.

Thủ tục thông thoáng, tối đa 7 ngày giải quyết

Gói hỗ trợ 26.000 tỷ mới được Chính phủ ban hành kỳ vọng giúp người lao động và người sử dụng lao động có “luồng sinh khí mới” để thực hiện mục tiêu kép. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP, Chính phủ đã xem xét rất thấu đáo khi triển khai Nghị quyết 68/NQ-CP với gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng, đặc biệt là vấn đề thủ tục hành chính.

Nếu như trước đây, gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng có những tiêu chí chặt chẽ, nhiều thủ tục, thời gian xem xét có khi phải đợi cả tháng nhưng nay thời gian xét thủ tục được rút ngắn chỉ còn 4 ngày và thêm 3 ngày để giải ngân, tức là tối đa 7 ngày tiền hỗ trợ sẽ đến tay người dân.

Theo khẳng định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tại buổi họp báo mới đây, chưa bao giờ có gói hỗ trợ nào "táo bạo" như lần này. Đây là gói hỗ trợ với thủ tục thông thoáng đến mức độ không còn gì để thông thoáng hơn. Tất cả vì mục đích hỗ trợ người lao động, chủ sử dụng lao động.

Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg đã quy phạm hóa việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 tại Nghị quyết số 68/NQ-CP. Hầu hết các nhóm chính sách đều được ấn định chậm nhất từ 7-10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của người dân, doanh nghiệp, các cơ quan liên quan phải giải quyết để chi trả tiền hỗ trợ sớm nhất cho người thụ hưởng. Tất cả đều nhằm giúp người lao động và người sử dụng lao động được tiếp cận, thụ hưởng một cách nhanh nhất, sớm nhất, đúng lúc nhất.

Theo tìm hiểu, thậm chí một số chính sách tính từ lúc người lao động gửi hồ sơ đề nghị (theo đúng quy định) thì tối đa trong 6 ngày làm việc, người lao động sẽ được nhận hỗ trợ. Trong trường hợp không hỗ trợ, Chủ tịch UBND tỉnh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng: “Phao cứu sinh” cho người lao động

Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng thiết thực, có tính khả thi cao với các thủ tục nhận hỗ trợ giảm 2/3

Theo ông Nguyễn Văn Cương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Phú Xuyên (Hà Nội), để bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng và công khai, đồng thời giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn, gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP đã giảm 2/3 thủ tục hành chính so với gói hỗ trợ lần trước. Tuy nhiên, việc cần thiết lúc này là các cấp ủy sẽ cùng vào cuộc với các cấp chính quyền, đơn vị chức năng để khẩn trương rà soát đối tượng được hỗ trợ trên địa bàn, bảo đảm khoản hỗ trợ đến đúng người một cách kịp thời nhất.

Theo quan điểm của bà Trần Thị Thanh Hà, quyền Trưởng ban Quan hệ Lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), cần có sự vào cuộc tích cực, quyết liệt và chủ động của UBND các tỉnh, thành phố trong việc xác định đối tượng bị tổn thương, để ban hành các chính sách cho phù hợp từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác. Cùng với đó, Chính phủ cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể, giảm bớt các thủ tục rườm rà và các tiêu chí quá chặt chẽ. Việc đơn giản thủ tục sẽ giúp người dân và doanh nghiệp được tiếp cận chính sách sớm nhất có thể.

Trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, gói hỗ trợ này là nỗ lực rất lớn của Nhà nước. Tuy nhiên mấu chốt vẫn nằm ở khâu triển khai sao cho thực sự hiệu quả, phải làm sao rút ngắn tối đa độ trễ chính sách. Bởi nếu chính sách hỗ trợ không đến với các đối tượng kịp thời thì khác nào người bị cấp cứu mà không được uống thuốc, điều trị trong "thời điểm vàng". Khi đó không những giảm đi ý nghĩa nhân văn của chính sách mà còn ảnh hưởng đến lòng tin của người dân.

Trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay, chắc chắn người lao động, người sử dụng lao động sẽ tiếp tục phải đối mặt với khó khăn, đặc biệt là người lao động ở những lĩnh vực bị ảnh hưởng sâu suốt thời gian qua như du lịch, giao thông vận tải, hàng không, lao động tự do... Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, từ chính sách đến thực thi luôn tồn tại những khoảng cách nhất định. Do đó, sự hỗ trợ nhanh, kịp thời của Nhà nước, của cộng đồng đến tay người dân lúc này là rất cần thiết.

TP HCM triển khai hệ thống tiếp nhận phản ánh đề nghị cứu trợ khó khăn Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH thông tin về gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng cho người lao động và doanh nghiệp Người khó khăn do dịch Covid-19 mong chờ gói hỗ trợ của Chính phủ

Đọc thêm

Trao tặng bảo hiểm y tế cho học sinh khó khăn huyện biên giới BHXH & Đời sống

Trao tặng bảo hiểm y tế cho học sinh khó khăn huyện biên giới

TTTĐ - Công an tỉnh Đắk Nông vừa tổ chức trao tặng 175 thẻ bảo hiểm y tế và quà nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện biên giới Cư Jút.
Tích cực vận động Nhân dân không dùng tiền mặt BHXH & Đời sống

Tích cực vận động Nhân dân không dùng tiền mặt

TTTĐ - UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tiếp tục tập trung tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thuộc diện được hưởng chính sách an sinh xã hội thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng để thực hiện chi trả không dùng tiền mặt.
Tích cực đổi mới hoạt động truyền thông trên mạng xã hội BHXH & Đời sống

Tích cực đổi mới hoạt động truyền thông trên mạng xã hội

TTTĐ - Ngoài những hình thức truyền thông theo hình thức truyền thống như truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, phát thành, tờ rơi, tờ gấp, băng rôn...), BHXH TP Hà Nội còn tích cực truyền thông trên các mạng xã hội như Zalo, TikTok hay Facebook.
Thực hiện nghiêm quy định về quản lý thu, thanh tra chuyên ngành BHXH BHXH & Đời sống

Thực hiện nghiêm quy định về quản lý thu, thanh tra chuyên ngành BHXH

TTTĐ - BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 4331/BHXH-TTKT gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là các tỉnh, thành phố) về việc tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về quản lý thu, thanh tra chuyên ngành và xử phạt vi phạm hành chính.
Hà Nội: Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bền vững BHXH & Đời sống

Hà Nội: Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến chính sách an sinh xã hội như hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho các đối tượng theo quy định của Trung ương và một số nhóm đối tượng đặc thù của thành phố. Đây được xem chính sách phù hợp với tình hình thực tế nhằm phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô.
Chậm đóng bảo hiểm xã hội, 3 doanh nghiệp bị xử phạt Xã hội

Chậm đóng bảo hiểm xã hội, 3 doanh nghiệp bị xử phạt

TTTĐ - UBND TP Đà Nẵng vừa có quyết định xử phạt hành chính 3 doanh nghiệp vì chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của người lao động.
Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1-2/2024 vào cùng kỳ chi trả BHXH & Đời sống

Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1-2/2024 vào cùng kỳ chi trả

TTTĐ - BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan Bưu điện tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1, tháng 2/2024 vào cùng kỳ chi trả tháng 1/2024, đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời tới người hưởng.
Quyết liệt đôn đốc thu, giảm tỷ lệ chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN Xã hội

Quyết liệt đôn đốc thu, giảm tỷ lệ chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN

TTTĐ - BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH các tỉnh) tăng cường thực hiện các giải pháp đôn đốc thu, giảm nợ tiền chậm đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Quy định mới khi thực hiện thủ tục hành chính ngành BHXH BHXH & Đời sống

Quy định mới khi thực hiện thủ tục hành chính ngành BHXH

TTTĐ - BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 4144/BHXH-VP gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc không yêu cầu công dân nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành BHXH Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Tích lũy khi trẻ, vui khỏe khi già Xã hội

Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Tích lũy khi trẻ, vui khỏe khi già

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội phối hợp Bưu điện thành phố Hà Nội tổ chức lễ ra quân tuyên truyền bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình. Chương trình được tổ chức đồng loạt tại 30 quận, huyện, thị xã.
Xem thêm